Báo Vietnamnet chạy tít: PTT Vũ Đức Đam: Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?
Báo Infonet: PTT Vũ Đức Đam: Cần đặt câu hỏi tại sao chúng ta tốt mà vẫn nghèo?
Một số độc giả khen Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cởi mở thẳng thắn tại cuộc gặp gỡ với 40 DN tiêu biểu trong cộng đồng khởi nghiệp (Start Up), Thợ Cạo thì nghĩ ngược lại: Cách đặt vấn đề hết sức mù mờ của người lãnh đạo dẫn dắt tập thể thảo luận, chính vì vậy xem qua các ý kiến các doanh nghiệp trẻ không có gì mới và cách trả lời của ông Phó thủ tướng vẫn là điệp khúc như lâu nay. Thế hệ 8x gặp lãnh đạo chính quyền đều xưng "cháu" hoặc "em" thì có lẽ họ là cháu, em thật cũng nên, trông mong gì ở họ?
PTT Vũ Đức Đam: Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?
- Tại cuộc gặp gỡ với 40 DN tiêu biểu trong cộng đồng khởi nghiệp (Start Up) vào chiều 12/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo. Bây giờ phải làm gì?" và chính ông đã nhấn mạnh: "Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn".
Khởi nghiệp ở Việt Nam phải đi vòng qua Singapore
Điều đặc biệt ở cuộc giao lưu này là hầu hết các vị giám đốc trẻ thế hệ 8x đều xưng "cháu" hoặc "em" với các vị lãnh đạo.
Mở đầu, anh Đinh Việt Hùng đến từ Công ty Navigator khẳng định: "Nền kinh tế khởi nghiệp có thể đóng vai trò rất lớn, rất quan trọng, định hướng nền kinh tế trong 5-10 năm tới".
Tuy nhiên, theo nhiều chia sẻ của các doanh nhân tại đây thì "khởi nghiệp", một mô hình đầy sự sáng tạo và tiên phong lại vẫn đang gặp nhiều trở ngại từ chính quy định kinh doanh ở Việt Nam.
Kiến trúc sư Nguyễn Hồng Hải, Công ty Becamex IDC, cho hay: "Trong 10 năm sống và làm việc ở nước ngoài, mô hình DN khởi nghiệp đã rất thành công ở nhiều nước. Nhưng khi về làm việc ở Becamex IDC, em đưa ra ý tưởng hỗ trợ DN khởi nghiệp thì tập đoàn rất hoài nghi. Bởi vì, đó là đầu tư mạo hiểu, rủi ro. Đầu tư 10 thì chết 9".
"Tuy nhiên, sau 3 năm, tiếp xúc với hơn 400 công ty khởi nghiệp, em rất thấu hiểu được những khó khăn hàng ngày của họ. Từ thủ tục huy động vốn cho đến các thủ tục hành chính khác cho hoạt động khởi nghiệp", kiến trúc sư Hải nói.
Kiến trúc sư Hải kể: "Vừa rồi, có một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp mà Becamex hỗ trợ, làm thủ tục kéo dài 3 tháng vẫn chưa xong. Đi làm đăng ký DN mà trồng cây này, cây kia lại có một mã kinh doanh khác nhau. Lên Sở thì họ bảo, Luật (Doanh nghiệp và Luật Đầu tư) có rồi nhưng hướng dẫn chưa có".
"Thực ra, nhà nước có cơ chế hỗ trợ cả nhưng giữa cơ chế và nhu cầu của công ty khởi nghiệp lại không đến được với nhau. Nhiều khi, anh em trong giới khởi nghiệp đều chủ yếu chia sẻ thông tin cho nhau ở quán ăn, cà phê", kiến trúc sư Hải tâm sự
Gặp khó khăn về thủ tục, Trịnh Tuấn, chủ Công ty Babyme, chia sẻ câu chuyện phải đi đường vòng của mình.
"Khi em thành lập công ty, gọi được vốn nước ngoài thì họ lại rất e ngại vì Luật Đầu tư của Việt Nam khá là giới hạn. Cuối cùng, tụi em phải qua Singapore để mở công ty rồi mới về Việt Nam mở. Thành ra, tất cả những gì làm ra được ở Việt Nam thì lại phải đổ về công ty ở Singapore", Tuấn nói.
Trịnh Tuấn chia sẻ: "Nhiều quốc gia đã hỗ trợ cho kinh tế khởi nghiệp rất tốt. Hàn Quốc còn có chương trình hỗ trợ khởi nghiệp toàn cầu, không chỉ là ở nước họ. Chính phủ Singapore cũng đầu tư cho khởi nghiệp, họ sẵn sàng bỏ 10 mất 7. Nếu Việt Nam không nhận ra cơ hội này thì sẽ còn chảy chất xám rất lớn".
"Ở ta, mọi tài nguyên đều có giới hạn, than, dầu mỏ không thể đào mãi lên để bán được. Việt Nam là nước chưa phát triển, nhưng cần có những bước đi trước để rút ngắn quá trình này", Tuấn góp ý.
Đáp lại những "than phiền" này, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông khẳng định: "Bộ KH-ĐT đã có hướng dẫn đầy đủ, chỉ có điều nghị định chưa ban hành. Trong dự thảo cũng đã có quy định về đầu tư mạo hiểm, vốn từ các nhà tài trợ nước ngoài cho khởi nghiệp ở Việt Nam sẽ được công nhận. Dự thảo đã nằm trên bàn Thủ tướng, chỉ chờ các thành viên ký vào là xong.
Ngay tại cuộc gặp, một DN cũng mở công ty Start Up ở Singapore thay vì Việt Nam nghe xong giải thích trên, đã hỏi thẳng: "Bao giờ thì chính sách của Bộ trở thành hiện thực? Không biết, bác có thể hứa không".
Bộ, ngành phải nghĩ cho người khởi nghiệp
Chia sẻ với tâm tư của các doanh nhân trẻ khởi nghiệp, nhiều lãnh đạo các bộ đã lên tiếng khẳng định, đã nhận diện được vấn đề và đang làm mọi giải pháp để hỗ trợ.
Như Bộ Tài chính đang nghiên cứu để xin giảm thuế thu nhập cá nhân cho các nhân lực công nghệ cao, hay Bộ Khoa học Công nghệ thì đang làm đề án "Hệ sinh thái khởi nghiệp".
Ngay cả Tổng Giám đốc SCIC cũng cam kết: "Sẽ nghiên cứu và sẵn sàng hỗ trợ khởi nghiệp nếu dự án có sản phẩm tốt và có... thị trường".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: "Anh em đã dùng từ rất mới nền kinh tế khởi nghiệp. Becamex, FPT, IDG đều đầu tư khởi nghiệp, tức là có rủi ro. Họ đầu tư 10, mất 7 nhưng cuối cùng, tổng tài sản vẫn tăng tới 75% như IDG.
"Có thể chúng ta sẽ phải nghiên cứu lại xem, SCIC có thể đầu tư khởi nghiệp song hành cùng những người khổng lồ không. Chỉ cần móng tay của người khổng lồ là sẽ giúp ích được cho DN khởi nghiệp. Nhưng chắc chắn, nếu dùng cơ chế đầu tư dự án nào cũng phải bảo toàn vốn thì sẽ rất khó mà phải nhìn tổng thể", Phó Thủ tướng nhìn nhận.
Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh với lãnh đạo các bộ, ngành: "phải nghĩ cho anh em khởi nghiệp. Còn đợi khi làm đề án xong thì có khi có những thứ không thể "xơi" được".
Kết thúc cuộc gặp gỡ, Phó Thủ tướng chia sẻ: "Các bạn có nhiều tâm huyết và sẽ là những người giúp đất nước giàu có. Các bạn sẽ là người thành đạt của một đất nước giàu có. Không ai muốn đi nước ngoài, đạt giải thưởng mà lại là công dân của nước nghèo. Tất cả anh em ngồi đây đều có niềm tin vào các bạn, niềm tin tương lai của đất nước".
Song, ông nói: "Nước mình còn nhiều vấn đề. Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo. Bây giờ phải làm gì?".
"Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn", ông nhấn mạnh.
"Chúng ta đã làm tốt, có thành quả lớn nhưng trước yêu cầu như vậy thì không thể hài lòng mà phải phát triển nhanh hơn. Tôi tha thiết gặp các bạn vì các bạn là những người dám mơ ước, dám vượt qua giấc mơ con", Phó Thủ tướng giãi bày.
"Tôi đặt hàng các bạn tư vấn chính sách. Tôi muốn các bạn góp ý để chúng ta làm lan tỏa các giá trị. Tôi sẽ hết sức tạo mọi điều kiện", Phó Thủ tướng nói.
Phạm Huyền - Duy Khánh
(Thông tin ở báo Infonet vẫn vậy, Thợ Cạo khỏi dẫn
Báo Infonet: PTT Vũ Đức Đam: Cần đặt câu hỏi tại sao chúng ta tốt mà vẫn nghèo?
Một số độc giả khen Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cởi mở thẳng thắn tại cuộc gặp gỡ với 40 DN tiêu biểu trong cộng đồng khởi nghiệp (Start Up), Thợ Cạo thì nghĩ ngược lại: Cách đặt vấn đề hết sức mù mờ của người lãnh đạo dẫn dắt tập thể thảo luận, chính vì vậy xem qua các ý kiến các doanh nghiệp trẻ không có gì mới và cách trả lời của ông Phó thủ tướng vẫn là điệp khúc như lâu nay. Thế hệ 8x gặp lãnh đạo chính quyền đều xưng "cháu" hoặc "em" thì có lẽ họ là cháu, em thật cũng nên, trông mong gì ở họ?
PTT Vũ Đức Đam: Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?
- Tại cuộc gặp gỡ với 40 DN tiêu biểu trong cộng đồng khởi nghiệp (Start Up) vào chiều 12/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo. Bây giờ phải làm gì?" và chính ông đã nhấn mạnh: "Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn".
Điều đặc biệt ở cuộc giao lưu này là hầu hết các vị giám đốc trẻ thế hệ 8x đều xưng "cháu" hoặc "em" với các vị lãnh đạo.
Mở đầu, anh Đinh Việt Hùng đến từ Công ty Navigator khẳng định: "Nền kinh tế khởi nghiệp có thể đóng vai trò rất lớn, rất quan trọng, định hướng nền kinh tế trong 5-10 năm tới".
Tuy nhiên, theo nhiều chia sẻ của các doanh nhân tại đây thì "khởi nghiệp", một mô hình đầy sự sáng tạo và tiên phong lại vẫn đang gặp nhiều trở ngại từ chính quy định kinh doanh ở Việt Nam.
Kiến trúc sư Nguyễn Hồng Hải, Công ty Becamex IDC, cho hay: "Trong 10 năm sống và làm việc ở nước ngoài, mô hình DN khởi nghiệp đã rất thành công ở nhiều nước. Nhưng khi về làm việc ở Becamex IDC, em đưa ra ý tưởng hỗ trợ DN khởi nghiệp thì tập đoàn rất hoài nghi. Bởi vì, đó là đầu tư mạo hiểu, rủi ro. Đầu tư 10 thì chết 9".
"Tuy nhiên, sau 3 năm, tiếp xúc với hơn 400 công ty khởi nghiệp, em rất thấu hiểu được những khó khăn hàng ngày của họ. Từ thủ tục huy động vốn cho đến các thủ tục hành chính khác cho hoạt động khởi nghiệp", kiến trúc sư Hải nói.
Phó Thủ tướng tại cuộc gặp gỡ cộng đồng khởi nghiệp |
"Thực ra, nhà nước có cơ chế hỗ trợ cả nhưng giữa cơ chế và nhu cầu của công ty khởi nghiệp lại không đến được với nhau. Nhiều khi, anh em trong giới khởi nghiệp đều chủ yếu chia sẻ thông tin cho nhau ở quán ăn, cà phê", kiến trúc sư Hải tâm sự
Gặp khó khăn về thủ tục, Trịnh Tuấn, chủ Công ty Babyme, chia sẻ câu chuyện phải đi đường vòng của mình.
"Khi em thành lập công ty, gọi được vốn nước ngoài thì họ lại rất e ngại vì Luật Đầu tư của Việt Nam khá là giới hạn. Cuối cùng, tụi em phải qua Singapore để mở công ty rồi mới về Việt Nam mở. Thành ra, tất cả những gì làm ra được ở Việt Nam thì lại phải đổ về công ty ở Singapore", Tuấn nói.
Trịnh Tuấn chia sẻ: "Nhiều quốc gia đã hỗ trợ cho kinh tế khởi nghiệp rất tốt. Hàn Quốc còn có chương trình hỗ trợ khởi nghiệp toàn cầu, không chỉ là ở nước họ. Chính phủ Singapore cũng đầu tư cho khởi nghiệp, họ sẵn sàng bỏ 10 mất 7. Nếu Việt Nam không nhận ra cơ hội này thì sẽ còn chảy chất xám rất lớn".
"Ở ta, mọi tài nguyên đều có giới hạn, than, dầu mỏ không thể đào mãi lên để bán được. Việt Nam là nước chưa phát triển, nhưng cần có những bước đi trước để rút ngắn quá trình này", Tuấn góp ý.
Đáp lại những "than phiền" này, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông khẳng định: "Bộ KH-ĐT đã có hướng dẫn đầy đủ, chỉ có điều nghị định chưa ban hành. Trong dự thảo cũng đã có quy định về đầu tư mạo hiểm, vốn từ các nhà tài trợ nước ngoài cho khởi nghiệp ở Việt Nam sẽ được công nhận. Dự thảo đã nằm trên bàn Thủ tướng, chỉ chờ các thành viên ký vào là xong.
Ngay tại cuộc gặp, một DN cũng mở công ty Start Up ở Singapore thay vì Việt Nam nghe xong giải thích trên, đã hỏi thẳng: "Bao giờ thì chính sách của Bộ trở thành hiện thực? Không biết, bác có thể hứa không".
Bộ, ngành phải nghĩ cho người khởi nghiệp
Chia sẻ với tâm tư của các doanh nhân trẻ khởi nghiệp, nhiều lãnh đạo các bộ đã lên tiếng khẳng định, đã nhận diện được vấn đề và đang làm mọi giải pháp để hỗ trợ.
Như Bộ Tài chính đang nghiên cứu để xin giảm thuế thu nhập cá nhân cho các nhân lực công nghệ cao, hay Bộ Khoa học Công nghệ thì đang làm đề án "Hệ sinh thái khởi nghiệp".
Ngay cả Tổng Giám đốc SCIC cũng cam kết: "Sẽ nghiên cứu và sẵn sàng hỗ trợ khởi nghiệp nếu dự án có sản phẩm tốt và có... thị trường".
Phó Thủ tướng đặt hàng DN tư vấn chính sách. |
"Có thể chúng ta sẽ phải nghiên cứu lại xem, SCIC có thể đầu tư khởi nghiệp song hành cùng những người khổng lồ không. Chỉ cần móng tay của người khổng lồ là sẽ giúp ích được cho DN khởi nghiệp. Nhưng chắc chắn, nếu dùng cơ chế đầu tư dự án nào cũng phải bảo toàn vốn thì sẽ rất khó mà phải nhìn tổng thể", Phó Thủ tướng nhìn nhận.
Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh với lãnh đạo các bộ, ngành: "phải nghĩ cho anh em khởi nghiệp. Còn đợi khi làm đề án xong thì có khi có những thứ không thể "xơi" được".
Kết thúc cuộc gặp gỡ, Phó Thủ tướng chia sẻ: "Các bạn có nhiều tâm huyết và sẽ là những người giúp đất nước giàu có. Các bạn sẽ là người thành đạt của một đất nước giàu có. Không ai muốn đi nước ngoài, đạt giải thưởng mà lại là công dân của nước nghèo. Tất cả anh em ngồi đây đều có niềm tin vào các bạn, niềm tin tương lai của đất nước".
Song, ông nói: "Nước mình còn nhiều vấn đề. Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo. Bây giờ phải làm gì?".
"Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn", ông nhấn mạnh.
"Chúng ta đã làm tốt, có thành quả lớn nhưng trước yêu cầu như vậy thì không thể hài lòng mà phải phát triển nhanh hơn. Tôi tha thiết gặp các bạn vì các bạn là những người dám mơ ước, dám vượt qua giấc mơ con", Phó Thủ tướng giãi bày.
"Tôi đặt hàng các bạn tư vấn chính sách. Tôi muốn các bạn góp ý để chúng ta làm lan tỏa các giá trị. Tôi sẽ hết sức tạo mọi điều kiện", Phó Thủ tướng nói.
Cuộc gặp gỡ không có báo cáo thành tích
Thân thiện và trẻ trung, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có màn làm quen với Cộng đồng doanh nghiệp Startup rất thú vị. "Đây là phòng họp của Chính phủ. Ở đây, có bạn nào chưa từng đến phòng họp này?". Rào rào hàng chục cánh tay giơ lên.Và ông giới thiệu: "Đây là nơi mà các bộ trưởng, thành viên Chính phủ họp thường kỳ hàng tháng". Cứ thế, Phó Thủ tướng Đam đọc vị trí của lần lượt 22 bộ trưởng và các vị lãnh đạo cơ quan của Chính phủ thường ngồi, trùng với vị trí mà từng thành viên Cộng đồng doanh nghiệp Startup đang ngồi. Suốt cuộc nói chuyện, vị lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Việt Nam thỉnh thoảng lại đứng lên, đi lại và dừng chân ở một chỗ ngồi của một doanh nhân Startup nào đó. Tại buổi giao lưu, khi vị Tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo chia sẻ về cơ chế đầu tư đặc thù của mình và bắt đầu liệt kê một danh sách các ngành hot trong con mắt của SCIC thì Phó Thủ tướng ngắt lời. Ông đứng phía dưới hội trường, mượn míc của một doanh nhân trẻ và nói: "Bác Đạo ơi, như Phó Thủ tướng đã nói, có một loạt quỹ đã đầu tư vào (Startup) rồi, mỗi dự án bọn cháu chỉ cần mấy chục ngàn (USD) thôi. SCIC của bác vĩ đại thế, liệu có song hành với mấy quỹ đầu tư kia, đầu tư cho bọn cháu được không?". Cũng suốt buổi nói chuyện, không có một báo cáo thành tích nào được "đọc cập nhật" như thường thấy ở các cuộc làm việc của Chính phủ với giới DN. Sau cuộc gặp gỡ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam còn tham gia một trận bóng đá giao hữu với các doanh nhân Startup với vị trí đá tiền vệ. |
(Thông tin ở báo Infonet vẫn vậy, Thợ Cạo khỏi dẫn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét