Khoãng năm 1967 – 1969, ông
Giáo sư, nhà báo, nhà văn Lý Chánh Trung có bài viết hằng tuần trên mục “Những
ngày buồn nôn” vào ngày thứ bảy trên báo TIN SÁNG ờ Sài gón, tôi còn nhớ có mấy
bài rất hay làm chuyển biến tư tưởng trong đám học sinh chúng tôi thời ấy :
Những con vật hai chân (viết về ông Rockefferler Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ ra
lệnh cho các phi công Mỹ ném bom xuống miền Bắc), Nói với người đã khuất ( số
tháng 10/1969 viết về Hồ Chủ Tịch vừa từ trần ở miền Bắc, bài viết rất hay…),
Những bầy kên kên dưới chân cây thập giá (viết về Phong trào không liên kết của
thế giới và chuyến đi sang Mỹ của Phó
Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (ở miền Nam) với những kẽ sống và làm giàu nhờ vào
chiến tranh thời ấy……
Kỹ niệm 1000 năm Thăng Long
đã đi qua được gần 3 năm, thế nhưng 1 số bộ phim được sản xuất để chào mừng dịp
lễ nầy đến nay vẫn chưa được ra mắt khán giả, thậm chí bộ phim “Thái sư Trần
Thủ Độ” được phát miễn phí mà các đài truyền hình còn chưa muốn nhận. Số phận
một bộ phim ngốn đến 57 tỷ đồng tiền ngân sách thành phố cho 30 tập, không khác
nào những công trình tiền tỷ sinh ra để “ cháo” nhưng cũng không ai thấy “mừng”
cho sự tốn kém của chúng . . . . . . . .
(Tranhung 09 ngày 18/8/2013).
Khoan nói đến việc tốn kém tiền
tỷ của bộ phim “Thái sư Trần Thủ Độ” mà nói đến cái tựa của bộ phim.
Đại lễ : Ngàn năm Thăng Long
– Hà Nội, là nhắc lại, nhớ lại công đức của vua Lý Thái Tổ, người khai sáng ra
triều đại nhà Lý, người có tầm nhìn rộng, thấy xa, quyết định dời đô từ Hoa Lư
(cố đô của Đại Cồ Việt) về thành Đại La (hay La Thành) ngày nay là Hà Nội, vì
thấy Hoa Lư chật hẹp, không thể mở mang ra làm chỗ đô hội được.
Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ 1
(1010) thì khởi sự dời đô, khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy
rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi
nhận : Bề tôi đều nói “ Bệ hạ vì thiên hạ lập kế lâu dài, trên cho nghiệp đế
được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được giàu có, điều lợi như thế, ai
dám không theo “. Vua cả mừng ….(Bách Khoa toàn thư WIKIPEDIA)..
Phim thời nhà Lý có 2 bộ :
“Lý Công Uẩn” đầu tư 100 tỷ đồng và “Huyền sử Thiên đô” đầu tư 60 tỷ đồng, đến
nay phim ế … cũng cho là được đi (lỡ rồi biết làm sao đây ?) . Phim hay hay dở
cái tựa phim nghe qua cũng được, nhưng tại sao lại chen vào bộ phim “Thái sư
Trần Thủ Độ” ?
TRẦN THỦ ĐỘ
: . . . . . . năm 1224, ông được phong làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Vua Huệ Tông
và vợ tức chị họ của ông là Trần Thị
Dung có 2 con gái, người em tên là Phật Kim, được phong là Chiêu Thánh công
chúa, ông ép Huệ Tông lên ngôi Thái Thượng Hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim
tức Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới lên 7 tuổi. Sau đó ông đưa con của Trần Thừa là
Trần Cảnh (sau nầy là Trần Thái Tông), mới 8 tuổi vào hầu Lý Chiêu Hoàng, rồi
dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi sang họ Trần vào cuối
năm 1225. Nhà Trần thay nhà Lý bởi tay Trần Thủ Độ, Thượng hoàng Huệ Tông bị ép
đi tu, truất làm sư Huệ Quang ………. Năm 1232, nhân lúc tôn thất nhà Lý về quê
ngoại ở làng Hoa Lâm (nay là xã Mai Lâm, huyện Gia Lâm – Hà nội) làm lễ cúng tổ
tiên, ông đã làm bẫy sập chôn sống nhiều tôn thất nhà Lý, bắt những người sống
sót đổi sang họ Nguyễn và những họ khác, để trừ tuyệt hậu họa ( theo Bách Khoa
toàn thư – WIKIPEDIA).
Công lao của Trần Thủ Độ
trong việc chống giặc Nguyên – Mông rất lớn, không ai phủ nhận, nhưng qua việc
soán ngôi của nhà Lý và tàn sát các tôn thất nhà Lý thì quá ư tàn bạo, có 1 chi
nhà Lý phải bôn tẩu đến tận nước Triều Tiên là Lý Long Tường … thì cớ chi phải
bỏ ra hàng chục tỷ đồng để dựng bộ phim nầy. Nếu Vua Lý Thái Tổ có linh thiêng,
chẳng phải đau lòng lắm ru ! và thốt lên : “Cái đám nầy thật khéo trêu cợt lịch
sử hay sao ?”
Thôi thì, theo thiển ý của
tôi : bộ phim nầy khi nào có các cuộc hội thảo về Hoàng Sa, Trường Sa đem ra
chiếu cũng được sẽ có ý nghĩa hơn, nói về chiến thắng lẫy lừng chiến thắng giặc ngoại xâm, bỏ đi thì rất uổng
!
Còn nhớ, cac báo chí thời ấy
… khoãng năm 2007 – 2008 khi biết được ý định của Nhà nước – UBND Thành phố Hà
Nội sẽ đầu tư hàng trăm tỷ đồng để làm phim 1000 năm Thăng Long, các nhân sĩ,
các học giả … đã lên tiếng mạnh mẽ khuyên ngăn : Lám 1 bộ phim đồ sộ, chỉ để
chiếu 1 đôi lần rồi thôi sao ? Chi bằng dùng số tiền ấy đầu tư vào huyện Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh (hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang ngày xưa) là quê quán
của Lý Thái Tổ : 1 bệnh viện hoặc 1
trường học thì có ý nghĩa thiết thực hơn, một cách báo hiếu với tiền nhân …
Hỡi ôi ! Ba bộ phim : 217 tỷ
đồng, thì xây dựng được bao nhiêu nhân nghĩa, bao nhiêu dân nghèo hưởng được
phúc lợi nầy ?
. . . . . . . . . .
Vậy là có phát sóng những bộ
phim nầy nữa hay không, cũng chẳng ai quan tâm, không phải ai chịu trách nhiệm
, tiền “chùa” mà. Chào mừng kỹ niệm 1000 năm Thăng Long thì cũng qua rồi, giờ
có muốn “chào” ra mắt khán giả cũng chẳng ai “mừng”, âu cũng coi như đây là
những cơn “Bão rớt” của phim ngân sách. Chỉ có “ông chủ đầu tư” mang tên “toàn
dân” cho những bộ phim kia là xót, bởi tới tối vẫn phải ngồi ngồi “giải trí”
trước những hạt sạn to đùng, cố nuốt cho trôi ngù gà, ngủ gật trước màn hình TV để lấy sức
sáng mai đi làm, lãnh tiền đóng thuế tiếp. ( Những bộ phim chào mừng 1000 năm
Thăng Long, muốn “chào” cũng không ai “mừng”. TranHung 09 ngày 18/8/2013).
Trong bài viết : Những bầy
kên kên dưới chân cây thập giá của Lý Chánh Trung có đoạn : ….. Tôi nằm mơ thấy có bầy kên bu lại nơi cây
thập giá và trên cây thập giá là Chúa của tôi …..
Kính bẫm : Vua Lý Thái Tổ
cùng các bậc tiền nhân . Chúng con bó tay rồi các ngài ạ ! Xin thấu hiểu cho
tấm lòng nầy .
19/8/2013 TRỊNH-KIM-THUẤN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét