Ngày 15-3-2008 Nguyễn Khải qua đời.
Các báo quốc doanh
nhất loạt đưa tin Đại tá nhà văn quân đội Nguyễn Khải đã qua
đời. Điện thoại bàn
nhà tôi réo liên hồi. Người ta muốn tôi viết bài về Nguyễn Khải. Sự nghiệp văn chương của ông thì cái giải thưởng Hồ Chí Minh đã nói đầy đủ.
Người ta muốn có những “kỷ niệm”, những câu chuyện về cuộc đời, về nghiệp văn của ông để… báo bán chạy hơn. Tôi từ chối. Thấy tôi từ chối đến mấy lần, bà xã nhà tôi bảo: “Thôi
thì người ta nhờ, ông viết cho người ta. Ông cũng quen Nguyễn Khải mà”.
Tôi biết viết gì cho báo chí quốc doanh
về Nguyễn Khải, nhà
văn mà tôi đã từng nghe
tiếng thở dài não nề của ông qua năm tháng?
Nguyễn Khải bảo tôi:
“Nhà văn Việt Nam bị ba đứa nó
khinh, thứ nhất là thằng lãnh
đạo nó khinh, thứ hai là
độc giả nó
khinh, thứ ba là đêm nằm vắt tay
lên trán… mình lại tự khinh mình!”.
“Mình lại tự khinh mình” thì đau quá!!! Vì thế, tôi không lấy gì làm
lạ, không ngạc nhiên tý nào khi đọc bài
bút ký chính trị Đi tìm cái tôi đã mất của ông sau ngày ông từ trần ít
lâu. Một con người mang tâm trạng suốt đời như thế mà vẫn phải sống, vẫn phải viết để tồn tại thì nhất định sẽ phải để lại một cái gì
trước khi ra đi, để “cáo lỗi” với hậu thế. Nguyễn Khải chính là nỗi đau đớn trên hành tinh này của một người cầm bút và nhất định ông phải đi tìm
“cái tôi” đã mất ở thế giới bên kia.
Theo tôi, bài bút ký chính trị đó là bản án
nghiêm khắc nhất, sâu sắc nhất cho tội ác của chế độ toàn trị đối với giới cầm bút ở nước ta thời Cộng sản. Phương Tây
đi trước phương Đông
về thể chế văn minh, đã đặt tên
cho giới nhà văn là “personnel littéraire”
trong đó danh từ
“personnel” (giới) không
ngẫu nhiên mà trùng với tính từ
“personnel” (mang tính cá nhân). Cái “pẹc”
(personnel) mà Chế Lan
Viên hay dùng để ca ngợi
cái cá nhân, cái tôi… của nhà
văn làm nên sự khác biệt, làm nên cái riêng, phong cách của một cây
bút, đã bị chế độ toàn trị biến thành
bầy đàn thì còn gì là văn chương chữ nghĩa.
Vậy mà cả đời phải cầm bút
trong một thể chế bầy đàn như thế, Nguyễn Khải đau
là phải. Không đau mới lạ…
Nguyễn Khải khi còn ở đường Nguyễn Kiệm, tôi đến chơi, thấy nhà
cao cửa rộng,
phòng khách sang trọng, tôi
khen rối rít. Ông tâm sự, thằng con
trai đang làm ngành hàng không, lương mười mấy triệu một tháng,
nó bỏ, ông lo lắm. Nó nói hết giờ chỉ ngồi tán gẫu phí sức lực của nó, nên nó ra kinh doanh và giàu có. Căn nhà to tát
này là của nó.
Ở cái nhà
như cái lâu đài thế mà ông chỉ nói
chuyện buồn. Buồn lắm. Ông kể: “Thằng con tôi hay đi mua sách về đọc. Mẹ nó mắng: Sách
của bố mày đầy ra đấy, sao
không đọc mà phải đi mua. Nó nói: Sách của bố viết không
đọc được! Mẹ nó mắng:
Không viết thế thì lấy cứt mà ăn à (!)” Tôi nghe đến đấy thấy…
choáng quá! Tôi không ngờ Nguyễn Khải có thể nói ra
điều đó với tôi và ông bạn tôi là
giáo viên Văn, dạy chính
những bài văn của ông trong sách giáo khoa. Cái thứ văn nếu “không
viết thế thì lấy cứt mà
ăn…”! Chính anh bạn này đã
đưa tôi đến chơi với Nguyễn Khải ở ngôi
nhà sang trọng này. Dằn vặt, đau
khổ đến tận cùng nên nhà văn mới thốt ra những lời như thế.
Dịp kỷ niệm 50 năm
báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn, sau khi tổ chức ở Hà Nội, còn được tổ chức ở TP HCM, tại dinh
Thống Nhất. Là cộng tác
viên của báo, tôi cũng được mời. Tôi gặp Nguyễn Khải
và nói với ông rằng, tôi có đọc trên
báo Văn Nghệmột bài mô
tả một ông
nhà văn nổi tiếng chuyên đi về Thái
Bình, viết về Thái Bình… rồi đặt câu hỏi: Vậy mà sự kiện bạo loạn ở Thái
Bình xảy ra rung chuyển dư luận trong ngoài nước, không
biết trước đó ông
nhà văn nổi tiếng kia
đã nghe được cái gì, thấy được cái gì
mà chẳng thấy ông báo trước được gì… Tôi bảo Nguyễn Khải: “Rõ
ràng là người ta chỉ trích anh đấy!”.
Nguyễn Khải nghe
tôi nói chỉ cười rồi bỏ đi. Anh bạn biên tập viên báo Văn Nghệ trong ban tổ chức buổi lễ đứng ngay
cạnh tôi, khi Nguyễn Khải đi rồi, anh bảo tôi:
“Bài đó chính Nguyễn Khải viết, ông ấy đến toà soạn năn nỉ bọn tôi đăng. Ông ấy nói:
Thôi thì mình chửi mình
trước đi, người ta thương, sau
này không chửi nữa”.
Ít lâu sau Nguyễn Khải lại dọn về ngôi nhà bảy tầng lầu ở đường Tôn Đản Quận 4. Nhà
đó cũng của con trai ông mới xây. Đây là một trong
những nhà tư nhân có cầu thang
máy sớm nhất ở TP HCM. Ngôi nhà này là văn phòng công ty của con ông. Anh ấy để bố ở trên tầng 7, có
sân thượng rộng,
thoáng mát. Khi tôi đến, anh
chàng bảo vệ công ty mặc đồng phục như cảnh sát,
nhìn tôi từ đầu đến chân rồi hất hàm hỏi: “Kiếm ai?”
Tôi nói: “Kiếm ông Nguyễn Khải, bố của ông chủ anh”. Y hỏi: “Kiếm có việc gì?”
Tôi nói: “Anh báo với ông
Nguyễn Khải là, tôi là Lê Phú Khải kiếm ông
Nguyễn Khải để… đòi nợ!”. Tay bảo vệ vội vào
phòng thường trực gọi điện.
Khi lên đến lầu 7 rồi, tôi bảo Nguyễn Khải: “Tôi đến để đòi nợ bài ông
hứa viết cho tạp chí Nghề Báo đây!”. Nguyễn Khải chưa cho tôi về ngay,
giữ ở lại ăn trưa và bảo tôi nằm xuống sàn…
nói chuyện như mọi lần. Đó là cách tiếp khách
quen thuộc của ông. Hai người (nếu là ba người cũng
thế) nằm xuống sàn, đấu đầu vào nhau thành một hàng
thẳng… mà nói chuyện. Theo Nguyễn Khải thì nằm như thế nói
chuyện được lâu, đỡ mỏi lưng.
Hôm đó Nguyễn Khải nói với tôi:
“May quá ông ạ! Bữa trước ông
Nguyên Ngọc đến đây, nếu nó đưa ông ấy lên
phòng khách ở lầu 3 thì tôi xấu hổ không biết chui
vào đâu!”. Tôi hỏi: “Vì
sao?” Nguyễn Khaỉ trả lời: “Vì ở lầu 3 tôi có treo cái bằng giải thưởng Hồ Chí
Minh. Ông Nguyên Ngọc mà
không được giải thuởng HCM
mà tôi lại được thì xấu hổ quá!” Ngẫm nghĩ một lúc ông nói: “Nguyên Ngọc quyết liệt lắm, tôi không thể có cái
quyết liệt ấy. Tôi hèn lắm!”
Nguyễn Khải là thế. Một nhà văn tên tuổi như ông mà nhận mình hèn thì ông không hèn chút nào. Ít
nhất ông cũng là một con người chân
thực, có liêm sỉ. Bút ký Đi tìm cái tôi đã mất của ông là
một áng văn bất hủ. Một “hiện thực muốn có”
bên cạnh một hiện thực “không
muốn có” là nền văn học hiện thực XHCN
xuất hiện ở Việt Nam
thời Cộng sản. Người ta hay
nói đến một “chủ nghĩa hiện thực không bờ bến”… phải chăng…
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đến viếng ông.
Khi người ta bảo không còn chỗ trong
nghĩa trang thành phố để an táng ông, ông Kiệt đã
nói: “Lấy xuất của tôi cho Nguyễn Khải” (!).
LÊ PHÚ KHẢI .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét