Ôi ! tổ chức trận đánh lớn, mà chọn tướng, bài binh bố trận trớt quớt, vỡ trận là phải .Gót Phiêu Du .
Khi entry Thư gửi Tiên sinh IT lên blog và FB được vài giờ thì Quách Tiên sinh (Quách Tuấn Ngọc) đã xuất hiện, bạn đọc vỡ ra nhiều điều khác mà như anh nói, chưa phải thời điểm đưa vào hồi ký.
Chuyện đời và chuyện IT
Sau lời nhắn trên facebook và cú phone hẹn, nửa tiếng sau Tiên sinh họ Quách đã tiếp TBT Cua Times trong phòng của Cục trưởng Cục CNTT, bộ Giáo dục, tại 15 Hai Bà Trưng (Hà Nội). Thời đại internet cái gì cũng phải nhanh với phong cách không rào đón của dân IT.
Gặp nhau chẳng phải vì câu chuyên trong Thư gửi Tiên sinh. Chúng tôi là bạn, dân IT chuyên nghiệp, khen chê nhau là chuyện bình thường. Trên mạng phản hồi tới chốn, phải rõ như hai bít 0 và 1, nhưng ngoài đời thân thiết, dành cho nhau sự tôn trọng.
Anh trả lời trên facebook của tôi “Em còn 35 ngày nữa là giã từ sân cỏ, là người cuối cùng của đội 3 chung 2002 rời sân. Chuyện IT của tuyển sinh năm nay có nhiều điều phải nói nhưng giờ nói ra người ta nghĩ mình nói đểu. Nguyên lý chung anh em mình hiểu là: Phải phân tán về địa điểm, địa lý để các trường làm. Phải phân tán về thời gian, chia khúc thời gian ra mà làm. Đơn vị làm server và phần mềm thì chưa bao giờ nếm tải như thế này. Lại vác Oracle ra để làm phần mềm tra cứu điểm…. Đại để nhiều chuyện chưa phải lúc kể được.”
Viết thế là đủ hiểu vị Cục trưởng Cục CNTT không có vai trò gì trong vụ IT sập tiệm khi tổ chức thi cử “hai trong một” vừa qua khiến hàng trăm ngàn thí sinh và phụ huynh chạy ngược xuôi, dù
Bộ trưởng Luận đã nhận trách nhiệm, một số trí thức lên tiếng ủng hộ, vẫn chưa làm dư luận lắng dịu.
Gặp nhau để làm ly trà, nhớ lại một thời vất vả với từng lệnh Pascal, debug chương trình, hình ảnh người kỹ sư tin học với cái túi rết lủng lẳng, mở ra là đĩa mềm có BKED, vừa cho, vừa tặng, vừa bán với mọi giá.
Có lần (1990-1991) anh Ngọc tới tận nhà ở Đồng Xa để xin bộ chương trình tôi viết bằng ngôn ngữ Pascal cho máy in laser HP để in font chữ Việt mà hồi đó chỉ có vài người lập trình mới có đủ kiên nhẫn. Trả 1,2 triệu (vài chỉ vàng thì phải), anh ra về vui lắm. Vĩnh biệt thời Epson in kim xoèn xoẹt thay bằng laser êm ru, BKED được quảng cáo có bộ font chữ Việt trên HP.
Anh em thân nhau từ đó, rồi tham gia ban giám khảo thi tin học toàn quốc, luyện thi đội tuyển tin học quốc tế, hội thảo chữ Việt, đại hội hội Tin học, các workshop quốc tế, tuần chay nào cũng có nước mắt.
Sau đận ấy anh đưa về nhà trên phố Kim Mã – Ngọc Khánh, villa bốn tầng, còn khoe có cái tời hàng lên tầng 4. Anh lấp lánh mắt tự hào, tiền BKED đó. IT làm giầu bằng nghề lập trình cũng ghê răng.
Thế rồi mình vào World Bank, Quách Tiên sinh lại đến hỏi có dự án IT nào để giúp một tay. Vẫn cái dáng đi như lao đầu về phía trước, mắt nhìn người đối thoại nheo nheo, túi rết đeo bên hông, và không quên hỏi WB có mua BKED không.
Mình sang Mỹ (2004), anh em ít gặp nhau. Đùng một cái nghe anh Ngọc lên chức Cục trưởng Cục CNTT. Kể từ đó bặt tin nhau dù thỉnh thoảng thấy anh vẫn trả lời báo chí theo kiểu nổ của dân IT thành đạt. Mới đây mới biết Cục này chuyển về 15 phố Hai Bà Trưng, một phố trung tâm gần Bờ Hồ.
Phục vụ 4 Bộ trưởng
Từ khi về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục trưởng Ngọc đã làm việc với 4 bộ trưởng: Trần Hồng Quân, Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân và hiện là Phạm Vũ Luận đang nổi như cồn sau vụ thi cử PTTH và Đại học.
Hỏi thích ai nhất, y cười tủm tỉm, không biết ai hơn ai, mỗi người một vẻ. Thích thứ trưởng nào nhất. Cũng thế, ai cũng vậy, anh à. Bố khỉ, cũng vậy là giỏi hay dốt, Vặn vẹo một hồi mà chẳng moi được thằng cha IT chuyển sang làm chính trị khôn như chấy, khéo thế là cùng.
Vào facebook của y và qua câu chuyện cũng đoán là Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển dường như gây ấn tượng hơn trong vụ thi 3 chung đầu tiên 2002. Bởi sau vụ đưa đề thi và tra cứu điểm thi lên mạng internet, Bộ trưởng Hiển có cảm giác “information at your finger tip” (mọi thông tin đều nằm trên ngón tay) nay đã được manh nha thành công với sự giúp sức của VDC. Trước đó thí sinh muốn biết kết quả phải khổ sở đến trường, sự tiện lợi ở đâu đã quá rõ.
Trong câu trả lời trên facebook, anh có nhắc “người cuối cùng của đội 3 chung 2002 rời sân” là nói về vụ 400 trường ĐH, CĐ về hội trường C2 (ĐH Bách khoa Hà Nội) với từng ấy 400 PC được nối mạng mà mọi người gọi vui là “thị trường chứng khoán”. Đội làm 3 chung năm đó nay còn đâu khi người cuối cùng rời sân.
Khi đó Bộ quy định 80% chỉ tiêu dành cho nguyện vọng 1 (NV1), còn 20% dành cho NV2 và NV3. Hôm đó IT vỡ trận trước mặt 400 vị đại diện cho các trường ĐH, rối tinh không biết đằng nào mà lần.
Thứ trưởng Trần Văn Nhung cầm micro gí vào tay anh Ngọc và bảo “Anh giao toàn quyền cho chú”. Một phút xuất thần. Anh Ngọc ra lệnh xóa dữ liệu cũ, thay mới và 15 phút sau, cả hội trường hân hoan trao đổi được dữ liệu để xét tuyển. Cũng là thời của Bộ trưởng Hiển.
Sau này anh Ngọc sáng tạo ra phổ điểm xanh đỏ tím vàng dựa vào cơ sở dữ liệu để chỉ tỉnh nào có kết quả thi kém, tỉnh nào tốt. Một vài lãnh đạo thấy kết quả kém rất sợ vì bệnh thành tích đã quen rồi. Tuy nhiên, nhiều tỉnh đã nhìn ra lối thoát, cải tiến cách dạy và học nên kết quả năm sau có tốt hơn.
Nhớ đầu năm 1997, đi qua Vụ Giáo dục Trung học in đề thi ở ngoài hành lang Vụ. Thấy các chuyên viên quần đùi áo may ô và quay roneo bằng tay để in đề, sau đó gửi đi các tỉnh, anh Ngọc đề nghị in đề vào đĩa mềm và gửi đi theo đường bưu điện mật, tới các tỉnh và để các tỉnh sẽ in ra cho từng học sinh, không phải chép đề lên bảng như thời của thầy Ngọc hay anh Cua đi học.
Mỗi năm một thay đổi nhỏ, Cục CNTT đã giúp tin học hóa các bước thi cử được rất nhiều. Nói gì thì nói, dìm hàng Quách Tiên sinh IT không dễ.
CIO và kỳ thi “hai trong một” 2015
Dường như Quách Tiên sinh khôn khéo, chẳng muốn đề cập đến vấn đề này vốn đã làm bộ Giáo dục đau đầu suốt mấy tuần qua. Mỗi thí sinh đều có số báo danh, tên tuổi, trường lớp, điểm thi… được lưu vào cơ sở dữ liệu rồi. Chuyện này làm từ lâu rồi, không phải năm nay mới làm.
Anh Ngọc nói, Cục CNTT không tham gia làm hay giám sát phần mềm cho vụ thi cử năm nay được thiết kế và vận hành như thế nào dù anh là CIO (Chief Information Officer) của Bộ. Hóa ra, việc này do Cục khảo thí quyết định. Mình đã viết thư sai địa chỉ, và thật buồn cười cho cái…nước mình.
Dùng tới Oracle nhưng chưa hiểu hết rắc rối bên trong thực tế thì dễ vỡ trận như vừa qua. Hơn nữa, thay vì để cơ sở dữ liệu cho các trường tự quản lý, Bộ lại ôm từ A đến Z. Khâu xem kết quả thi đã bị nghẽn mạng, lý do anh Cua viết như nằm trong server của Viettel.
Chưa thể nói việc thi hai trong một có tác dụng hay không nhưng sự cố để thí sinh và phụ huynh đôn đáo đi nộp hồ sơ tại nhiều nơi là một thất bại lớn của ngành IT. lý gì vậy?.
Vĩ thanh – Trước trận đánh lớn không thay tướng giỏi
Nhớ vụ tổng tiến công Mậu Thân 1968, có hai vị lãnh đạo quan trọng là cụ Hồ đi chữa bệnh ở Bắc Kinh, tướng Giáp sang Hungary chữa sỏi mật, trong nước các vị tự quyết mọi việc. Chuyện gì đã xảy ra thì ai cũng biết.
Trước trận đánh lớn không nên đẩy tướng lĩnh giỏi về vườn, thất bại sẽ là nhãn tiền. Vụ việc vừa qua ai cũng thấy.
Không hiểu tại sao Bộ trưởng nói vụ thi cử là trận đánh lớn. Đánh ai, giết ai, ai là kẻ thù, ai là người cầm súng. Dẫu sao trận ấy đã thất bại ít nhất là trên phương diện IT, hàng ngàn thí sinh và phụ huynh bị tên bay đạn lạc vì sự cẩu thả.
Và không thể hiểu sao Bộ học lại thay Cục trưởng Cục khảo thí ngay trước trận đánh. Lại thay bằng một anh trưởng phòng Tổ chức CB từ ĐH Vinh ra, chưa từng chinh chiến trận mạc, cho các tướng lĩnh cũ ra chỗ khác. Quả thật là khó hiểu.
Trong Xuân thu Chiến quốc có tướng già Liêm Pha tài ba trận mạc bị thay bằng Triệu Quát trong cuộc thư hùng Triệu – Tần. Thấy thế trận quân Tần mạnh như chẻ tre, Liêm Pha đã cố thủ không đánh, đợi quân Tần sơ hở và tìm cách tiêu hao. Nhà Tần dèm pha rằng tướng Triệu già cả, hèn không dám đánh nhau. Thế là vua Triệu đã cử Triệu Quát ra thay, một tướng trẻ chỉ đọc sách, chủ quan khinh địch, ngay cả mẹ đẻ cũng nghi ngờ. Cuối cùng nhà Triệu mất về tay nhà Tần.
Nghe tin Quách Tiên sinh sắp nghỉ quản lý ở Bộ để về nhà làm việc khác cũng thú vị. Nhớ mấy câu thơ người đời khắc họa tặng Liêm Pha tại Cao Bình vì nuôi chí chống Tần không thành
Tích tuyết như sơn dạn xướng trù
Liêm Pha vị Triệu phá Tần mưu
Tướng quân lão khứ tam quân tán
Nhất dạ thanh sơn tận bạch đầu
Dịch:
Tuyết chất như non, tối định mưu
Liêm Pha vì Triệu chống quân thù
Tướng rời mặt trận quân tan tác
Một tối non xanh thảy bạc đầu
Chúc anh Quách Tuần Ngọc tháng 9-2015 rời sân cỏ ở Bộ về làm việc khác cho đời vui vẻ
Hiệu Minh 25-8-2015.
Liên quan: Thư gửi Quách Tiên sinh IT
Chuyện đời và chuyện IT
Sau lời nhắn trên facebook và cú phone hẹn, nửa tiếng sau Tiên sinh họ Quách đã tiếp TBT Cua Times trong phòng của Cục trưởng Cục CNTT, bộ Giáo dục, tại 15 Hai Bà Trưng (Hà Nội). Thời đại internet cái gì cũng phải nhanh với phong cách không rào đón của dân IT.
Gặp nhau chẳng phải vì câu chuyên trong Thư gửi Tiên sinh. Chúng tôi là bạn, dân IT chuyên nghiệp, khen chê nhau là chuyện bình thường. Trên mạng phản hồi tới chốn, phải rõ như hai bít 0 và 1, nhưng ngoài đời thân thiết, dành cho nhau sự tôn trọng.
Anh trả lời trên facebook của tôi “Em còn 35 ngày nữa là giã từ sân cỏ, là người cuối cùng của đội 3 chung 2002 rời sân. Chuyện IT của tuyển sinh năm nay có nhiều điều phải nói nhưng giờ nói ra người ta nghĩ mình nói đểu. Nguyên lý chung anh em mình hiểu là: Phải phân tán về địa điểm, địa lý để các trường làm. Phải phân tán về thời gian, chia khúc thời gian ra mà làm. Đơn vị làm server và phần mềm thì chưa bao giờ nếm tải như thế này. Lại vác Oracle ra để làm phần mềm tra cứu điểm…. Đại để nhiều chuyện chưa phải lúc kể được.”
Viết thế là đủ hiểu vị Cục trưởng Cục CNTT không có vai trò gì trong vụ IT sập tiệm khi tổ chức thi cử “hai trong một” vừa qua khiến hàng trăm ngàn thí sinh và phụ huynh chạy ngược xuôi, dù
Bộ trưởng Luận đã nhận trách nhiệm, một số trí thức lên tiếng ủng hộ, vẫn chưa làm dư luận lắng dịu.
Gặp nhau để làm ly trà, nhớ lại một thời vất vả với từng lệnh Pascal, debug chương trình, hình ảnh người kỹ sư tin học với cái túi rết lủng lẳng, mở ra là đĩa mềm có BKED, vừa cho, vừa tặng, vừa bán với mọi giá.
Có lần (1990-1991) anh Ngọc tới tận nhà ở Đồng Xa để xin bộ chương trình tôi viết bằng ngôn ngữ Pascal cho máy in laser HP để in font chữ Việt mà hồi đó chỉ có vài người lập trình mới có đủ kiên nhẫn. Trả 1,2 triệu (vài chỉ vàng thì phải), anh ra về vui lắm. Vĩnh biệt thời Epson in kim xoèn xoẹt thay bằng laser êm ru, BKED được quảng cáo có bộ font chữ Việt trên HP.
Anh em thân nhau từ đó, rồi tham gia ban giám khảo thi tin học toàn quốc, luyện thi đội tuyển tin học quốc tế, hội thảo chữ Việt, đại hội hội Tin học, các workshop quốc tế, tuần chay nào cũng có nước mắt.
Sau đận ấy anh đưa về nhà trên phố Kim Mã – Ngọc Khánh, villa bốn tầng, còn khoe có cái tời hàng lên tầng 4. Anh lấp lánh mắt tự hào, tiền BKED đó. IT làm giầu bằng nghề lập trình cũng ghê răng.
Thế rồi mình vào World Bank, Quách Tiên sinh lại đến hỏi có dự án IT nào để giúp một tay. Vẫn cái dáng đi như lao đầu về phía trước, mắt nhìn người đối thoại nheo nheo, túi rết đeo bên hông, và không quên hỏi WB có mua BKED không.
Mình sang Mỹ (2004), anh em ít gặp nhau. Đùng một cái nghe anh Ngọc lên chức Cục trưởng Cục CNTT. Kể từ đó bặt tin nhau dù thỉnh thoảng thấy anh vẫn trả lời báo chí theo kiểu nổ của dân IT thành đạt. Mới đây mới biết Cục này chuyển về 15 phố Hai Bà Trưng, một phố trung tâm gần Bờ Hồ.
Phục vụ 4 Bộ trưởng
Từ khi về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục trưởng Ngọc đã làm việc với 4 bộ trưởng: Trần Hồng Quân, Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân và hiện là Phạm Vũ Luận đang nổi như cồn sau vụ thi cử PTTH và Đại học.
Hỏi thích ai nhất, y cười tủm tỉm, không biết ai hơn ai, mỗi người một vẻ. Thích thứ trưởng nào nhất. Cũng thế, ai cũng vậy, anh à. Bố khỉ, cũng vậy là giỏi hay dốt, Vặn vẹo một hồi mà chẳng moi được thằng cha IT chuyển sang làm chính trị khôn như chấy, khéo thế là cùng.
Vào facebook của y và qua câu chuyện cũng đoán là Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển dường như gây ấn tượng hơn trong vụ thi 3 chung đầu tiên 2002. Bởi sau vụ đưa đề thi và tra cứu điểm thi lên mạng internet, Bộ trưởng Hiển có cảm giác “information at your finger tip” (mọi thông tin đều nằm trên ngón tay) nay đã được manh nha thành công với sự giúp sức của VDC. Trước đó thí sinh muốn biết kết quả phải khổ sở đến trường, sự tiện lợi ở đâu đã quá rõ.
Trong câu trả lời trên facebook, anh có nhắc “người cuối cùng của đội 3 chung 2002 rời sân” là nói về vụ 400 trường ĐH, CĐ về hội trường C2 (ĐH Bách khoa Hà Nội) với từng ấy 400 PC được nối mạng mà mọi người gọi vui là “thị trường chứng khoán”. Đội làm 3 chung năm đó nay còn đâu khi người cuối cùng rời sân.
Khi đó Bộ quy định 80% chỉ tiêu dành cho nguyện vọng 1 (NV1), còn 20% dành cho NV2 và NV3. Hôm đó IT vỡ trận trước mặt 400 vị đại diện cho các trường ĐH, rối tinh không biết đằng nào mà lần.
Thứ trưởng Trần Văn Nhung cầm micro gí vào tay anh Ngọc và bảo “Anh giao toàn quyền cho chú”. Một phút xuất thần. Anh Ngọc ra lệnh xóa dữ liệu cũ, thay mới và 15 phút sau, cả hội trường hân hoan trao đổi được dữ liệu để xét tuyển. Cũng là thời của Bộ trưởng Hiển.
Sau này anh Ngọc sáng tạo ra phổ điểm xanh đỏ tím vàng dựa vào cơ sở dữ liệu để chỉ tỉnh nào có kết quả thi kém, tỉnh nào tốt. Một vài lãnh đạo thấy kết quả kém rất sợ vì bệnh thành tích đã quen rồi. Tuy nhiên, nhiều tỉnh đã nhìn ra lối thoát, cải tiến cách dạy và học nên kết quả năm sau có tốt hơn.
Nhớ đầu năm 1997, đi qua Vụ Giáo dục Trung học in đề thi ở ngoài hành lang Vụ. Thấy các chuyên viên quần đùi áo may ô và quay roneo bằng tay để in đề, sau đó gửi đi các tỉnh, anh Ngọc đề nghị in đề vào đĩa mềm và gửi đi theo đường bưu điện mật, tới các tỉnh và để các tỉnh sẽ in ra cho từng học sinh, không phải chép đề lên bảng như thời của thầy Ngọc hay anh Cua đi học.
Mỗi năm một thay đổi nhỏ, Cục CNTT đã giúp tin học hóa các bước thi cử được rất nhiều. Nói gì thì nói, dìm hàng Quách Tiên sinh IT không dễ.
CIO và kỳ thi “hai trong một” 2015
Dường như Quách Tiên sinh khôn khéo, chẳng muốn đề cập đến vấn đề này vốn đã làm bộ Giáo dục đau đầu suốt mấy tuần qua. Mỗi thí sinh đều có số báo danh, tên tuổi, trường lớp, điểm thi… được lưu vào cơ sở dữ liệu rồi. Chuyện này làm từ lâu rồi, không phải năm nay mới làm.
Anh Ngọc nói, Cục CNTT không tham gia làm hay giám sát phần mềm cho vụ thi cử năm nay được thiết kế và vận hành như thế nào dù anh là CIO (Chief Information Officer) của Bộ. Hóa ra, việc này do Cục khảo thí quyết định. Mình đã viết thư sai địa chỉ, và thật buồn cười cho cái…nước mình.
Dùng tới Oracle nhưng chưa hiểu hết rắc rối bên trong thực tế thì dễ vỡ trận như vừa qua. Hơn nữa, thay vì để cơ sở dữ liệu cho các trường tự quản lý, Bộ lại ôm từ A đến Z. Khâu xem kết quả thi đã bị nghẽn mạng, lý do anh Cua viết như nằm trong server của Viettel.
Chưa thể nói việc thi hai trong một có tác dụng hay không nhưng sự cố để thí sinh và phụ huynh đôn đáo đi nộp hồ sơ tại nhiều nơi là một thất bại lớn của ngành IT. lý gì vậy?.
Vĩ thanh – Trước trận đánh lớn không thay tướng giỏi
Nhớ vụ tổng tiến công Mậu Thân 1968, có hai vị lãnh đạo quan trọng là cụ Hồ đi chữa bệnh ở Bắc Kinh, tướng Giáp sang Hungary chữa sỏi mật, trong nước các vị tự quyết mọi việc. Chuyện gì đã xảy ra thì ai cũng biết.
Trước trận đánh lớn không nên đẩy tướng lĩnh giỏi về vườn, thất bại sẽ là nhãn tiền. Vụ việc vừa qua ai cũng thấy.
Không hiểu tại sao Bộ trưởng nói vụ thi cử là trận đánh lớn. Đánh ai, giết ai, ai là kẻ thù, ai là người cầm súng. Dẫu sao trận ấy đã thất bại ít nhất là trên phương diện IT, hàng ngàn thí sinh và phụ huynh bị tên bay đạn lạc vì sự cẩu thả.
Và không thể hiểu sao Bộ học lại thay Cục trưởng Cục khảo thí ngay trước trận đánh. Lại thay bằng một anh trưởng phòng Tổ chức CB từ ĐH Vinh ra, chưa từng chinh chiến trận mạc, cho các tướng lĩnh cũ ra chỗ khác. Quả thật là khó hiểu.
Trong Xuân thu Chiến quốc có tướng già Liêm Pha tài ba trận mạc bị thay bằng Triệu Quát trong cuộc thư hùng Triệu – Tần. Thấy thế trận quân Tần mạnh như chẻ tre, Liêm Pha đã cố thủ không đánh, đợi quân Tần sơ hở và tìm cách tiêu hao. Nhà Tần dèm pha rằng tướng Triệu già cả, hèn không dám đánh nhau. Thế là vua Triệu đã cử Triệu Quát ra thay, một tướng trẻ chỉ đọc sách, chủ quan khinh địch, ngay cả mẹ đẻ cũng nghi ngờ. Cuối cùng nhà Triệu mất về tay nhà Tần.
Nghe tin Quách Tiên sinh sắp nghỉ quản lý ở Bộ để về nhà làm việc khác cũng thú vị. Nhớ mấy câu thơ người đời khắc họa tặng Liêm Pha tại Cao Bình vì nuôi chí chống Tần không thành
Tích tuyết như sơn dạn xướng trù
Liêm Pha vị Triệu phá Tần mưu
Tướng quân lão khứ tam quân tán
Nhất dạ thanh sơn tận bạch đầu
Dịch:
Tuyết chất như non, tối định mưu
Liêm Pha vì Triệu chống quân thù
Tướng rời mặt trận quân tan tác
Một tối non xanh thảy bạc đầu
Chúc anh Quách Tuần Ngọc tháng 9-2015 rời sân cỏ ở Bộ về làm việc khác cho đời vui vẻ
Hiệu Minh 25-8-2015.
Liên quan: Thư gửi Quách Tiên sinh IT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét