Riêng gởi ông Lâm Điền Báo Lao Động số 190
ngày thứ hai 19/8/2013 .
Đọc bài phóng sự : Lãng quên
“tượng đài văn hóa” Nguyễn Hiến Lê, trên báo Lao Động số 190 ngày 19/8/2013 của
phóng viên Lâm Điền, tôi rất ngạc nhiên về cách viết và dùng từ trong bài viết
nầy :
- Trớ trêu thay, sau tạ thế,
ông đã bị một bộ phận người làm công tácquản lý ở 1 số tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long đối xử lạnh
lùng đến rơi nước mắt .
- Đồng bằng Sông Cửu long
đang là vùng trủng văn hóa của cả nước, vậy mà người ta sẳn sàng “lãng quên”,
sẳn sàng “hạ bệ”
con người và văn nghiệp đồ sộ của cụ Nguyễn Hiến Lê.
- Sau hàng loạt những sai
lầm, giờ đến lúc chúng ta không được phép để xảy ra thêm những sai lầm nào nữa
trong ứng xử với học giả Nguyễn Hiến Lê .
. ………………………( Lâm Điền .)
Ông Nguyễn Hiến Lê là nhà văn
độc lập, sau đó có nhà xuất bản cũng độc
lập , đời sống chuẩn mực, vô cùng giản dị. Ông từng nói : “ Trong cuộc sống
thường ngày, về mặt văn hóa thì trên trung bình, về mặt vật chất thì nên dưới
trung bình, cương quyết không làm chính trị (sau cái chết của thi sĩ Việt Châu,
con của người bác ruột của ông, theo giáo phái Phật Giáo Hòa Hảo bị lực lượng
Việt Minh giết tại Cần Thơ, trong cuộc đi thương thuyết)..(Hồi ký Nguyễn Hiến
Lê).
………………..
Trở về Nguyễn Hiến Lê : ….. Thế rồi
Cô cho biết lúc Thầy còn sống, Thầy có dặn rằng : Việc tang ma của Thầy phải
làm hết sức đơn giản và chỉ cho vài người thân biết thôi …. Cô quyết định quàn
lại một hôm, rồi sáng hôm sau, tức ngày thứ hai, lúc 8 giờ là đưa đi hỏa thiêu
ở An Dưỡng Địa trong Phú Lâm, đúng theo ý muốn của Thầy là làm đơn giản, không
phô trương rườm rà. Nhà tôi thấy Thầy bình sanh Thầy thường ưa thích cảnh đẹp,
bèn gợi ý với Cô nên đưa Thầy đi hỏa thiêu ở Thủ Đức vì nơi đó gần một ngôi
chùa nằm trên đồi cao gió lộng , phong cảnh hữu tình ….. Cô đồng ý ………..Chiều
lại các bạn thân của Thầy đến, trong số đó tôi chỉ biết có cụ Phết, cụ Giản
Chi, cụ Vương Hồng Sển, bác sĩ Đổ Hồng Ngọc, ông Lê Ngộ Châu. Ai nấy đều rầu
buồn và sửng sốt vì tin dữ đến đột ngột quá …. Người nào cũng đều lặng lẽ cắm
nhang, xá hoặc lạy và tỏ ý thương tiếc không quàn lâu hơn, rồi đề nghị dời lễ
động quan qua thứ Ba 25.12.1984 để bạn bè từ xa kịp đến tiễn đưa. Nhưng vì Cô
muốn theo ý của Thầy tránh làm rùm beng, chỉ cần càng đơn giản là càng tốt……… (
trích Ân sư Nguyễn Hiến Lê : Những ngày cuối đời của Quế Kế . VietStudies đã được đăng trong tập kỷ yếu
của Hội Cựu học sinh Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu Long xuyên – An Giang năm
2012 ).
…………………………………………………………………….
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc : Năm 1984, khi cụ mất thì tro cốt được cụ bà Nguyễn Thị
Liệp đưa về Long Xuyên, để trong 1 ngôi tháp mộ nhỏ, khiêm cung, đặt ngay trong
sân nhà ở 92 đường Tôn Đức Thắng. Sau đó được dời về chùa Phước Ấn , ở ngã tư
Cây Bường, thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Nếu đi từ Long
xuyên, qua bắc Vàm Cống một quảng đường tới Cầu Cây Bường, rẽ phải chừng cây số
sẽ đến chùa. Lâu nay cũng có nhiều đoàn ghé thăm, thắp nén nhang cho cụ Lê.
……………………………………………………………..
```` Tôi vừa cảm kích, vừa
băn khoăn. Cảm kích vì tấm long của các bạn trẻ từ phương Bắc như đã vừa phát
hiện ra một Nguyễn Hiến Lê tận phương Nam xa xôi, còn ngại ngần vì thấy hình
ảnh các em mặc áo phông in hình cụ Lê, mang cờ có ảnh cụ Lê và câu chữ :”Học
làm người với Nguyễn Hiến Lê”…. Vì thế, tôi trả lời : “Rất cảm kích, nhưng các
cháu nhớ là cụ Lê là một người rất khiêm cung, không thích sự ồn ào, vì thế các
cháu nên học với cụ tinh thần tự học và giữ sự tĩnh lặng, không khoa trương.
Bác thấy (…) đó không phải là tính cách của cụ Lê (…)………( trích bài : Những “hạt mầm” đã vươn lên của Bác sĩ Đỗ
Hỗng Ngọc . VietStudies.)
Như thế, theo tôi nghĩ : ông
Nguyễn Hiến Lê khi sống và khi mất đều đúng theo tâm nguyện của ông. Giản dị,
khiêm cung , phần tro cốt của ông và đệ nhị phu nhân được để trong tháp mộ
trong phần đất chùa Phước Ân, không gian trang nghiêm, tĩnh lặng, trong chùa có
bàn thờ của ông và đệ nhị phu nhân, …. Nhưng ông có lạnh lẽo đâu, vì có nhiều
đoàn, nhiều người đến viếng kia mà , hàng ngày chùa vẫn thắp hương trên bàn thờ
của ông kia mà ….
Đâu có gì đâu mà Lâm Điền gọi là : Đối xữ lạnh lùng đến rớt nước mắt .
Trong bài viết,
Lâm Điền có ý trách chánh quyên tỉnh Đồng Tháp và huyện Lấp Vò là 14 năm nay
bảo là không hề hay biết trong địa phận của mình lại có một “Tượng
đài văn hóa” lớn như thế
.
………… Không chỉ có
vậy, từ năm 2009 đã có nhiều người bức xúc sự thiếu quan tâm của cơ quan chức
năng trong đầu tư đường xá, tôn vinh nơi an nghỉ của “
một trong những học giả lớn của Việt Nam trong thế kỷ 20”, đã
viết báo và trực tiếp “gõ
cửa” chánh quyền địa phương. Ông Trương Vĩnh Khánh, đang sinh sống tại Lấp Vò
cho biết cụ thể : “Ngay từ năm 2009, khi từ Bình Định vào đây sinh sống, tôi đã
biết và viếng mộ cụ Nguyễn Hiến Lê. Thấy đường xá chật hẹp và ghồ ghề, tôi báo
cáo lên lãnh đạo ở huyện Lấp Vò “ Vì vậy nếu nói không biết, không có thông
tin là khó chấp nhận . (theo Lâm Điền báo Lao Động số 190). Bài
báo cùng bức ảnh ông Trương Vĩnh Khánh bên bảo tháp của cụ Nguyễn Hiến Lê.
Xin thưa với ông
Lâm Điền (tác giả bài báo) : ông Trương Vĩnh Khánh nói dóc rồi ông Lâm Điền ôi
! Cái nầy thật oan cho Ủy Ban Nhân Dân huyện Lấp Vò quá !
Tôi Trịnh Kim
Thuấn xác nhận : Lần đầu tiên ông Trương Vĩnh Khánh đến viếng mộ cụ Nguyễn Hiến
Lê là vào lúc 9.30 – 10 giờ ngày 04/4/2013 nhằm ngày 24/2 âm lịch – lễ Thanh
Minh, vì hôm ấy tôi cùng đi chung với ông Khánh kia mà, cùng đi còn có nhà văn
Vũ Ngọc Tiến ( tác giả quyển tiểu thuyết lịch sử :Sóng Hận Sông Lô) và anh
Hoàng bạn thân của anh Tiến. đến chùa Phước Ân bằng ô tô riêng của anh Hoàng nghĩa là đường xá không còn chật hẹp, gồ ghề nữa .,trên xe không ai biết
đường, tôi điện thoại cho anh Thoại, cựu Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh (xã sở
tại) chỉ đường đến Chùa Phước Ân . (Mời đọc bái Báng bổ tiền nhân. Trinh Kim
Thuấn. Trannhuong.com).
Năm 1973 ,chánh
quyền Sài Gòn tặng thưởng ông Nguyễn
Hiến Lê giải thưởng về Văn Học thời ấy, giá trị hiện kim tương đương 25 lương
vàng, ông đã từ chối, lý do : hãy để số tiền ấy cứu giúp đồng bào nạn nhân
chiến cuộc … như thế phải hiểu ý của cụ Lê là không thích phô trương rình rang
rồi chứ ?
Xin thưa với Lâm
Điền : Ý của ông muốn phải nào là tôn vinh, nào là tượng đài, nào là tổ chức
các cuộc hội thảo lớn …. Nếu thực hiện theo ý muốn của ông, thì ngân sách địa
phương bỏ ra số tiền không phải là nhỏ… cũng là tiền thuế của người dân chúng
tôi đóng góp đấy ông ạ ! Đôi khi cụ
Nguyễn Hiến Lê lại giận nữa đấy …….
Trong bài viết
của ông có 1 đoạn nặng nề nhất , dao to búa lớn …. Đồng bằng Sông Cửu Long là
“vùng trủng” văn hóa, nghệ thuật của cả nước, vậy mà người ta sẳn sàng “lãng
quên”, sẳn sàng “hạ
bệ” con người và văn
nghiệp đồ sộ của cụ Nguyễn Hiến Lê …….
Xin thưa : Ông
Nguyễn Hiến Lê một nhân cách tuyệt vời, sức lan tõa rất rộng trong nước và
ngoài nước…. Thì thử hỏi Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp và Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
An Giang ( khi sống ở An Giang, khi mất ở Đồng Tháp), ngành Văn Hóa của 2 tỉnh
nầy nói riêng và cả Đồng bằng sông Cửu Long nói chung , liệu có ‘HẠ
BỆ” được ông Nguyễn Hiến
Lê hay không ? Câu hỏi nầy xin dành riêng cho 2 Tỉnh An Giang và Đồng Tháp trả
lời cho ông Lâm Điền nhé ! chứ ông Lâm Điền kéo cả đồng bằng sông Cửu Long thì
oan cho các tỉnh Long An ,Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau ….quá. phải vậy không ông
Lâm Điền.?
Xem ra “
HẠ BỆ” , rồi “ ĐỐI XỬ LẠNH LÙNG ĐẾN RƠI NƯỚC MẮT” là chính ông đấy ông Lâm Điền ạ !
Xin mượn lời của
cụ Nguyễn Du gởi đến ông :
- Thiện tâm ở tại
lòng ta.
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI .
20/8/2013 TRINH KIM THUẤN .
Các bài viết liên
quan :
- Đi tìm mộ ông
Nguyễn Hiến Lê của Trần Thị Trung Thu (blog Tiễu ngày 28/4. Diễn Đàn thế kỹ
24/4 VietStudies 07/5/2013.
- Những “Hạt mầm”
đã vươn lên của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc VietStudies 10/5/2013.
- Người gieo mầm
: ông Nguyễn Hiến Lê Trịnh Kim Thuấn TranNhuong.com ngày 09/4/2013.
- Ký sự miền Tây
của Trinh Kim Thuấn. Tran Nhuong. Com.
- Đôi điều quanh
phần mộ của học giả Nguyễn Hiến Lê ở Đồng Tháp của Hữu Nhân. Hội VHNT Tỉnh Đồng
Tháp.
- Ân sư Nguyễn
Hiến Lê : NHững ngày cuối đời của Quế Kế VietStudies 11/5/2013.
- Báng bổ tiền
nhân của Trịnh Kim Thuấn. Tran Nhuong. com ngày
13/6/2013 .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét