19 thg 6, 2015

ĐỌC CẢM HOÀI  của  ĐẶNG DUNG  ở NAM PHƯƠNG LINH TỪ.

Sau ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch năm nay, các quán cà phê chợ Lấp Vò râm rang chuyện đại gia họ Đặng ở làng Long Hưng khánh thành Nam Phương linh từ : gồm đền thờ Đặng tộc cùng đền thờ thờ 125 nhân vật lịch sử đất phương Nam.

Tò mò hỏi chuyện , được biết đây là ngôi đền to, kiến trúc độc đáo… toàn bằng gỗ tròn, to …. Xây dựng theo lối cung đình ở Huế ….  ( theo lời kể những người đã đến đó ). Họ cho rằng đây cũng là bậc nhất ở miền Tây, có thể sánh với Đại Nam lạc cảnh của Dũng lò vôi (Bình Dương). Nghe vậy, biết vậy ….

Điểm lạ  :  đền thờ thờ 125 nhân vật lịch sử đất phương Nam có nét độc đáo là : Cùng thờ  Nguyễn Huệ (Vua Quang Trung) và Nguyễn Ánh (vua Gia Long) là 2 cựu thù , không đội trời chung , cùng các lãnh tụ tôn giáo như Đoàn Minh Huyên (đạo Bửu Sơn kỳ hương) ,Phạm Công Tắc ( đạo Cao Đài), Huỳnh Phú Sổ (đạo Phật giáo Hoà hảo), gây thêm sự tò mò .


Rũ  anh Dương Thanh Bả ở Vàm Cống cùng đi xem, vì Nam Phương linh từ cách chợ Lấp Vò khoảng 20 cây số …. Đi cho biết, kẽo đôi khi ân hận như ông Hữu Nhân, Chủ tịch hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp :
. . . . . .   Nghe chuyện của Bác sĩ Khương Trọng Sữu và thầy giáo Trang Lâm, tôi cảm thấy lòng mình quý trọng hơn tài năng, nhân cách và sức lan tỏa của học giả Nguyễn Hiến Lê. Đã bước qua năm 14 kể   từ ngày di cốt được cải táng về chùa Phước Ân cho đến nay mà tôi và hẳn nhiều bạn văn chương khác ở Đồng Tháp không hề hay biết. Nghĩ lại, mình cảm thấy thẹn với tiền nhân và chính mình …. (bài Đôi điều quanh phần mộ của học giả Nguyễn Hiến Lê ở Đồng Tháp. HỮU NHÂN Hội VHNT Đồng Tháp tháng 5/2013).
Vì tháp mộ của nhà văn Nguyễn Hiến Lê được cải táng về chùa Phước Ân, xã Vĩnh Thạnh ( cách Nam Phương linh từ khoãng 7 cây số) mà ông Hữu Nhân mới biết và đến viếng, ông Hữu Nhân cảm thấy thèn thẹn…. Nay  Nam Phương linh từ không xa vả lại cũng nên đi cho biết .
Đến nơi, đúng là khang trang, hoành tráng, ông Đặng Phước Thành chủ nhân Nam Phương linh từ thật dám chơi… Mặc dù nơi đây vẫn tiếp tục công việc, vào  ngày thứ bảy và Chủ nhật vẫn đón khách đến viếng….. không khí 1 vùng vùng quê yên tĩnh vào 2 ngày nầy vẻ sôi động hẳn lên.
Đền thờ  thờ Đặng tộc được làm chỉnh chu hoành tráng, trang nghiêm các tượng thờ các danh nhân làm rạng rỡ dòng học Đặng, bảng vẽ các hệ thuộc gia phả họ Đăng rất công phu…. Có gian phụ (phía trái từ đường ngó ra) tái hiện lại trận đánh của Đặng Tất và Đặng Dung đánh giặc Minh năm xưa trên sa bàn …. Trên vách có ghi lại 1 đoạn ngắn về công trận của Đặng Dung đánh tan quân của Trương Phụ,  cùng bài thơ Thuật Hoài được chép 1 bài bằng chữ Hán, 1 bài được phiên âm quốc ngữ. Bài thơ nầy lúc học trung học có học, nhưng lâu quá chỉ nhớ mài mại và biết là bài thơ hay .
Về nhà, lên mạng thì nhiều báo viết về Nam Phương linh từ cùng hình ảnh trong ngày khánh thành,  có nghe đề cập đến 125 nhân vật lịch sử, nhưng khi tìm danh sách thì không tìm thấy, mình thấy tiếc ghê, vì theo sự hiểu biết tuy thô thiển của mình, tại huyện Lấp Vò nầy cũng có vài ba vị xứng đáng được xếp vào hàng ngũ nầy, không biết trong danh sách xếp hạng có hay không ?

Không được rồi : Xem bài : Ý kiến về việc thờ phượng 125 vị ở nam phương linh từ.

 

 ……………Việc xét chọn các vị có công mở cõi, bảo vệ và làm rạng danh đất phương Nam từ buổi đầu đến năm 1975, ông Đặng Phước Thành nhờ ông Nguyễn Hạnh – Phó Tổng Biên tập tạp chí Xưa và Nay chi nhánh TP. Hồ chí Minh. Tám vị gồm các nhà sử học được mời tham gia Hội đồng tư vấn để xét duyệt, trong đó ông Nguyễn Hạnh làm chủ biên, ông Dương Trung Quốc – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam làm cố vấn. Được biết, Hội đồng tư vấn nầy, đã họp nhiều lần, trao đổi nhiều ý và cuối cùng thống nhứt trước mắt chọn ra 125 vị, trong đó có 21 vị có công thời khai mở đất phương Nam, 62 vị có công gìn giữ đất phương Nam và 42 vị làm rạng danh đất phương Nam. Theo kế hoạch, 21 vị có công thời khai mở cõi được đúc tượng đồng toàn thân, các vị còn lập bài vị và tóm tắt tiểu sử, đưa vào thờ ở Nam Phương linh từ..

……………………………… Nghe đâu quyển sách viết chi tiết tiểu sử 125 nhân vật nầy sẽ được in và phát hành. Lãnh đạo tỉnh cũng không biết do ai soạn, nhà xuất bản nào in và phát hành, với số lượng bao nhiêu? (Có lẽ cũng do NXB Hồng Đức?). Khi quyển nầy được phát hành chắc chắn sẽ có hậu quả càng phức tạp hơn quyển sơ lược, đối với Đồng Tháp và cả nước. Với danh nghĩa Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp, tôi đã có công văn kiến nghị, đề xuất một số giải pháp trong việc nầy, gởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp. Được biết, Ban Tuyên giáo đã trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và Ban Tuyên giáo trung ương. Riêng về việc thờ phượng, tôi đề nghị sáu vị trong 125 vị còn có ý kiến khác nhau, dịp thượng tượng, bài vị thờ lần nầy, ông Đặng Phước Thành nên tạm dừng lại sáu vị nầy, chờ ý kiến quyết định của cấp có thẩm quyền, tránh để phân hóa trong nội bộ giới sử học và đừng để tác hại, khó xử đến địa phương Đồng Tháp.
     Nguyễn Đắc Hiển
(Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp)
Báo Văn Nghệ TP.HCM thứ bảy 16/5/2015.
Ông Dương Trung Qốc là Tổng Thư Ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, khi làm tư vấn cho quyển sách  nầy, sao không tham khảo ý kiến của ông Nguyễn Đắc Hiển nhỉ ? Không lẽ trống đánh xuôi – Kèn thổi ngược ?
Chủ nhật rồi , tôi lại đến Nam Phương linh từ cùng  bạn Bá và anh Dương Bửu Hoàng  từ Rạch giá ra chơi, anh bạn Hoàng nầy biết nhiều về Hán văn, mê thơ Lý Bạch, Đổ Phủ, Vương Bột ….tại đây anh dịch nghĩa và nói thêm về bài thơ Cảm Hoài (hay Thuật Hoài ) của Đặng Dung. Để ý thêm, chủ nhân rất trân trọng bài thơ nầy, ông đã cho khắc trên gỗ 4 tấm, mỗi tấm 2 câu thơ bằng chữ quốc ngữ treo mặt tiền đền thờ Đặng tộc. Tôi cũng gặp cô Ngô Thị Nhung hướng dẫn viên của Nam Phương linh từ, hỏi tìm danh sách 125  vị Nhân vật lịch sử đất phương Nam, được cô Nhung nhiệt tình tặng cho 1 quyển do nhà xuất bản Hồng Đức và tạp chí Xưa và Nay ấn hành. Thật là quý hoá hoá !.
Xin ghi :  Cảm Hoài    phiên âm Hán – Việt.
Thế sự du du nại lão hà ?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khí anh hùng ẩm hận đa,
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tây binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
Dịch nghĩa  :Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?
          Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca.
           Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành       công,
           Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.
          Giúp chúa, những mong xoay trục đất lại,
          Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống.
          Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,
          Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.

Khách đến viếng, tham quan Nam Phương linh từ đa số là các em học sinh cấp 2, 3 huyện Lấp Vò cùng 1 số dân địa phương và vùng lân cận… Các đoàn khách tham quan nghiên cứu về văn học và sử  hầu như chưa thấy …. Môn Sử ngày nay đối với các em học sinh và các bạn trẻ hình như không hấp dẫn. Ví dụ hỏi về Lý Bôn, Phùng Hưng, Huyền Trân công chúa … thì có người biết , người không. Nếu hỏi Võ Tắc Thiên, Hoàn Châu công chúa, Thái Bình công chúa, Càn Long, Khang Hy thì họ hiểu tất…. Như hôm vừa rồi Biên tập viên Kiều Trinh , đài truyền hình trung ương VTV gọi vua Thiệu Trị ( nhà Nguyễn) là Thuận Trị ( nhà Thanh) đó hay sao ? nhất là các đoạn sử về thời kỳ chống giặc Minh cuối đời Trần của Giản Định Đế và Trung Quang Đế cùng các vị trung thần thời ấy, điển hình là Đặng Tất và Đặng Dung….giai đoạn nầy rất ít người biết .

Ước gì nơi đây ghi sơ lược tiểu sử của Đăng Tất và Đặng Dung cùng lòng trung cang, cái chết anh hùng và dịch nghĩa bài thơ Cảm Hoài cho mọi người cùng thưởng thức .:
Nguyễn Khắc Thuần kể tiếp:
Tháng 11 năm 1413, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ bắt sống khi đang tìm đường tạm lánh sang Xiêm La để tính kế lâu dài. Vì liên tục lớn tiếng chửi mắng nên Nguyễn Cảnh Dị đã bị Trương Phụ hạ lệnh giết ngay. Còn Đặng Dung cùng Trần Quý Khoáng, Nguyễn Súy và một số tướng lãnh khác bị áp giải về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường, Trần Quý Khoáng nhảy xuống biển tự tử, Đặng Dung cũng lập tức nhảy xuống chết theo.[10]
Trần Trọng Kim cũng cho biết tương tự:
Từ khi thua trận ấy rồi, Trần Quý Khoách thế yếu quá không thể chống với quân giặc được nữa, phải vào ẩn núp ở trong rừng núi. Chẳng được bao lâu Trần Quý Khoáng, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Nguyễn Súy đều bị bắt, và phải giải về Yên Kinh cả. Đi đến giữa đường, Quý Khoách nhảy xuống bể tự tử, bọn ông Đặng Dung cũng tử tiết cả. Ông Đặng Dung có làm bài thơ Thuật hoài, mà ngày nay còn có nhiều người vẫn truyền tụng.
Cha con ông Đặng Dung đều hết lòng giúp nước phò vua, tuy không thành công được, nhưng cái lòng trung liệt của nhà họ Đặng cũng đủ làm cho người đời sau tưởng nhớ đến, bởi vậy hiện nay còn có đền thờ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh...[11] 
Theo WIKIPEDIA – Bách Khoa toàn thư .

Về nhà , lên mạng có 3 bản dịch , xin ghi lại :

Nhà thơ Tản Đà :   Việc đời man mác tuổi già thôi.
                               Đất rộng trời cao, chén ngậm ngùi.
                               Gặp gỡ thời cơ may những kẻ.
                               Tan tành sự thế, luống cay ai .
                                Phò vua bụng những toan xoay đất.
                                Gột giáp sông kia khó vạch trời.
                                 Đầu bạc giang sơn thù chửa trả.
                                 Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.

Phan Kế Bính :        Tuổi đời bối rối tuổi già vay.
                                 Trời đất vô cùng một cuộc say.
                                  Bần tiện gặp thời lên cũng dễ.
                                  Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
                                  Vai khiêng trái đất mong phò chúa.
                                  Giáp gột sông trời khó vạch mây.
                                   Thù trả chưa xong đầu đã bạc.
                                   Gươm mài bóng nguyệt   biết bao rày .

Nguyễn Văn Trình :     Việc đời dằng dặc tuổi già đây.
                                     Trời đất miên man nhịp hát hat
                                     Bần tiện gặp thời thành nghiệp dễ.
                                     Anh hùng lỡ vận, hận căm đầy.
                                      Mong xoay trái đất lo phù chúa.
                                      Muốn rửa sông trời, khó kéo mây.
                                      Thù nước chưa đền, đầu đã bạc.
                                        Mài gươm dưới nguyệt, mấy thu rày .

Theo WIKIPEDIA – Bách Khoa toàn thư.

Đặng Dung là tướng chứ không phải là nhà thơ, nhưng chỉ với Cảm Hoài đã trở thành tuyệt tác trong văn học sử nước nhà .Đọc Cảm Hoài của Đặng Dung liên tưởng đến tình thế đất nước ta hiện nay : Biển Đảo bị mất dần, theo dõi thời sự hàng ngày , trông ngóng 1 vài người như Đặng Tất, Đặng Dung …. Sao vẫn chưa thấy xuất hiện .
Mấy suy nghĩ xin ghi lại, sực nhớ lại lời của ông Nguyễn Đắc Hiển, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp thì thấy hơi khó cho ông Đặng Phước Thành rồi , tiếc rằng trong bài viết ông Hiển không ghi rõ dùm có 6 nhân vật cần xét lại là ai ? cho bàn dân thiên hạ được biết và bàn tán luôn một thể . Khi về nhà, tôi xem liền quyển  “Một số nhân vật lịch sử đất phương Nam “ thì các nhân vật ở đây đều đáng tôn kính cả , ông Hiển chưa đồng ý ( theo tôi đoán) có lẽ các vị nầy mang màu áo tôn giáo chăng ?
Áng mây Nhân Văn – Giai phẩm, Trăng Nghẹn ,Vụ án Nhã Thuyên hình như đến chừ vẫn còn vần vũ trên đầu chúng ta .
Thái bình thạnh trị hơn 40 năm rồi, xem thời sự thấy cảnh các tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn gặp nạn mãi : Nặng thì bị bắn giết giửa biển, lôi tàu vế Hải Nam xử lý …., vừa vừa thì chìm tàu, lội bì bỏm giữa biển, tàu cảnh sát biển đến cứu thì bị ngăn trở …. Nhè nhẹ thì bị đánh đập, cướp hết cá, ngư cụ trên tàu , ba ngày sau vế đến nhà mà tim vẫn còn run…….
Cảnh nầy đâu khác gì cảnh ngày xưa, cách đây hơn trăm năm :
Chạy Giặc  Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Ðồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây
Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!

Nhớ ông Đồ Chiêu,. Nhớ Lục Vân Tiên và nhớ :

Thà đui mà giử đạo nhà.
Còn hơn có mắt ông cha không thờ .

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm .
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà .
Ôi hào khí nước Nam : Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu, Đặng Tấ, Đặng Dung, Trần Quý Khoách, Nguyễn Cảnh Dị, sứ thần Giang Văn  Minh ……. Chẳng lẽ mất cà rồi hay sao ?
12/6/2015. TRỊNH KIM THUẤN.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog