Hôm 05/2/2014 chủ Blog BVB có bài : Tuyên truyền theo phương pháp vẹt học
.Tôi đọc rồi thấy ám ảnh bởi nó sâu sắc và đúng với thực tế đất nước mình nhiếu
năm qua. Trước khi nêu 1 số cảm nhận từ thực tiễn, xin trích đoạn bài viết trên
BVBỒNG .
TUYÊN TRUYỀN THEO PHƯƠNG PHÁP VẸT HỌC :
Chuyện ở xứ Việt ta, lại thế này: Ông Bảy Nhị giật
mình vì hiện tượng con vẹt. Tôi được nghe câu chuyện do Ts. Tô Văn Trường kể
lại: Ông Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch kỳ cựu của UBND tỉnh An Giang kể lại rằng,
một đoàn cán bộ Trung ương về An Giang, rất sâu sát cơ sở, làm việc có trách
nhiệm và hăng hái. Sau khi làm việc ở tỉnh, về huyện, rồi về xã, lại gặp cả
đảng viên thường ở xóm, ấp. Hỏi về chuyện gì, thấy các cán bộ, đảng viên từ
tỉnh xuống tận cơ sở đều nói rất giống nhau. Không thấy ai nói khác.
Trước khi
rời An Giang, ông trưởng đoàn cán bộ Trung ương khen: “Công nhận ở Đảng bộ An
Giang có tính thống nhất rất cao, hỏi từ trên xuống dưới, thấy vấn đề gì cũng
thấu đáo, thống nhất từ dưới lên trên”. Lúc đó, ông Bảy Nhị cũng mừng thầm.
Nhưng đoàn đi rồi, nghĩ lại lời khen đó, ông Bảy Nhị mới chợt giật mình: “Thôi
chết, không khéo mình đang chỉ đạo, điều hành cả một “lũ vẹt”. Cán bộ, đảng
viên đã rất “ngoan Đảng” nói không sai với những phổ biến của trên. Trên đã nói
sao, đi học tập, bối dưỡng, tập huấn về, cứ y nguyên thế mà phát ra, không ai
dám nói khác. Dù họ có nghĩ thật đến mấy, thực tế có khác đến mấy, nhưng khi
phát ngôn, họ đều nhất nhất nói đúng với ý chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là
với các đoàn kiểm tra xuống, với nhà báo, phải phát ngôn đúng như hướng dẫn.
Thế thì nguy, ai mà nắm được thực trạng, thực tế, nắm đúng bản chất thực tế,
thực trạng để giải quyết”. Khi đó, với cương vị đang là Phó Bí thư, Chủ tịch
UBND tỉnh, ông Bảy Nhị đã biết giật mình đúng cái việc, cái chuyện phải giật
mình, Vậy cũng mừng.
Mừng bởi vì có những người lãnh
đạo như anh Bảy Nhị, rất cần và tôn trọng sự chân thực, cần cái vốn có trong
tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của mỗi người. BÙI VĂN BỒNG.
Có 1 chuyện
tiếu lâm tình cờ xem trên báo, hình như Tuổi Trẻ Cười thì phải, lâu quá
rồi, có lẽ trên 20 năm. Chuyện kể rằng :
Có một anh nhà giàu ham nuôi chim, thích nhất là các con chim biết nói. Một hôm
ra chợ mua, bán chim …. Người bán chim giải thích : Đây là con vẹt khôn ngoan,
biết nói 1 thứ tiếng. Anh nhà giàu mừng quá, hỏi : “Giá bao nhiêu ?”. – Thưa :”
1.000 quan ạ !” Đến con chim kế tiếp, anh nhà giàu hỏi : “ Con vẹt nầy thì sao
?”. Người bán hàng thưa : Con vẹt nầy biết 2 thứ tiếng “ – Giá bao nhiêu ? – Dạ
thưa 2.000 quan ạ !
Chuyện đâu có
gấp gáp gì, gặp con vẹt đang líu lo, bèn hỏi : “ Con vẹt nầy thì sao ? “ – Dạ
thưa , con vẹt nầy biết 3 thứ tiếng ạ, Việt, Anh, Hoa … nếu không tin, ngài cứ
thử. Anh nhà giàu thử… Đúng thế, con vẹt nầy được quá đi chứ !
Tò mò lồng chim vẹt kế bên, nhìn thoáng qua :
Con vẹt rất đàng bệ, lúc nào cũng chăm chút bộ lông, dáng dẽ thông thái, uy
nghi nghi lẫm liệt . Anh nhà giàu thích quá liền hỏi : “Con vẹt nầy bán bao
nhiêu ? “ Người bán hàng kính cẩn trả lời : “ Dạ 10.000 quan ạ ! “ . Anh nhà
giàu thích thú hỏi : “Con vẹt nầy nói được bao nhiêu thứ tiếng ?”(vì trong bụng
anh nhà giàu con vẹt nầy sẽ nói được ít nhất là 10 thứ tiếng ) Người bán hàng
trả lời : “Con vẹt nầy không biết một thứ tiếng nào cả “. Anh nhà giàu tức giận
: “Con vẹt vẹt nầy dỡ thế, tại sao giá bán lại cao thế ? “ Người bán hàng kính
cẩn thưa : Con vẹt nầy , nó lại có tài chỉ huy các con vẹt khác, đấy ngài ạ !
Anh nhà giàu
gẩm nghĩ : Thế là hay, Anh ta bỏ ra
10.000 quan mua con vẹt chỉ huy về vặt lông, rô ti với nưới dừa tươi ,uống 1, 2
cốc rượu …….rồi sau đó mai danh ẩn tích …
Chuyện ông Bảy Nhị kể lại đến bây giờ
chúng ta mới được biết, nhưng sư thật là đâu chỉ ở An Giang , mà ở cả nước kia,
nói về nông nghiệp thì ở Vĩnh Phúc có ông Kim Ngọc, Bí thư tỉnh chỉ vì không
chịu nói như vẹt phải tiêu đời hay sao ? Nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm vì không
chịu viết như vẹt phải thân tàn, ma dại… khi cuối đời thì chỉ còn sống sót được
ít người, ra tù sống trong nghèo khổ (Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang ……), một
Nguyễn Mạnh Tường chỉ vì chỉ ra cái sai của Cải Cách Ruông Đất… một Trung tướng
Trần Độ … khi chết, ngày tang lễ đầy bất trắc…. mới đây là ông Lê Hiểu Đằng,
tuyên bố rời bỏ Đảng, ngày tang lễ vẫn bị cướp băng tang ….
Xem bài Cần giải mã bí mật trận chiến
biên giới Tây Nam của cựu chiến binh Nguyễn Minh Đào - Viet Studies (anh ruột
của Bảy Nhị) : Khi Lê Đức Thọ chỉ huy chiến trường ra lệnh phải di dời 70.000
dân Khmer ở Tri Tôn – Tinh Biên về Hậu Giang, gây xáo trộn lớn cho số đồng bào
nghèo khổ nầy, Tỉnh Ủy và UBND Tỉnh biết lệnh nầy là không đúng, nhưng không ai
có ý kiến gì ……
Ông Nguyễn Minh Nhị phát hiện ra cấp
dưới của mình nói và trả lời như các con vẹt, cái nầy có phải não trạng của các
thuộc cấp của mình kém quá không ? tại sao họ không dám nói thẳng, nói thật ?
Đừng trách họ, miếng cơm, manh áo và bả công danh đấy cả thôi, chúng ta thử đặt
mình vào cương vị của họ, ta dám nói khác không ? Thật sự khi ông Nguyễn Minh
Nhị giữ chức Chủ Tịch Tỉnh thì mới dám nói thẳng, nói thật … (vì lúc nầy có thể
nói được), chứ khi còn làm việc ở cấp huyện hay xã mà ông dám nói thẳng nói
thật không ?… thì xin lỗi : ông không lên đến chức Chủ tịch tỉnh đâu ?
Nhà nước hiện nay có trên 700 tờ báo,
trên 100 đài PTTH….. có anh nào dám nói khác đâu ?
Hôm vừa rồi bài viết Chúng tôi và
Hoàng Sa của ông Bảy Nhị gởi cho báo Tuổi Trẻ (1 trong những tờ báo khá nhất
hiện nay), nhân ngày 19/01/2014 tưởng niệm 74 chiến sĩ hải quân tử trận trong
trận chiến bảo vệ Hoàng Sa dưới lằn đạn của Trung quốc , vẫn không được đăng,
đành gởi lên báo mạng hay sao ?
Chuẩn bị ngày kỷ niệm 17/02/1979 35
năm quân Trung quốc xua 600 ngàn quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía bắc
Việt Nam, các báo có đăng các bài viết kỹ niệm về ngày ấy, năm ấy như : Phút bi
tráng ở Pò Hèn, khi đăng lại bài Hoa Đào biên viễn của Đào Tuấn trên Một Thế
Giới, nhà văn Nguyễn Quang Lập – Quê Choa chua chát ghi như sau : “Quê Choa đăng vội 3 bài của Đào Tuấn đăng trên Một Thế Giới
vì sợ chùm bài sẽ bị lột xuống. Làm báo thời lú lấp sao mà khổ thế hở trời ?
Muốn yêu nước cũng không được . Quê Choa 12/02/2014. Hôm nay các bài báo nầy đã gỡ xuống ….
Dù sao vẫn cám ơn ông Nguyễn Minh Nhị
với những bài viết thật với tấm lòng (dù hiện giờ có nhiều người biết, thèm
viết mà vẫn chưa dám viết). Đọc bài Tết Giáp Ngọ - Buồn của ông Nguyễn Minh Đào
- Viet Studies lòng lại càng buồn hơn.
Nước chúng ta nuôi nhiều vẹt quá !
13/02/2014 TRỊNH KIM THUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét