Thường thì trong các thiên tai lớn trên thế giới, thậm chí là cả nơi chiến trường, rất nhiều tình nguyện viên đăng ký để được đến nơi xảy ra thảm họa với tinh thần xã thân vì đồng loại. Họ có thể là sinh viên, người lính, nghệ sĩ, quan chức… Họ xin đến nơi có thể phải chết chỉ vì lòng thiện nguyện trong sáng của mình. Ở đâu trên thế giới cũng có những người như vậy, nhưng thật xấu hổ với “10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam” đi học “kinh nghiệm ứng cứu động đất” nhưng khi gặp động đất cách 70km thì sợ hãi kinh hoàng. Hãy nghe ông Nguyễn Xuân Duy, 43 tuổi, thành viên của đoàn này kể như sau: “Mọi người lúc đó đang đứng trong sảnh khách sạn hoảng loạn, xô nhau chạy ra ngoài. Một số người thì sợ hãi chui xuống gầm bàn la hét. Anh Duy ôm đầu chạy ra khỏi sảnh thì thấy rất nhiều người nước ngoài lẫn dân bản địa tập trung ở bãi đất trống. Cứ khoảng 20 phút lại có một cơn dư chấn. Mỗi lần cảm giác mặt đất rung rung là mọi người lại hoảng loạn, la hét và chạy tìm chỗ đứng an toàn hơn. Ngày đầu tiên sau thảm họa, ai nấy đều căng thẳng”.
Cán bộ chuyên viên của Hội chữ thập đỏ, đi nghiên cứu học hỏi về động đất mà tâm thần bạc nhược, thua xa một trẻ em Nhật Bản về đối phó với động đất!
Và tất nhiên những kẻ bạc nhược đó thay vì ứng dụng vào thực tế, làm tình nguyện viên cứu trợ thì mau chóng ra sân bay chuồn về nước, mặc cho thảm họa trên đất nước mà mình đến học hỏi đang xảy ra. Hãy nghe những kẻ hèn nhát này kể tiếp:”Đặt chân được xuống sân bay Nội Bài thì tôi mới dám tin là mình an toàn trở về”, một thành viên trong đoàn chia sẻ.”
Đọc thông tin này trên báo vnexpress, nhiều người tự hỏi trong khi chính phủ Nepal đang kêu gọi quốc tế trợ giúp trong thảm họa này, thì vì sao những cán bộ của Hội chữ thập đỏ VN, được cử sang Nepal học hỏi kinh nghiệm ứng phó với động đất mà khi có động đất xảy ra cách 70 km, đã vội vã quay về, mặt tái mét, cho là mình “may mắn thoát chết” ?!!!
Nguồn: Blog NGUYỄN ĐÌNH BỔN/ theo: Daohieu
Tin: Nhóm người Việt đầu tiên rời Nepal an toàn
'Đi học kinh nghiệm ứng phó với động đất, gặp động đất thì ta đi về'
(PLO)-Trưa qua đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam mắc kẹt ở Nepal do động đất đã về đến Hà Nội an toàn. Đoàn sang để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất của Nepal. Họ dự định về nước hôm 26-4 nhưng bị mắc kẹt lại do trận động đất một ngày trước đó.
Đã đành về theo lịch đã định trước, nhưng dư luận không thể không băn khoăn: Hội Chữ thập đỏ VN là một tổ chức mà tính thiện nguyện phải đặt lên hàng đầu, là những người luôn có mặt để trợ giúp người khác khi có thiên tai, thảm họa. Đoàn qua đây để học cách ứng phó với động đất từ kinh nghiệm của nước bạn, thế thì sao gặp động đất lại quay về?
Tại sao không ở lại xắn tay cùng người dân Nepal, giúp đỡ họ và qua đó học thêm kinh nghiệm? Nếu ở lại việc ăn ở có thể gây gánh nặng cho họ thì có thể liên hệ với bên nhà, và bản thân người làm công tác thiện nguyện thì phải biết làm thế nào để đối phó với những khó khăn trong sinh hoạt ở vùng thảm họa chứ.. Và nếu không giúp đỡ được người dân Nepal, việc quan sát cách vận hành guồng máy cứu trợ, giúp đỡ người dân của các lực lượng tại Nepal cũng là những bài học trực quan sinh động rất quý giá hơn bất kỳ sự học hỏi nào. Thế vì sao lại không làm? Vì sao lại trở thành những người Việt đầu tiên rời thảm họa khi còn bao nhiêu đồng hương của mình kẹt lại?
Mệt mỏi sau chặng bay dài, anh Nguyễn Xuân Duy, 43 tuổi, điều phối viên của Hội chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam đang kể chuyện thoát chết trong gang tấc. Ảnh: Vnexpress
Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, với chức năng của Hội chữ thập đỏ, khi mà VN chưa có lãnh sự tại Nepal, 10 nhân viên chữ thập đỏ VN nói trên hoàn toàn có thể trở thành một chiếc cầu nối giúp ngay chính những đồng hương VN của mình còn kẹt lại Nepal kết nối với lãnh sự quán tại Ấn Độ và gia đình và các cơ quan chức năng sở tại.
Trong tai ương ai cũng muốn về. Nhưng là những người có sứ mệnh trợ giúp người hoạn nạn thì không nên trở thành người đầu tiên quay về khi thảm họa xảy ra!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét