Hết niên học 1968 – 1969 là
chia tay nhau dưới mái trường trung học Thoại Ngọc Hầu – Long Xuyên để ra ngoài
đời, chỉ còn một ít tiếp tục học hết năm đệ Nhất. Tôi chia tay sớm vì rớt Tú
Tài I, kể từ ấy đến nay không gặp lại Lâm Sơn Dũng, nhà thơ học sinh đã nổi
tiếng từ năm 1969 của lớp đệ Nhị C năm nào.
Hôm rồi ghé Hội VHNT tỉnh An
Giang, gặp anh Mai Bửu Minh , hội trưởng hỏi thăm về Lâm Sơn Dũng, được biết
anh Dũng là hội viên của hội, anh Minh cho số điện thoại của anh Dũng và gởi
tặng tập thơ Đưa Người Qua Sông của Lâm Sơn Dũng, do Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ
Thuật An Giang liên kết xuất bản năm 2012.
Mừng quá, gặp thơ như thấy
được người, người bạn học cùng lớp năm xưa ….
Tựa của tập thơ cũng là tựa của
một bài thơ trong tập thơ, làm tôi liên tưởng đến ngay 4 câu thơ :
Đưa
người, ta không đưa sang sông.
Sao
có tiếng sóng ở trong lòng.
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt.
Sao đầy hoàng hôn, trong mắt
trong .
(Tống Biệt Hành của Thâm Tâm)
Bài thơ ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG .
Người qua sông … nhìn tôi đắm đuối.
Chiều mênh mông tím nhạt con đường.
Gió
vẫn vơ, lá rơi buồn tủi.
Chim
gọi lạc bầy, bóng uyên ương .
Người qua
sông … lòng tôi hiu quạnh.
Dòng nước trôi lành lạnh vô tình.
Vạt nắng nghiêng đôi bờ mỏng mảnh.
Con cá buồn lên ngóp lặng thinh.
Người qua sông … tình tôi ngộp thở.
Vầng trăng xa mắc nợ chân trời.
Cây
sậy trách người đi, kẻ ở.
Đứng gục đầu, bặt tiếng, im hơi.
Người qua sông … đời tôi tách biệt .
Bóng mù sương áo lụa bồng bềnh.
Tóc xõa bay che màu mắt biếc .
Kỷ niệm dập dềnh, ký ức
lênh đênh.
LÂM SƠN DŨNG
Trước tiên là có lẽ anh Dũng
thường làm thơ Qua sông là vì lúc nhỏ đi học phải qua sông, đến lúc đi dạy học
ở Mỹ Hội Đông cũng phải qua sông, nay nhà ở (cồn Bà Hòa, huyện Châu Thành – An
Giang) cũng phài qua sông ?.
Viết ít dòng nầy, không có ý
khen hay chê tập thơ nầy, vì không biết gì về thơ mà khen chê nổi gì, chỉ xin
nhắc lại những kỷ niệm thời đi học với Lâm Sơn Dũng mà thôi.
Niên học 1968 – 1969, lớp
Nhị C chúng tôi tự góp vốn, góp thơ in được 2 tập thơ, tự phát hành luôn, mỗi
tập 1.000 số, nơi phát hành là các trường trung học lân cận : trung học Thủ Khoa Nghĩa – Châu Đốc, trung
học Thốt Nốt, trung học Tạ Thu Thâu – Lấp Vò, trung học Sa Đéc, trung học Mỹ
Luông …. Đi bán thơ có anh Phan Văn Bảy, Nguyễn Thị Hoàng Việt, Kim Chi, Kim
Son, Võ Phước Triệu, Trịnh Kim Thuấn ……
Tập Mùa Xuân Quê Hương, anh
Dũng có bài Mười Thương .
Tập Thi Tuyển Tình Ca anh
Dũng có 2 bài : Đoàn Xe Vào Thành Phố và Qua Sông. (lại Qua Sông !!!).
Thời ấy, thời học sinh mà
anh Dũng làm bài thơ Qua Sông, thể thơ 6 chữ, thật lạ và độc đáo. Hôm nay đọc
hết tập thơ Đưa Người Qua Sông của anh, gặp lại 8 bài thơ thể 6 chữ trong số 55
bài . Gồm : Rồi cũng vô tình, Con mắt chiều, Còn lại nỗi đau, Mắt xưa, Người không
trở lại, Hương xưa, Gọi tình xưa và Có khi về thăm chốn xưa .
Các bài thơ trong tập thơ
không ghi ngày làm, nhưng thấy tình cảm của nhà thơ, nhà giáo Lâm Sơn Dũng vẫn
dạt dào, lai láng … xem kỹ 8 bài thơ ghi trên, tôi thấy sao cái hồn thơ vẫn
không bằng bài thơ Qua Sông ngày nào mà Dũng làm hồi còn đi học . (có chi không
phải. Xin thứ lỗi nhé !)
QUA
SÔNG .
Sầu lên rồi ! Thôi buồn ơi !
Đan tay gầy, khóc chuyện đời.
Đò qua sông … Dòng nước lạnh.
Chiều xuống rồi … nắng long lanh.
Mắt mù sương, nhìn cô đơn.
Tím
hoàng hôn, sóng chập chờn.
Cánh
chim nào ? Còn lạc lõng ?
Gót
chân nầy … Còn long đong .
Toàn tập thơ là tình tứ,
tình cảm là chờ mong, nỗi nhớ … chứ
không thấy viết về những nỗi niềm, nỗi đau nhân thế ! Hay tác giả đã để dành
vào tập thơ khác. Còn nhớ nhừng năm chiến tranh khốc liệt ( tết Mậu Thân … 1969
… ở miền Nam
), anh Dũng đã viết :
ĐOÀN
XE VÀO THÀNH PHỐ
Đoàn xe vào
thành phố.
Đêm đen lạnh
chiến bào,
Tiếng động
buồn rần rộ.
Lưỡi lê buồn
dựng cao.
Đoàn
xe vào thành phố.
Cát bụi bay mịt mù.
Người đi từ hầm hố.
Người về từ biên khu.
Đoàn xe vào
thành phố.
Những con mắt
vươn nhìn,
Từng mặt mày
gian khổ.
Ngồi cúi đầu lặng thinh.
Đoàn xe vào thành phố.
Rồi xa dần con lộ.
Đầu
mũ nâu lố nhố,
Đầu súng nào lô nhô ?
Lớn lên mình chợt hiểu.
Non nước mình buồn đau.
Quê hương mình nhược tiểu.
Tủi nhục mình dâng cao .
(Đoàn xe vào thành phố - Lâm Sơn Dũng).
Đọc qua rất cảm động, các
thầy cô xem giật mình khen : thơ phản chiến, hay !
Bạn học trong lớp cùng có 2
nhà giáo là Chính Văn (Trần Văn Khinh), Thiện Bằng (Võ Phước Triệu), cũng là
hội viên hội VHNT An Giang, nay đã mất….
Trong lớp còn có các bạn là
nhà giáo cũng có làm thơ như Võ Văn Thả, Lê Thanh Y, Lê Quang Trinh, Đổ Kim Lứa nhưng không phải là nhà thơ vì số
thơ làm ra ít và không hay ….
Nay đã quá hơn nửa đời người
rồi , chuyện thế sự, mất còn tựa chiêm bao , còn sống được đến nay cũng phúc
phận lắm rồi . Ngồi ghi lại mấy dòng gởi đến nhà thơ , nhà giáo Lâm Sơn Dũng
làm kỷ niệm .
16/12/2013 TRỊNH KIM THUẤN .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét