29 thg 4, 2015

Xem phim Mỹ, phim Tàu trong tháng Tư của Hà Đăng Hiển (Tác giả gửi Blog Hahien)




Minh họa Tào Tháo trong tác phẩm Tam tài đồ hội (三才圖會) đời nhà Minh. (Wikipedia)
Minh họa Tào Tháo trong tác phẩm Tam tài đồ hội (三才圖會) đời nhà Minh. (theo Wikipedia)
Như là tình cờ, trong tháng Tư này, mình xem hai phim nước ngoài.
Phim Trung Quốc, Tân Tam Quốc Chí, chương nói về lúc Tào Tháo diệt xong Viên Thiệu. Trên điện, thủ hạ trình cho Thừa tướng một hộp thẻ tre lấy từ văn khố của Viên Thiệu, là thư từ của nhiều người dưới trướng Tào nhưng đã ngầm liên hệ với họ Viên từ trước. Có người tâu nên đem chém những kẻ hai lòng, phản nghịch. Tào Tháo phán rằng “nếu cứ theo Viên Thiệu mà phải chịu chém thì cũng nên chém cả ta nữa. Vả lại, thấy người ta thịnh thì phù, thấy người ta suy thì bỏ cũng là lẽ thường. Bây giờ Viên Thiệu chết rồi, người ta không theo ta thì theo ai ?” Rồi cho đốt tất cả các thư từ ấy, không đọc lấy một dòng.
Chuyện Tam Quốc của La Quán Trung có hư cấu chỗ này không ?
Phim Mỹ, Railway Man (2013), Colin Firth và Nicole Kidman thủ vai chính, dựa trên một chuyện có thật đã được người trong cuộc viết thành sách. Một số tù binh Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai bị phát xít Nhật cầm tù trên đất Miến Điện. Nhân vật chính trong phim ( Eric Lomax, tác giả của cuốn sách) bị quân Nhật tra tấn dã man, trấn nước, giam cầm trong cũi tre, đánh đập tàn nhẫn dưới sự chứng kiến của một phiên dịch người Nhật. Quân Mỹ tập kích trại tù, giải thoát tù binh.

Nhiều năm sau, một người người Mỹ, vốn là tù binh ở trại tù đó, nay đã trở thành doanh nhân, nhưng đêm đêm vẫn bị ám ảnh bởi những ký ức kinh hoàng thời chiến. Một người bạn tù muốn ông tìm lại kẻ thù để trả món nợ chung ngày trước, nhưng ý tưởng ấy không được ông đón nhận. Người bạn tù, tâm can bị giằng xé, đã treo cổ tự vẫn trên một cây cầu. Cái chết của người bạn tù làm nhân vật chính day dứt, ông nghĩ mình có trách nhiệm trong cái chết ấy. Ông lên đường sang Miến Điện, tìm lại chốn xưa. Trại tù đã trở thành bảo tàng chiến tranh, trớ trêu thay người thanh niên Nhật làm phiên dịch ngày trước, bây giờ trở thành hướng dẫn viên và người quản lý của bảo tàng. Những cuộn xích, xô nước, ống nước, chiếc bàn gỗ để xích tù nhân vẫn còn nguyên trong phòng tra tấn, những cũi tre thấp và hẹp để nhốt tù nhân ngoài trời, những khúc đòn tre vẫn đặt trong sân như những chứng tích của sự tàn bạo. Cuộc gặp gỡ của hai cựu thù căng thẳng, dữ dội…với người Mỹ giữ thế chủ động, căm giận đang trào lên, và người Nhật cúi đầu chấp nhận sự trừng phạt đang đến…Thôi không kể nữa, để các bạn xem phim nếu muốn, chỉ biết cuối cùng hai người trở thành bạn cho đến cuối đời.
Tào Mạnh Đức thuốc tầng lớp quý tộc phong kiến Trung Hoa, còn Eric Lomax là sản phẩm của  nền văn hóa Mỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog