Nhiều phụ huynh không khỏi choáng váng khi sách dạy kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 có cách thể hiện lòng dũng cảm một cách... đáng sợ.
- Hà Nội: Phát hiện nhiều đầu sách lậu dành cho trẻ em
- Sách dạy trẻ rèn thông minh bằng vụ giết người rùng rợn
- Sách thiếu nhi có nội dung phản cảm tràn lan, nhiều phụ huynh sốc nặng
- Tràn lan sách nhảm cho trẻ em
Cụ thể, để dạy trẻ về lòng dũng cảm, sách viết: “Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt cả lớp và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp đều rất sợ hãi! An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh, nhờ vậy mà An đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi, An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng, cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh”.
Minh họa cho câu chuyện này là hình ảnh một bé gái mặc áo hai dây, quần đùi đứng trên một lớp thủy tinh rải trên sàn nhà. Cuối câu chuyện, sách còn đưa ra phần thảo luận với câu hỏi: “Em đã dũng cảm như thế nào? Em kể về sự dũng cảm của mình cho các bạn cùng nghe”.
Khi đọc được câu chuyện này, rất nhiều người bày tỏ thái độ ngạc nhiên, thậm chí phẫn nộ vì cách dạykỹ năng sống cho trẻ kiểu… huấn luyện cảm tử thế này. Anh Tuấn Hà bức xúc: “Các bé vốn luôn “dũng cảm” hơn người lớn. Không nghe mấy vụ bé thọc thay vào ổ điện, nhảy từ lan can ban công Linh Đàm xuống đất à? Sao phải dạy kiểu này nữa nhỉ?”. Nick Điểm Phạm thì cho rằng: “Như thế này không phải là dũng cảm. Ngày xưa, khi mình còn nhỏ, các bài học về dũng cảm là tiêm không khóc, dũng cảm là can bạn đánh nhau… Đây là trò nghịch dại”.
Phương Nam, một người dùng mạng xã hội phân tích: “Cái này, ở trường có thể dùng mảnh chai thường, không nhọn nên không gây tổn thương cho chân bé. Việc này có thể khiến con có được cái "dũng cảm" khi vượt qua nỗi sợ. Nhưng trẻ còn nhỏ, chưa lường hết được mọi việc, nếu như về nhà bé thấy mảnh chai rồi.... đạp lên luôn (vì bé nghĩ không sao, do đã từng thử ở lớp) thì chắc chắn gây tổn thương cho bé. Cá nhân tôi thấy dũng cảm là một chuyện, mạo hiểm lại là chuyện khác, những "bài tập thử thách này" chỉ nên đưa vào gameshow truyền hình cho người lớn, chứ không phải bài học cho trẻ!”.
Khi đọc được câu chuyện này, rất nhiều người bày tỏ thái độ ngạc nhiên, thậm chí phẫn nộ vì cách dạykỹ năng sống cho trẻ kiểu… huấn luyện cảm tử thế này. Anh Tuấn Hà bức xúc: “Các bé vốn luôn “dũng cảm” hơn người lớn. Không nghe mấy vụ bé thọc thay vào ổ điện, nhảy từ lan can ban công Linh Đàm xuống đất à? Sao phải dạy kiểu này nữa nhỉ?”. Nick Điểm Phạm thì cho rằng: “Như thế này không phải là dũng cảm. Ngày xưa, khi mình còn nhỏ, các bài học về dũng cảm là tiêm không khóc, dũng cảm là can bạn đánh nhau… Đây là trò nghịch dại”.
Phương Nam, một người dùng mạng xã hội phân tích: “Cái này, ở trường có thể dùng mảnh chai thường, không nhọn nên không gây tổn thương cho chân bé. Việc này có thể khiến con có được cái "dũng cảm" khi vượt qua nỗi sợ. Nhưng trẻ còn nhỏ, chưa lường hết được mọi việc, nếu như về nhà bé thấy mảnh chai rồi.... đạp lên luôn (vì bé nghĩ không sao, do đã từng thử ở lớp) thì chắc chắn gây tổn thương cho bé. Cá nhân tôi thấy dũng cảm là một chuyện, mạo hiểm lại là chuyện khác, những "bài tập thử thách này" chỉ nên đưa vào gameshow truyền hình cho người lớn, chứ không phải bài học cho trẻ!”.
Thậm chí, không ít người còn ví von, câu chuyện bé An dũng cảm không khác gì bài tập của... phiến quân IS.
Ngay cả những ý kiến tỏ ý "bênh vực" cho bài học "lạ" cũng bị cư dân mạng lên án gay gắt. Độc giả có tên Hoàng Ngân bình luận: “Thực ra đây là bài tập thể hiện sự can đảm, vượt qua nỗi sợ hãi (thực tế là đi trên mảnh thuỷ tinh dày, áp lực được trải đều ra các mảnh chai, không gây ra vết thương nào) chứ không phải là ngu dốt gì đâu ạ. Tất nhiên cá nhân em cũng thấy đây không phải là câu chuyện hay để minh hoạ cho lòng dũng cảm”.
Ngay cả những ý kiến tỏ ý "bênh vực" cho bài học "lạ" cũng bị cư dân mạng lên án gay gắt. Độc giả có tên Hoàng Ngân bình luận: “Thực ra đây là bài tập thể hiện sự can đảm, vượt qua nỗi sợ hãi (thực tế là đi trên mảnh thuỷ tinh dày, áp lực được trải đều ra các mảnh chai, không gây ra vết thương nào) chứ không phải là ngu dốt gì đâu ạ. Tất nhiên cá nhân em cũng thấy đây không phải là câu chuyện hay để minh hoạ cho lòng dũng cảm”.
Ngay lập tức, ý kiến của Hoàng Ngân nhận được không ít lời phản pháo gay gắt: “Không gây ra vết thương cho các bé là hoàn toàn sai nhé, dù trên lý thuyết áp lực trải đều lên các mảnh chai sẽ không gây sát thương nhưng có rất nhiều mảnh, vụn chai sắc lúc dẫm vào mới lộ ra, các bé da bàn chân mỏng hơn người lớn nhiều, dẫm vào nguy cơ bị thương rất cao. Ngay cả trong những cuộc thi dẫm mảnh chai của người lớn thì tỷ lệ bị chảy máu vẫn không ít đâu bạn ạ”.
Ngay cả, phần minh họa của câu chuyện cũng gây phản cảm, như một số dân mạng “soi”: “Hình ảnh minh họa cũng chẳng ra gì. Học sinh tới lớp mà mặc quần áo thế kia được à?”. Quan trọng hơn, sự “ghê rợn” trong nội dung bài học khiến nhiều người lo sợ rằng, với sự trong sáng và rất thật thà của trẻ con, rất có thể các bé sẽ “chứng minh lòng dũng cảm” của mình bằng cách dẫm lên mảnh kính vỡ, nghịch dao, kéo hay những vật sắc nhọn khác mà không có sự kiểm soát của người lớn.
Một số người hoài nghi, không biết đây là giáo trình thật hay là sách bán lậu nên nội dung chưa được kiểm duyệt, như nick Phạm Phương mỉa mai: “Sách vở bây giờ giỏi quá, còn không phân biệt được thế nào là dũng cảm mà thế nào là ngu nữa. Để in được ra một quyển sách thì có bao nhiêu bước, vậy mà vẫn duyệt được mấy cái nội dung này”.
Nhiều người đã làm mẹ như chị Nguyễn Hoàng Diệu Anh thì cảm thấy xót xa khi nghĩ đến chuyện con mình phải học kỹ năng sống kiểu này: “Cảm thấy như đang huấn luyện ở rạp xiếc. Từ cái cười (mà cũng phải dạy) tới cái đạp mảnh thủy tinh… Thấy sợ cho tương lai con mình quá!”. Hay như Trần Mai Anh hóm hỉnh bình luận: “May mắn là mình sinh sớm chứ sinh trễ như tụi nó chắc bây giờ ngáo không khác gì chơi đá”.
Trẻ con phải luyện tập… cười với cỏ cây trong vườn
Một số người hoài nghi, không biết đây là giáo trình thật hay là sách bán lậu nên nội dung chưa được kiểm duyệt, như nick Phạm Phương mỉa mai: “Sách vở bây giờ giỏi quá, còn không phân biệt được thế nào là dũng cảm mà thế nào là ngu nữa. Để in được ra một quyển sách thì có bao nhiêu bước, vậy mà vẫn duyệt được mấy cái nội dung này”.
Nhiều người đã làm mẹ như chị Nguyễn Hoàng Diệu Anh thì cảm thấy xót xa khi nghĩ đến chuyện con mình phải học kỹ năng sống kiểu này: “Cảm thấy như đang huấn luyện ở rạp xiếc. Từ cái cười (mà cũng phải dạy) tới cái đạp mảnh thủy tinh… Thấy sợ cho tương lai con mình quá!”. Hay như Trần Mai Anh hóm hỉnh bình luận: “May mắn là mình sinh sớm chứ sinh trễ như tụi nó chắc bây giờ ngáo không khác gì chơi đá”.
Trẻ con phải luyện tập… cười với cỏ cây trong vườn
Không chỉ bài học dũng cảm trong sách dạy kỹ năng sống nói trên bị lên án, một bài học khác dạy trẻ cách… cười cũng khiến nhiều người ngán ngẩm. Trong phần dạy trẻ cười kèm theo biểu lộ các cảm xúc khác nhau, ví dụ như mục “nhắc nhở” , sách dạy “chỉ ngón trỏ về phía bạn và cười” hay mục “không thành tiếng” hướng dẫn trẻ “miệng há to, nhìn các bạn và cười không phát ra tiếng” v.v… Gây tranh cãi nhất là phần “luyện tập”, sách yêu cầu trẻ luyện tập bằng cách cười chào bố mẹ, cười với bạn hàng xóm, cười với cây cối trong vườn.
Những hướng dẫn… "kỳ cục" này khiến không ít người cho rằng, đây là sách dành cho người khuyết tật hoặc sách dạy trẻ tự kỷ, chứ không thể nào sách vở dành cho trẻ bình thường lại… dở hơi như thế. Bởi lẽ, ở nhiều nơi (bao gồm cả Việt Nam) khi mà chỉ trỏ người khác, lại còn cười thành tiếng là một hành động khiếm nhã.
Sách kỹ năng sống khiến người đọc khó hiểu khi dạy trẻ cười ở mọi tình huống.
Một số ý kiến cũng cho rằng, những bài học cười được dạy ở đây là thuộc bộ môn yoga cười, thoạt nhìn tưởng rất… điên, nhưng lại dạy cho trẻ về sự tự tin, niềm vui và thân thiện trong cuộc sống. Hay như người mẹ trẻ Phương Triệu tranh luận trên một diễn đàn, đây là cách dạy giống người Nhật. “Nhìn nhận cách người Nhật sống, ta thấy điều tương đồng về văn hoá xin lỗi, cách nhắc nhở người khác thay vì sỉ và và dùng vũ lực, hướng dẫn trẻ khi giao tiếp - bắt tay và cười giúp trẻ tự tin khi gặp gỡ người khác thay vì tự ti nhưng thế hệ bây giờ. Phải nói là tụi nhỏ sướng lắm đấy, ngày xưa mình làm gì có điều kiện được học những kỹ năng như này - nếu được học có lẽ cuộc đời mình đã tốt hơn nhiều - giờ chuẩn bị làm cha mẹ thì nên cho con cái học những cái này, sẽ tốt cho cuộc đời của chúng sau này.
Phụ huynh bây giờ còn không làm nổi mấy việc kính trọng lễ phép với người già, giúp đỡ người cần giúp, văn hoá xin lỗi... đến nỗi người ta phải viết ra sách cho mọi người học. Mọi người cứ chứng minh sách này sai đi, tôi có lập trường của tôi, và dạy con trẻ theo cách của mình”.
Những ngôn ngữ cơ thể kèm theo cách cười bị phản ứng trong sách dạy kỹ năng sống.
Tuy nhiên, ý kiến này cũng bị nhiều người chỉ trích, như một Facebooker gay gắt: “Dạy cười không có gì là sai cả nhưng bạn xem kỹ nội dung đi. Vấn đề đầy ra.
1. Mục "Xin lỗi, cảm ơn" : Đặt 1 tay lên ngực, cúi người cười? Vậy mà từ nhỏ mình được dạy xin lỗi hay cảm ơn gì thì khoanh tay cúi người. Và nói thật xin lỗi thì tùy trường hợp, chứ trường hợp nào cũng cười thì nhiều khi sẽ thành ra trêu ngươi.
2. Mục "Không thành tiếng": Để há mồm to rồi cười mà không ra tiếng thật sự chỉ có lúc quá buồn cười nên mục này rất gượng ép và không hiểu mục đích là gì? Nếu là để các bé dũng cảm thể hiện bản thân thì chỉ cười thôi không đủ sao?
3. Phần "cười với cây cối trong vườn" cũng rất vô lý và mình cũng không hiểu mục đích của nó. Ví dụ như muốn các bé cảm nhận cuộc sống thì không thể dạy theo cách này được.
Những ngôn ngữ cơ thể kèm theo cách cười bị phản ứng trong sách dạy kỹ năng sống.
1. Mục "Xin lỗi, cảm ơn" : Đặt 1 tay lên ngực, cúi người cười? Vậy mà từ nhỏ mình được dạy xin lỗi hay cảm ơn gì thì khoanh tay cúi người. Và nói thật xin lỗi thì tùy trường hợp, chứ trường hợp nào cũng cười thì nhiều khi sẽ thành ra trêu ngươi.
2. Mục "Không thành tiếng": Để há mồm to rồi cười mà không ra tiếng thật sự chỉ có lúc quá buồn cười nên mục này rất gượng ép và không hiểu mục đích là gì? Nếu là để các bé dũng cảm thể hiện bản thân thì chỉ cười thôi không đủ sao?
3. Phần "cười với cây cối trong vườn" cũng rất vô lý và mình cũng không hiểu mục đích của nó. Ví dụ như muốn các bé cảm nhận cuộc sống thì không thể dạy theo cách này được.
Tóm lại, đồng ý là trẻ con Nhật được học những cái như này và mình nên học hỏi họ, nhưng bạn có dẫn chứng cụ thể xem họ dạy như thế nào không? Và dĩ nhiên không phải mình cứ bưng hết của họ qua là được (cụ thể là như xin lỗi hay cảm ơn thì người Nhật gập đầu 45 - 90 độ chẳng hạn, mình mà làm vậy thì không hợp)”.
Qua xác minh, những nội dung gây tranh cãi này được trích trong sách “Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 1” do TS Phan Quốc Việt (chủ biên) và đồng tác giả Nguyễn Thị Thùy Nương (nhóm Tâm Việt – một trong những trung tâm huấn luyện kỹ năng sống đình đám tại Việt Nam) biên soạn và do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành. Bộ sách kỹ năng sống này được làm tài liệu dạy học cho trẻ ở tất cả các khối lớp tiểu học.
Bìa sách giáo dục kỹ năng sống có những bài học gây tranh cãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét