Đề nghị Ngài Phạm Vũ Luận Tư lệnh Bộ Học nên có thư trả lời ngay cho ông Hồ Ngọc Quang nhé ! Gót Phiêu Du .
Bộ trưởng Bộ giáo dục Phạm
Vũ Luận
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ giáo
dục Phạm Vũ Luận!
Thưa ông!
Từ những năm 70 của thế kỷ
trước, tôi đã học Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1 - ngôi trường danh giá nhất
của ngành giáo dục Việt Nam lúc bấy giờ và tôi đã có 13 năm công tác trong
ngành giáo dục. Mặc dầu lâu nay tôi rất bức xúc với những cách làm “ khác
người” của Bộ giáo ta và tôi nghĩ nói xấu về ngành là điều không nên. Cho tới
hôm nay, khi nghe Bộ trưởng chia sẻ trên báo chí trước tình trạng thí sinh thi
đại học năm nay gặp khó khăn trong việc theo dõi thông tin về tuyển sinh, bí
quá ông nói càn : "Ngày tôi đi học làm gì có thông tin như bây giờ"
thì như giọt nước tràn ly, tôi không thể đừng được nữa và xin mạn phép có đôi
lời “ kính thưa” với Bộ trưởng.
Như tôi biết, phàm những đơn
vị nào có người lãnh đạo từ cấp xóm đến cấp tỉnh và thậm chí là cấp trung ương
mà phát biểu đại ý như thể "thời trước chúng tôi làm gì được như bây
giờ" thì chắc chắn người lãnh đạo đó ít được học hành , ít hiểu biết, học
không đến nơi đến chốn và đơn vị đó đang “nát như tương”. Đúng vậy, tôi xin đưa
ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh điều đó, mà chủ yếu chỉ nói về chủ
trương của ông trong 2 năm gần đây thôi. Bởi có quá nhiều cái “lạ đời” ông đưa
ra mà tôi có liệt kê cũng không hết và những câu nói khó được mọi người chấp
nhận như câu “ học sinh đã học kém thì không bao giờ có đạo đức tốt được” vv.
Năm ngoái tôi rất bất bình
và khó chịu khi Bộ giáo dục quy định điểm ưu tiên cho các đối tượng thi đại học
là những người hoạt động trước cách mạng tháng 8 và những bà mẹ Việt Nam anh
hùng được ưu tiên 2 điểm. Thật nực cười và không thực tế chút nào. Tôi đã có ý
kiến phản đối nhưng bộ vẫn cố tình giải thích mình đúng. Thật là vớ vẩn!
Và cũng năm ngoái đây thôi,
ông có Thông tư 30 lại càng vớ vẩn hơn nữa. Ông đã tước đi nguồn vui mỗi ngày
của hàng triệu con trẻ và lấy đi niềm phấp phỏng, phấn khởi chờ đợi của hàng
triệu phụ huynh khi con đi học về.
Cháu bé đi học mong nhanh về
để khoe với bố mẹ hôm nay con được điểm 9 hoặc điểm 10. Bố mẹ đi đón con thì
câu đầu tiên là hỏi hôm nay con được mấy điểm? Thay vào đó, ông hành hạ các
giáo viên tiểu học phải phê nhận xét mỗi ngày đến hàng trăm bài. Thậm chí như
giáo viên dạy môn ngoại ngữ hoặc môn hội họa thì con số đó là gấp đôi, gấp 3.
Tôi tự hỏi rằng thời gian đâu mà các giáo viên ăn với ngủ nữa? Ông thử làm một
hôm xem có được không?...
Và cũng trong năm 2014 ông
lại tiếp tục ra Chỉ thị 5105 “ về việc cấm dạy thêm và học thêm”. Bất cứ người
nào cũng biết rằng học thêm là một nhu cầu chính đáng, bức thiết của con người.
Điều đó được thực hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, thời gian nào và ở mọi tầng lớp
trong xã hội. Bởi sự học là không ngừng nếu con người không muốn bị tụt hậu.
Dạy thêm cũng là một nhu cầu chính đáng như tất cả các nghề làm thêm khác của
những người có chuyên môn giỏi. Các bác sỹ, y sỹ mở phòng mạch khám chữa bệnh
cho bệnh nhân; các kỹ sư ngoài công việc ở công sở vẫn có thể thiết kế các công
trình tại nhà cho những người có nhu cầu miễn làm sao họ hoàn thành nhiệm vụ cơ
quan giao là được. Thế mà những lớp học thêm ở nhà dân lại cứ phải hoạt động bí
mật như thời chiến tranh du kích ấy ông bộ trưởng ạ. Cô dặn các cháu đi học
không được mang cặp? Khi ai hỏi đi đâu thì các cháu phải bảo đi chơi, không
được nói đi học – thật đáng thương cho các cháu khi phải nói dối mặc dù ở
trường đã dạy nói dối là điều xấu. Thậm chí khi vào học thì phải có người canh
chừng ở ngoài như là giám sát tù binh vậy. Vì ông cho thanh tra đi rình mò, dò
xét, nếu bắt được thầy cô đang dạy thêm thì sẽ bị kỷ luật nặng. Sao thế hở ông?
Và trong năm nay, ông lại ra
một quy định dở hơi là người đứng đầu của một lớp tiểu học không phải là lớp
trưởng như hiện nay mà là Chủ tịch hội đồng tự quản gọi tắt là Chủ tịch và các
phó chủ tịch, Từ học sinh lớp 1, ông đã mê hoặc các cháu bởi những chức vụ rất
oai hùng. Cháu nào giữ chức vụ đó cũng phải bỏ thời gian công sức để lo cái
chức chủ tịch cho tốt. Thế nhưng khi thực hiện lại tùy tiện như ngoài chợ vậy.
Ai muốn để lớp trưởng thì lớp trưởng, ai muốn để chủ tịch thì chủ tịch. Ôi Bộ
trưởng bộ học ơi!!!
Nói đến hệ thống trường lớp
tiểu học và trung học cơ sở thì lại cực kỳ lộn xộn. Ở trong một huyện có 3 kiểu
trường khác nhau giây bao khó khăn cho đội ngũ quản lý và giáo viên bộ môn:
- Một là 2 xã chung một
trường trung học cơ sở và mỗi xã một trường tiểu học riêng
- Hai là một xã có một
trường trung học cơ sở và một trường tiểu học
- Ba là một xã có chung một
trường trung học cơ sở và tiểu học
Tôi thầm nghĩ: thời đại này
rồi mà ông vẫn còn có thể tùy tiện làm việc ngẫu hứng không theo một quy tắc,
một cơ sở nào hay sao? Thảo nào ngành giáo dục Việt Nam khi nào cũng như gà mắc tóc.
Riêng về chương trình thay sách giáo khoa, đổi mới tuyển sinh đại học,phương
pháp đào tạo đại học tôi xin dành cho các giáo sư tiến sỹ luận bàn.
Việc cuối cùng tôi muốn trao
đổi rất trách nhiệm với ông là ông làm như thế thì chắc chắn nhiệm kỳ tới không
ai để ông làm bộ trưởng nữa đâu. Thế thì ai sẽ thay ông đây? Trong bộ giáo dục
thì khó tin lắm, hay là ta đi thuê ngoại binh ở Nhật hay Hàn Quốc về làm bộ
trưởng như trong bóng đá được không ông bộ trưởng bộ học nhỉ?
Kiểu gì cũng được miễn là
làm sao để ngành giáo dục Việt Nam đừng “ dậm chân tại chỗ”, bởi tôi không muốn
nói là “ thụt lùi” như 20 năm nay nữa. Vì nghành giáo dục mà đất Việt với 4 nghìn
năm lịch sử oai hùng đang thua em kém chị so với các nước trong khu vực rất
nhiều. Liệu có đáng không ông bộ trưởng bộ học?
Kính thư
Hồ Ngọc Quang
Xóm 7 Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Xóm 7 Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Nhân đây tôi xin kể lại cho
ông nghe câu chuyện của giáo sư Văn Như Cương – một người cùng làng với tôi mà
tôi có dịp được nghe . Ở Hà Nội có một trụ sở của một Bộ lớn, rất đàng hoàng và
hiện đại nhưng rất tiếc chủ thầu xây dựng trụ sở đó lại là người Trung Quốc.
Trong khi thi công, họ đã gài rất nhiều con chíp vào các bức tường, trần nhà và
gạch lát. Tức là mọi chuyện họp bàn diễn ra bên trong ngôi nhà đó thì ở Trung
Quốc họ nắm rõ tận chân tơ kẽ tóc. Đến bây giờ Bộ đó không dám làm việc nữa,
thậm chí đành bỏ không công trình hàng trăm tỷ. Giáo sư Văn Như Cương đề nghị
nên giao trụ sở đó cho Bộ giáo dục để rồi những quyết sách, những chỉ thị được
Bộ giáo dục bàn bạc, quyết định thì Trung Quốc sẽ “học theo” mà làm cho nó tụt
hậu 100 năm cho chết đi.
Câu chuyện thứ hai: nhân dân
đề nghị Chính phủ không cho người của Bộ giáo dục đi nước ngoài kể cả tự bỏ
tiền ra để đi vì mỗi người sang một nước, học một điều đem về chắp vá lại thành
con quái vật. Ví dụ ông Cục trưởng sang nước A thấy tai voi đẹp về đề nghị đắp
tai voi, ông Thứ trưởng sang nước B thấy đầu rùa đẹp về đề nghị vắt đầu rùa,
ông Bộ trưởng sang nước C thấy đuôi ngựa đẹp quyết định nặn đuôi ngựa... Cuối
cùng trở thành con vật dị dạng như ngành giáo dục Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét