Tuy nhiên vẫn còn những điểm sáng mà xã hội cần tôn vinh bởi trong số “thầy
thuốc” ấy, vẫn còn những con người dũng cảm như bác sĩ Hoàng Thị Nguyệt, bác sĩ
Phan Thị Nam Đông và y tá Khuất Thị Định đã bất chấp hiểm nguy, dám đứng lên
đưa sai phạm ra ánh sáng để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người bệnh và bảo vệ
sự trong sạch của ngành mình.
Các chị đã trả lại niềm tin bị đánh cắp cho cộng đồng và cho dù chỉ là những điểm sáng le lói trong bối cảnh có quá nhiều bê bối tiêu cực, xuống cấp của ngành y tế, nhưng trong lòng đông đảo nhân dân các chị thực sự là những anh hùng.
Các cơ quan chức năng vào cuộc, những kẻ sai phạm sẽ phải
hầu tòa và những ồn ào của vụ việc sẽ qua đi. Nhưng có một câu hỏi lớn còn đó
như một tiền lệ “hậu tiêu cực” nhức nhối trong xã hội ta thời gian qua đó là số
phận những con người tố cáo sai phạm như các chị Nguyệt, Đông và Định rồi sẽ ra
sao? Liệu các chị có còn được yên ổn sống, công tác mà không bị nghi kỵ hiềm
khích đến mức bị cô lập hóa và vô hiệu hóa… của đồng nghiệp và lãnh đạo cơ quan
nơi các chị làm việc?
|
|
Chẳng phải thầy giáo Đỗ Việt
Khoa, người làm vỡ tung những gian lận thi cử tại Hà Tây năm 2006, sau khi được
tôn vinh là “người đương thời” cũng đã bị một số phụ huynh, đồng nghiệp, lãnh
đạo các trường…“phản đòn” khiến thầy phải chịu một số phận… bầm dập, đến mức có
lúc buồn chán muốn bỏ nghề đó sao?
Sự “phản đòn” của cơ quan công
tác là không thể lường hết được nếu có người phanh phui những tiêu cực có tính
hệ thống của nó. Bác sĩ Hoàng Thị Nguyệt đã trải qua những ngày tháng căng
thẳng, vất vả… vì hành động chống tiêu cực của mình. Bản thân chị cũng đã bị 40
cán bộ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức “tố ngược”.
Dĩ nhiên sau đó 100% những người
“tố ngược” bác sĩ Nguyệt đều rút đơn nhưng động thái này cho thấy áp lực nặng
nề mà người chống tiêu cực phải chịu đựng như thế nào.
Theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy
Phạm Quang Nghị, Sở Y tế Hà Nội đã trao giấy khen cho bác sĩ Hoàng Thị Nguyệt,
bác sĩ Phan Thị Nam Đông và y tá Khuất Thị Định về thành tích tố cáo sai phạm ở
Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Tuy nhiên cái cách mà Sở Y tế Hà Nội trao giấy khen
kèm “món tiền còm” cho các chị trong một buổi lễ tổ chức cẩu thả, sơ sài, tùy
tiện và chớp nhoáng… đã bị nhiều người cho là phản cảm.
Dường như với động thái trên, cơ
quan chủ quản của Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức muốn ngầm truyền đi một thông điệp
nào đó về hành vi chống tiêu cực này? Trong buổi lễ trao thưởng đó, bác sĩ
Nguyệt đã khóc. Không biết những giọt nước mắt đó là vui mừng hay xót xa, lo
lắng cho số phận không mấy tốt lành đang chờ những người chống tiêu cực như các
chị ở những tháng năm sắp tới?
Trong bối cảnh mà hai lĩnh vực
liên quan đến sự hình thành nhân cách và thể chất con người là giáo dục và y tế
nước nhà đang ngày càng bị thương mại hóa một cách tàn nhẫn, đang xuống cấp
nghiêm trọng thì việc tố cáo tiêu cực là một hành động mang đầy tính rủi ro.
Tin rằng số phận các chị Nguyệt,
Định và Đông, “hậu” vụ tiêu cực đáng xấu hổ này sẽ không chịu cảnh bi đát như
thầy Khoa năm nào. Chúng ta lạc quan vì vẫn còn những người thầy giáo và thầy
thuốc cao quý đã "cảm tử" cho sự lương thiện và tử tế lên ngôi ở đất
nước này.
Bài viết thể hiện văn phong và
quan điểm riêng của tác giả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét