Từ 30/4/1975 đến nay người
cộng sản đã phá nát nhiều thứ mà trăm nay nữa người Việt mới xây dựng lại được
cái văn hóa mà thời Việt Nam Cộng Hòa đã có. Một trong những cái văn hóa tốt
đẹp thời Việt Nam Cộng Hòa bị mất là Văn hóa Công sở.
Tôi còn nhớ ngày xưa, người
tài dù trẻ mới tốt nghiệp thì được đứng chức vụ cao, còn người già, dù có lâu
năm thành lão làng cũng chỉ là nhân viên quèn trong tất cả các ngành nghề kể cả
quân đội hay y khoa, hay giáo dục, v.v...
Ông thượng sĩ già muôn năm
trong quân ngũ dù ông có 40 năm tham gia quân đội. Bà y tá muôn năm trong nghề
y, dù bà có 50 năm trong nghề. Ông giáo vẫn là ông giáo cho đến tuổi về hưu,
chứ không thể là hiệu trưởng, nếu tấm bằng chính quy của ông ở mức cao đẳng, mà
không phải là đại học.
Đó là những gì thời Việt Nam
Cộng Hòa rạch ròi trắng đen, nhân tài và bậc thường trong thiên hạ. Sau khi
người cộng sản vào, họ cào bằng, họ tạo ra các kiểu vô luật pháp, vô văn hóa,
giáo dục thì có chuyên tu, tại chức, liên thông đủ trò. Lớp 3 trường làng cũng
thành luật sư; nữ hộ sinh 6 tháng trong rừng cũng thành bác sĩ, rồi tiến sĩ,
giáo sư; anh lính trơn leo lên đại tướng nắm sinh mạng quốc gia, v.v... thôi
không kể hết.
Cái văn hóa công sở đã mất
còn ở chỗ, ngậm mõm ăn chia. Ai có sáng kiến hay sự khác biệt thì đập cho chết,
cô lập hoàn toàn. Giờ, cả xã hội là những con cừu tự sắm vòng kim cô để tự tay
tròng vào đầu mình, không nghe, không biết, không thấy, miễn bàn, ngậm mõm ăn
chia. Quan ăn chia lớn, dân ăn chia mồ hôi và nước mắt của chính mình qua 9
tầng địa ngục.
Nếu người cộng sản mà biết
lòng tự trọng thì nay đâu ra nông nỗi như thế này? Từ không phát biểu vì sợ
phát biểu sai, nay, họ phát biểu láo và trơ trẽn mà ngay cả người đứng đầu đất
nước vẫn còn nói được, thì làm sao trông đợi vào sự thay đổi?
Viết đến câu chuyện nói láo
và trơ trẽn, làm tôi nhớ đến câu chuyện thứ Tư trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư
thời Việt Nam Cộng Hòa mà tôi được học trong giờ Công Dân Giáo Dục lớp Một -
tức lớp Năm thời đó - của trường Tiểu học Cộng đồng Nguyễn Trường Tộ đã cách
đây nửa thế kỷ như sau:
Câu chuyện thứ Tư: Cái lưỡi
vừa tốt vừa xấu
Một hôm, người chủ bảo người
giúp việc: "Ra bắt con lợn đi làm thịt, chọn cái gì ngon nhất thì đem lên
đây".
Người giúp việc bắt lợn đi
làm thịt. Anh ta chọn cái lưỡi của lợn dâng lên cho ông chủ.
Mấy hôm sau, người chủ lại
bảo người giúp việc bắt con lợn khác đem làm thịt. Lần nầy ông cũng dặn:
"Ngươi xem trong con lợn có cái gì dở nhất thì đem lên đây cho
ta".
Người giúp việc làm thịt lợn
xong, mang cái lưỡi của lợn dâng lên ông chủ.
Ông chủ bảo: "Mày láo,
sao lần này cũng đem cái lưỡi lên cho ta như lần trước?"
Người giúp việc thưa:
"Thưa ông, cũng một cái lưỡi khi tử tế thì không gì tốt bằng, nhưng khi
độc ác thì cũng không có gì xấu bằng".
Ngày ấy chúng tôi học những
câu chuyện ngắn, đơn giản, dễ hiểu, đã nửa thế kỷ nay vẫn còn nhớ. Nhưng nay,
trẻ học Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, v.v... Nhưng trẻ không hiểu tổ quốc là cái
gì, đồng bào là chi? Nhiều khi hỏi cô thầy giáo 2 khái niệm này họ cũng không
giải nghĩa được.
Có phải vì giáo dục của ngày nay quá cao xa hơn xưa không? Không, chắc chắn là không, vì giáo dục là đem đến cho trẻ những cách tư duy khách quan, độc lập và biện chứng, và phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả từ những sự vật và hiện tượng khách quan, đơn giản, chứ không phức tạp và cao xa.
Có phải vì giáo dục của ngày nay quá cao xa hơn xưa không? Không, chắc chắn là không, vì giáo dục là đem đến cho trẻ những cách tư duy khách quan, độc lập và biện chứng, và phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả từ những sự vật và hiện tượng khách quan, đơn giản, chứ không phức tạp và cao xa.
Không ai được chọn cửa để
sinh ra, nhưng ai cũng có thể chọn được cách mình chết. Cũng vậy, một quốc gia
nghèo hèn không phải vì giang sơn xã tắc và người dân nghèo hèn, mà do lãnh đạo
thấp hèn vậy
Bác sĩ HỒ HẢI .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét