· CHUYỆN XƯA. Lời kể
của Phan Kế Nghiệp.
Làng
quê tôi nằm trên Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ thời trước Mậu Thân 1968,
thanh niên làng tôi cũng được biết chút đỉnh ăn diện theo kiểu thời trang đô
thị. Anh nào cũng phải sắm sửa cho mình một bộ sậu quần tây, áo sơ mi tay “măn
sết”, một đôi giày “béc Ca-na”, nếu có bảnh tỏn hơn thì cũng phải có cái “nơ”,
cái “cà tô-quách” để “thắng” cho bộ vó tay bùn, chân đất của mình trong dịp hội
hè đình đám.
Chú
hai Tùng và ông Chín thợ bạc là hai nhân vật điển hình của hiện tượng ấy ở làng
tôi. Chú hai Tùng kể: vào một ngày đẹp trời, vì lâu quá nên không nhớ được ngày
nào, chú và ông Chín "thắng" bộ gió thành đô và lên dạo chơi trên chợ
M.L. Hai người đang thong dong ngắm cảnh người xe thì vô tình đến gần một đám
cưới mà phía nhà trai vừa mới rước dâu về bằng phương tiện tàu “tắc-ráng”. Tò
mò muốn chiêm ngưỡng dung mạo của cô dâu, chú rễ, hai người vô tình đứng xếp
hàng như một dàn chào bên mé lộ để tiếp đón tân giai nhân.
Sau
khi cặp Dâu Rể và họ hàng nhà gái bước vào cổng Tân Hôn, hai người vẫn còn đứng
“sớ rớ” và định bỏ đi thì có một người, có lẽ là bộ phận tiếp đãi của nhà trai
trịnh trọng mời hai người vào nhà tiệc. Một chút phân vân, cả hai hội ý nhau
bằng ánh mắt nhưng chưa kịp ngã ngủ ra sao thì người tiếp đãi đã ân cần nắm tay hai người vào nhà
tiệc và hết sức lịch sự chọn một bàn ấn hai người ngồi xuống, không quên gởi
lại câu mời “xin cứ tự nhiên”. Cả hai người vô phương thoái thoát đành phải tự
nhiên “như người Long Xuyên”, chén chú chén anh rất hồ hởi…
Đến
khi bụng đã no căng hai người định rút lui, bổng chú rể từ xa trông thấy hai
người đứng lên vội vàng chìa ra mời mỗi người một điếu thuốc con mèo đen và
cũng lẹ làng móc túi quần tây ra một hộp quẹt Zippo rồi đánh “tách” một cái,
chìa ngọn lửa xanh rờn mời hai người đốt thuốc, rõ là dáng điệu “sành đời” của
một tay công tử hào hoa. Hai người vừa phà một hơi thuốc thơm vừa cám ơn rối
rít định đi, nhưng nào có được, chú rể còn kéo cả hai ra cổng Tân Hôn để chụp
một “pô” làm kỷ niệm! Sau khi làm xong phận sự giao tế, cả hai người giả bộ đi
tìm chỗ “xả bầu” rồi chuồn thẳng !
Khi về đến làng,
hai người thi nhau kể chuyện “ăn đám cưới chực” một cách tự hào và hảnh diện.
Thế mới biết, cái “bộ gió” bên ngoài đôi khi cũng lợi hại, cũng “kiếm ăn” được.
Những người nghe chuyện bèn kháo nhau, không biết đến một ngày nồng thắm nào
đó, đôi vợ chồng trẻ khi cùng nhau mở quyển Album hình kỷ niệm, phát hiện ra
hai anh chàng “từ trên trời” này thuộc dòng họ bà con bên nào mà tuy điển trai
nhưng lạ hoắc! Dù sao đó cũng là một kỷ niệm thú vị. PHAN KẾ NGHIỆP
CHUYỆN
NAY :
Chuyện
Phan Kế Nghiệp kể lại là xưa, mà hiện giờ vẫn không xưa. Việc ăn chực đám cưới
vẫn xảy ra lai rai. Chẳng qua là vì Nhà trai tưởng là khách Nhà gái, ngược lại,
Nhà gái lại ngỡ khách Nhà trai. Với lại đôi ba suất ăn thì có chi nhiều nhặn.
Ví thử có phát hiện được, chắc chủ hôn cũng làm lơ bỏ qua. Ngày vui ấy mà…
Từ
chuyện ăn chực cưới ở nhà quê, tôi bỗng liên tưởng ra một loạiăn chực chuyên nghiệp, hiện đại, một loại ăn
chực còn bao hàm cả nghĩa ăn vụng và ăn bẩn nữa. Nhờ những “bộ cánh” đặc biệt,
được ban phát, họ không thèm ăn chực ở các tiệc cưới nông thôn mà ở các “tiệc”
khác to hơn như: “tiệc dự án” đã đành, thậm chí còn ăn chực cả “tiệc văn
chương”, “tiệc chính trị”, “tiệc tôn giáo”, “tiệc y tế, y đức”, “tiệc tâm linh,
ngoại cảm”, và cả những lĩnh vực nghèo nàn như “tiệc cứu tế xã hội”… Những
người “ăn chực” nầy họ không hề biết xấu hổ. Lỡ có bị phát hiện, điểm mặt ở chỗ
nầy thì họ lại có cánh bay sang chỗ khác, địa phương khác, rồi lại mắt la mày
lém tìm cách “ăn chực”...
Tục
ngữ có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời”. Loại người nầy thuộc
loại “mặt nạc đóm dày / mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn”!
11/02/2014 TRỊNH KIM THUẤN
Mấy thằng "công bộc", tự xưng nó là "tôi tớ nhơn rân", mà hoàn toàn chả làm ra trò trống gì, vẫn phải trả lương cho cả lũ, vì tâm lí bầy đàn: Chúng kéo bè kéo cánh thành "nhóm lợi ích"!
Trả lờiXóaBọn công bộc đầy tớ tự xưng nầy ở xứ "An Nam nhất thốn thổ có mà vô số, đông hơn quân Nguyên-mông"!! Chúng cứ họp hành hết cả 7/24, làm thì ...làm không, không làm chi sất mà hưởng...tất tần tật.
Lấy ví dụ thằng "Công bộc Hiệu trưởng trường tiểu học", cái gì nó cũng ăn: xi măng sắt thép sửa trường, đến quần áo dày dép, cho đến tổ chức thăm quan nghỉ phép. Cái gì nó cũng "gặm" ráo, mà còn mời nhà đài nhà báo, nói láo ra rả suốt tháng 11 -tháng nhà giáo chuyên báo cáo láo, lấy thành tích ảo?!
Đám kể trên, loại đảng cử dân đếch bầu, nó còn hơn ăn chực đám cưới như bài viết ở trên.
Gọi nó là gì nhỉ? ....Chả biết nữa. Nó chỉ có ở xứ An nam CS nhất thốn thổ, tri kỷ mất đất nhân canh mà thôi.
Đúng thế ! Bọn nầy nguy hiểm và tai hại hơn mấy người ăn chực đám cưới nhiều .
Trả lờiXóa