Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng ra
Phát hiện thư cầu cứu từ Trung Quốc được giấu trong sản phẩm
Ở Trung Quốc, những người nêu rõ việc tham nhũng hủ bại tại địa phương, hay những học viên Pháp Luân Công không chịu từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn đều bị bắt vào những tại lao động tập trung, tại đây họ phải lao động như những nô lệ suốt 15 tiếng một ngày, không được nghỉ cuối tuần.
Để kêu cứu ra bên ngoài, họ đã gửi những lá thư kêu cứu để vào trong các sản phẩm do mình làm ra, hy vọng khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ mang theo lá thư của họ.
Tất nhiên các sảm phẩm này được kiểm tra rất kỹ và lấy hết những thư kêu cứu này. Thế nhưng thỉnh thoảng vẫn có những lá thư lọt ra bên ngoài.
Theo tờ “The Oregonian” (Nhân dân Oregon) Hoa Kỳ ngày 23-12-2012 đưa tin, tháng 10/2012, cô Julie Keith, 42 tuổi, mở hộp đồ trang trí Halloween vốn cất trong nhà, định dùng để trang trí cho bữa tiệc sinh nhật cho con gái 5 tuổi của cô, trong khi lễ Halloween sắp đến trong vài ngày nữa, đã tình cờ phát hiện trong đó cất giấu một bức thư đến từ một trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.
Mới đây nhất cô Lucy Kirk, người Anh đã phát hiện bức thư dấu trong một chiếc vớ khi mua tại một của hàng. Đây là bức thư cầu cứu được viết bằng tiếng Trung Quốc.
Bức thư cầu cứu trong 1 chiếc vớ vén mở bức màn đen tối ở Trung Quốc |
Theo Metro đưa tin, cô Lucy Kirk, người Anh đã phát hiện một bức thư cầu cứu trong chiếc vớ của bố cô. Bức thư viết bằng tiếng Trung giản thể, nói về việc họ bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc) bức hại. Người viết bức thư này đã khẩn cầu người nào nhận được bức thư có thể đứng lên vì chính nghĩa.
Bức thư này sau khi được truyền ra, đã thu hút được rất nhiều sự chú ý. Cửa hàng Primark tại Ireland nơi bán chiếc vớ này cũng lộ diện, bày tỏ sự quan tâm đến vụ việc.
Bức thư của một người đàn ông tại Đại Lục cho biết, ông bị chính phủ Trung Quốc bức hại, đồng thời kêu gọi sự quan tâm của thế giới. (Ảnh: Internet) |
Người viết bức thư này là một người đàn ông 39 tuổi, tên Đinh Đình Khôn. Ông cho biết, vì ông đã dùng tên thật để tố cáo những thành phần tham nhũng hủ bại tại địa phương, nên ngày 29/6/2014 ông đã bị vu oan với tội danh “lừa đảo vơ vét tài sản”. Trong bức thư ông Đinh cho biết, ông và vợ ông, người thì bị giam giữ tại trại giam, người thì bị đưa vào bệnh viện tâm thần, thậm chí còn bị bức hại đến tàn phế. Năm 2014, ngay cả bố đẻ của ông Đinh cũng bị mưu sát và đã thiệt mạng.
Ông Đinh trong bức thư cho biết, phần tử hủ bại tại địa phương vô thiên vô pháp, hy vọng bức thư này có thể được giao đến tay Chủ tịch nước ông Tập Cận Bình, và được công khai thông qua các kênh truyền thông.
Do người viết thư hy vọng bức thư có thể được tiết lộ thông qua truyền thông nên cô Lucy Kirk đã chụp lại bức thư, dịch sang tiếng Anh và đăng tải lên mạng.
Thế kỷ 21 tại Trung Quốc vẫn phát sinh tình trạng bức hại tín ngưỡng
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên bức thư cầu cứu được phát hiện tại cửa hàng Primark ở Ireland. Vào tháng 6 năm ngoái, một khách hàng mua đồ ở đây đã phát hiện ra một mẩu giấy có viết: “SOS! SOS! SOS! Chúng tôi là tù nhân tại trại giam Tương Nam, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chúng tôi sản xuất sản phẩm xuất khẩu trong thời gian dài, chúng tôi phải lao động 15 giờ một ngày. Chúng tôi phải ăn thức ăn không cả bằng thức ăn cho chó, cho lợn, đồng thời phải làm công việc rất cực khổ. Chúng tôi kêu gọi xã hội quốc tế lên án hành động chà đạp nhân quyền này của chính phủ Trung Quốc.”
Theo Fox News đưa tin năm 2012 cho biết, cô Julie Keith tại bang Oregon, Mỹ khi mua đồ trang trí cho mùa giáng sinh đã phát hiện một bức thư cầu cứu. Bức thư này đến từ một tù nhân tại trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia, tỉnh Thẩm Dương, Trung Quốc. Bức thư viết: “Những người bị giam giữ ở đây hầu hết là học viên Pháp Luân Công, họ bị ép làm việc 15 giờ một ngày, không có ngày nghỉ cuối tuần, không có ngày nghỉ lễ.”
Cô Julie Keith phát hiện bức thư cầu cứu trong đồ trang trí giáng sinh. (Ảnh: Internet) |
Tờ báo Huffington Post, Anh quốc đã dẫn lời ông Guo Yujun, người đã từng bị giam giữ cho biết: “Ngoài thời gian nghỉ ngơi ở trong nhà vệ sinh ra, chúng tôi phải ngồi làm việc cả ngày. Chúng tôi không có ngày nào để nghỉ ngơi, chúng tôi phải ăn những thức ăn rất tệ. Thậm chí công việc của chúng tôi không có bất cứ tiền thù lao nào.”
Tờ báo Newsweek đã từng đặt ra câu hỏi: “Vào thời gian cao điểm trong mùa mua sắm trong ngày lễ của phương Tây, rất nhiều của hàng đều giảm giá điên cuồng. Vậy những sản phẩm giá rẻ này đến từ đâu?”
CNN phỏng vấn người bị hại, vạch trần sự thật bức hại của ĐCS Trung Quốc
Ông Trương tiết lộ, trại lao động bức hại học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Internet) |
Ngày 7/11/2013 trên CNN đã đăng một bài viết với tiêu đề: “Sự thật khủng khiếp tại trại lao động Trung Quốc.” Phóng viên của CNN đã tìm được người viết bức thư này. Ông Trương cho biết, “Đối với những người chưa từng đến trại lao động Mã Tam Gia, thì khó mà tưởng tượng được tình hình ở đó. Việc đầu tiên mà họ làm là sỉ nhục bạn, cướp đoạt lòng tự trọng của bạn. Trại lao động dùng hình thức đánh hội đồng, không cho ngủ và những hình thức cực hình để hành hạ các học viên Pháp Luân Công.”
Ông Trương cho biết, vì để phơi bày tội ác của trại lao động, năm 2008 ông Trương đã nhét 20 bức thư cầu cứu vào các sản phẩm sản xuất cho mùa giáng sinh. Cuối cùng, 4 năm sau cũng có người nhận được bức thư đó.
Năm 2000, Tổ chức nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã công bố một bản báo cáo về“nhân quyền của phụ nữ trên toàn cầu.” Bản báo cáo cho biết, tháng 10/1999 có hơn 1.500 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại trại lao động Mã Tam Gia.
Các học viên Pháp Luân Công tin rằng Chân Thiện Nhẫn là nguyên lý, đặc tính của vũ trụ, vì thế luôn hành xử theo Chân Thiện Nhẫn. Nhưng ĐCS Trung Quốc chỉ muốn Đảng phải trên hết nên đàn áp Pháp Luân Công bắt các học viên phải từ bỏ niềm tin này của mình, xem “Đảng tính” vượt trên “nhân tính” bình thường của con người
Bản báo cáo cho biết, ngày 20/7/1999, cựu lãnh đạo ĐCS Trung Quốc Giang Trạch Dân đã bày mưu tính kế, khiến cho 100 triệu học viên Pháp Luân Công bị đàn áp. Vào ngày 1/5/2015, Trung Quốc đã cải cách cơ chế đăng ký lập án của Tòa án Nhân dân, ngay sau đó phong trào khởi kiện ông Giang Trạch Dân đã bùng phát tại Trung Quốc. Theo Minh Huệ Net đưa tin, cho đến ngày 13/12/2015 đã có 199.978 người khởi kiện ông Giang.
Thiên Minh biên dịch từ Secretchina
Theo daikynguyenvn.com
Nếu một ngày bạn thấy trong sản phẩm của mình có một lá thư viết bằng tiếng Trung thì đó có thể là một lá thư kêu cứu từ trại lao động tại Trung Quốc, bạn nhận được lá thư cũng chính là nhận sự hy vọng mong manh từ người gửi, hãy đừng để hy vọng của họ bị đánh mất.
(BVB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét