28 thg 5, 2015

Chém gió Phiếm đàm của NND /PNTB

Theo tôi biết Việt Nam ta cao thủ chém gió nhiều lắm, đơn cử : nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với tuyết chiêu : Trời sinh ra Việt Nam và Cu Ba nước ở phía Đông, nước ở phía Tây, cùng nhau canh giữ an ninh thế giới... Việt Nam thức, Cu Ba ngủ, Việt Nam ngủ, Cu Ba thức... Việt Nam ta không có tham nhũng... chỉ gì giử tiền lâu quá không ai nhắc, lấy xài.... bạn bè thế giới đừng hiểu nhầm, tội nghiệp....., kế tiếp là nhà thơ thần Hoàng Quang Thuận, nghị viên Hoàng Hữu Phước ....  Gót Phiêu Du .
 
Nếu mình không nhầm thì từ “Chém gió” này mới xuất hiện độ mươi, mười lăm năm trở lại. Chém gió là một động tác bằng tay nhưng lại nói lên bản chất của ngôn ngữ mà người chém gió phát ra. Đa phần thuộc loại ngôn ngữ “ăn tục nói phét” theo cách nói của các cụ xưa. Tuy nhiên, ‘chém gió’ trong những cuộc trà dư tửu hậu dù đa phần vô bổ, nhưng đôi khi cũng có tác dụng giáo dục truyền thống ra phết.

Trong một xã hội phát triển cái sự ‘nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, nói một đằng làm một nẻo’ thì hiện tượng “chém gió” đang phát triển vượt bậc, hay người ta thường dùng từ “lên ngôi”. Nó lên ngôi trước hết ở hàng ngũ quan chức (đủ loại), có nhiều anh cứ hễ không lên bục thì thôi, chứ đã lên bục là “chém gió” phần phật. Đành rằng, đã là lãnh đạo thì phải ‘biết ăn, biết nói’, chỉ hùng hục ăn, ‘ăn không từ một thứ gì’ mà không biết nói cũng không được. Lên bục không nói thì đứng tũn ra đấy à!. Tuy nhiên, quần chúng chỉ tặng cho anh ta cái danh hiệu ‘chém gió’ khi anh ta ‘nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một đằng làm một nẻo’ thôi.

À mà không chỉ thế, có anh còn nói những điều trái ngoe, đại thể như “làm việc này thì không phải hỏi dân…”, khiến đổ thêm dầu vào ngọn lửa công luận. Có anh thì chém gió, tuy chém vào không khí đấy, nhưng có vẻ như lại chém vào cả những bậc cha, bậc chú, bậc thầy mình, khi mà họ dám…chân thành góp những ý kiến ‘trái tai’ – trung ngôn, nghịch nhĩ. Chém như chém kẻ thù không bằng…

Những cái chém gió như thế người dân đành phải giả vờ gật gật hoặc đôi khi tắt TV nửa chừng.

Nhưng thôi, chả nói nữa kẻo ai đó đọc lại vận vào rồi ‘tự ái’ thì chết bỏ bu. Bây giờ mình khoe với bà con chuyện chém gió của mấy nhiếp ảnh gia.

Các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã luống tuổi, nhiều người thường trải qua giai đoạn chụp ảnh dịch vụ. Hôm rồi đi sáng tác ở vùng cao, gặp hôm mưa dập gió vùi, đành ngồi nhà ‘chém gió’.

Một ông nổ: Bây giờ chụp ảnh KTS bằng thẻ sướng thật, cứ ‘bắn’ liên thanh, chẳng mất vốn mất lãi gì. Phương châm là gặp đối tượng thì ‘bắn nhầm hơn bỏ sót”. Chả bù cho hồi trước chụp bằng phim, có thời kỳ một chỉ vàng chỉ mua được 3 – 4 cuộn phim, chụp mà không tính toán có ngày sạt nghiệp. Ngày ấy có giai thoại: muốn cho ai sạt nghiệp thì chỉ cần mua tặng anh ta một cái máy ảnh là đạt mục đích. Khi chụp ảnh thẻ, cứ chờ đủ 4 người, ngồi dàn hàng ngang, chụp một phát rồi khi in tách ra 4 khuôn hình, thế là tiết kiệm được 3 phim!

Một ông phổ biến sáng kiến: Chụp ảnh thờ, ảnh đám cưới, biết dân mình thích khoe mẽ nên chỉ chụp mỗi cái đầu rồi về ghép cái thân có complet – caravat, có áo dài dân tộc hoa văn lộng lẫy của người khác vào. Nhà nghèo, xưa nay chưa bao giờ được mặc những thứ ấy, nhưng có ảnh như thế chả khoe được với thiên hạ rằng, đấy các người nhìn xem: ta kém gì các đại gia !

Ông bạn mình ở Sa Pa góp thêm: Có lần chụp ảnh cho mấy người dân tộc thiểu số. Họ toàn đi chân đất, không dép không giày. Lúc làm ảnh thấy vậy, ghép luôn những đôi chân có dép vào, ai ngờ trả ảnh bị khách bắt đền: “Không phải, hôm chụp ảnh mình có di dép đâu?”. Thợ ảnh thông minh đột xuất, giải thích rằng: “Đúng rồi, hôm chụp không có dép, nhưng ta cho mấy đôi dép miễn phí, không lấy tiền đâu mà!”. Thế là khách gật: “Ồ, thế thì cám ơn!”…

Những ‘chém gió’ như thế kéo dài hết cả buổi để chờ trời tạnh ráo, lên đồi, xuống bản chụp ảnh.

Cuối cùng thì mình cũng xin thừa nhận, chính bài viết này cũng chỉ là “Chém gió” thôi mà.


PNTB
 
Nếu mình không nhầm thì từ “Chém gió” này mới xuất hiện độ mươi, mười lăm năm trở lại. Chém gió là một động tác bằng tay nhưng lại nói lên bản chất của ngôn ngữ mà người chém gió phát ra. Đa phần thuộc loại ngôn ngữ “ăn tục nói phét” theo cách nói của các cụ xưa. Tuy nhiên, ‘chém gió’ trong những cuộc trà dư tửu hậu dù đa phần vô bổ, nhưng đôi khi cũng có tác dụng giáo dục truyền thống ra phết.

Trong một xã hội phát triển cái sự ‘nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, nói một đằng làm một nẻo’ thì hiện tượng “chém gió” đang phát triển vượt bậc, hay người ta thường dùng từ “lên ngôi”. Nó lên ngôi trước hết ở hàng ngũ quan chức (đủ loại), có nhiều anh cứ hễ không lên bục thì thôi, chứ đã lên bục là “chém gió” phần phật. Đành rằng, đã là lãnh đạo thì phải ‘biết ăn, biết nói’, chỉ hùng hục ăn, ‘ăn không từ một thứ gì’ mà không biết nói cũng không được. Lên bục không nói thì đứng tũn ra đấy à!. Tuy nhiên, quần chúng chỉ tặng cho anh ta cái danh hiệu ‘chém gió’ khi anh ta ‘nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một đằng làm một nẻo’ thôi.

À mà không chỉ thế, có anh còn nói những điều trái ngoe, đại thể như “làm việc này thì không phải hỏi dân…”, khiến đổ thêm dầu vào ngọn lửa công luận. Có anh thì chém gió, tuy chém vào không khí đấy, nhưng có vẻ như lại chém vào cả những bậc cha, bậc chú, bậc thầy mình, khi mà họ dám…chân thành góp những ý kiến ‘trái tai’ – trung ngôn, nghịch nhĩ. Chém như chém kẻ thù không bằng…

Những cái chém gió như thế người dân đành phải giả vờ gật gật hoặc đôi khi tắt TV nửa chừng.

Nhưng thôi, chả nói nữa kẻo ai đó đọc lại vận vào rồi ‘tự ái’ thì chết bỏ bu. Bây giờ mình khoe với bà con chuyện chém gió của mấy nhiếp ảnh gia.

Các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã luống tuổi, nhiều người thường trải qua giai đoạn chụp ảnh dịch vụ. Hôm rồi đi sáng tác ở vùng cao, gặp hôm mưa dập gió vùi, đành ngồi nhà ‘chém gió’.

Một ông nổ: Bây giờ chụp ảnh KTS bằng thẻ sướng thật, cứ ‘bắn’ liên thanh, chẳng mất vốn mất lãi gì. Phương châm là gặp đối tượng thì ‘bắn nhầm hơn bỏ sót”. Chả bù cho hồi trước chụp bằng phim, có thời kỳ một chỉ vàng chỉ mua được 3 – 4 cuộn phim, chụp mà không tính toán có ngày sạt nghiệp. Ngày ấy có giai thoại: muốn cho ai sạt nghiệp thì chỉ cần mua tặng anh ta một cái máy ảnh là đạt mục đích. Khi chụp ảnh thẻ, cứ chờ đủ 4 người, ngồi dàn hàng ngang, chụp một phát rồi khi in tách ra 4 khuôn hình, thế là tiết kiệm được 3 phim!

Một ông phổ biến sáng kiến: Chụp ảnh thờ, ảnh đám cưới, biết dân mình thích khoe mẽ nên chỉ chụp mỗi cái đầu rồi về ghép cái thân có complet – caravat, có áo dài dân tộc hoa văn lộng lẫy của người khác vào. Nhà nghèo, xưa nay chưa bao giờ được mặc những thứ ấy, nhưng có ảnh như thế chả khoe được với thiên hạ rằng, đấy các người nhìn xem: ta kém gì các đại gia !

Ông bạn mình ở Sa Pa góp thêm: Có lần chụp ảnh cho mấy người dân tộc thiểu số. Họ toàn đi chân đất, không dép không giày. Lúc làm ảnh thấy vậy, ghép luôn những đôi chân có dép vào, ai ngờ trả ảnh bị khách bắt đền: “Không phải, hôm chụp ảnh mình có di dép đâu?”. Thợ ảnh thông minh đột xuất, giải thích rằng: “Đúng rồi, hôm chụp không có dép, nhưng ta cho mấy đôi dép miễn phí, không lấy tiền đâu mà!”. Thế là khách gật: “Ồ, thế thì cám ơn!”…

Những ‘chém gió’ như thế kéo dài hết cả buổi để chờ trời tạnh ráo, lên đồi, xuống bản chụp ảnh.

Cuối cùng thì mình cũng xin thừa nhận, chính bài viết này cũng chỉ là “Chém gió” thôi mà.


PNTB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog