23 thg 7, 2013

TỶ PHÚ HOT DOG MÙ CHỮ VÀ TRÌNH ĐỘ của TRỊNH KIM THUẤN

Bài viết : “Nhân chuyện tỷ phú hot dog mù chữ của Hiệu Minh” Câu chuyện nầy tôi đã nghe lại từ người bạn thân, kể đâu cũng 10 năm. Câu chuyện đơn giản : hay và thấm thía cuộc đời. Chuyện kể về 1 người lớn tuổi gác cổng trường học (bảo vệ), vì không biết chữ, nên bị buộc thôi việc. May sao ! Ông chuyển sang nghề bán hot dog , thành đạt lớn sau 1 thời gian ngắn , trong tay có nhiều công ty hot dog và có cả 1 máy bay vẽ biểu tượng HOT DOG mang tên ông.


Khi ông bàn chuyện làm ăn và ký hợp đồng với ông chủ nhà băng, ông dùng ngón tay điểm chỉ và nói thật là ông dốt đặc lá mít .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ông chủ nhà băng bỏ cặp kính xuống bàn, sửng sờ : “ Tôi không thể hiểu nổi. Ông không biết chữ mà còn làm ra lắm tiền thế ! Điều gì sẽ xảy ra, nếu ông được học hành đến nơi, đến chốn “.

Người bán hot dog tỷ phú thản nhiên : “ Nếu biết chữ, thì tôi đang gác cổng trường học “.   ( Blog Hiệu Minh ).

Nghe qua, xúc động bồi hồi và ngậm ngùi cho từng số phận con người .

Bài viết nầy lót trong ý chính mà tác giả viết về Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa ban hành Thông tư số 24, kế tiếp là Thông tư 28 …. Về vụ  : Ưu tiên các bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng 2 điểm khi đi thi đại học, vì tác giả cũng có bà mẹ 93 tuổi thuộc hàng xét vào Anh hùng. Vui ơi là vui ……
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Gợi ý giải pháp :

Để tránh thảm họa về quản lý và nghị định thiệt thòi, Bộ trưởng nên dứt khoát giải quyết chuyện nầy đối với mấy tác giả của nghị định lạ lùng trên, như vị Hiệu trưởng đã xử lý ông gác cổng . . .. .. . ( Blog Hiệu Minh ).

Mấy tác giả của quyết định lạ lùng trên, có phải là số người nầy chăng :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chẳng qua anh cũng là người ăn quả đắng của lũ quân sư quạt mo, các chuyên viên, vụ trưởng, vụ phó, những người giúp việc cho anh mà thôi. Mà anh có biết không, từ lâu rồi, người ta gọi cái lũ nầy là từng lớp “ trung gian nịnh thần “ ( Bài : Thư ngõ gửi anh BÙI VĂN GA , Thứ trưởng Bộ Giáo Dục – ĐT của An Thanh Lương . Blog Quê Choa ).

Chuyện ở đây, tôi có thiển ý : tôi không đồng ý với Hiệu Minh và An Thanh Lương, không thể đổ thừa cho thuộc cấp của mình được. Người ký Quyết định, Thông tư thì phải chịu trách nhiệm về chữ ký của mình chứ ! không thể đổ lỗi cho người đánh máy, hay bận bịu công việc … không kịp xem lại … được .

Câu chuyện sau đây của 1 anh kỹ sư trẻ miền Bắc trao đổi với 1 viên công chức cao cấp thuộc chế độ Sài Gòn gặp nhau trong đêm giao thừa tại nhà người thân  ở TP.HCM.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ông bác nói với đứa cháu đầy âu yếm :

- Nếu con sống ở trong nầy hồi xưa , nhất định Bác sẽ gởi con sang Pháp học trường ENA hay sang Mỹ học trường MICHIGAN, những nhà cai trị lỗi lạc đều xuất thân từ hai trường nổi tiếng  ấy cả.

Bình giương mắt hỏi :

- Chế độ tư bản cho phép cấp dưới cãi lại cấp trên không ? không phải cãi một lần mà nhiều lần.

- Trong chế độ tư bản, người được làm xếp bao giờ cũng giỏi hơn nhân viên của họ, bằng cấp cao hơn, từng trãi nhiều hơn, cãi làm sao nổi. Nếu 1 nhân viên có tật hay cãi thì họ sẽ thãi ra khỏi Sở, để tuyển người khác vào thay.
. . . . . . . . . . .  (trích quyển Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khãi – NXB Tác Phẩm Mới 1984 – trang  75)

Người lãnh đạo phải cao hơn thuộc cấp của mình 1 cái đầu cơ chứ !

Sau ngày 30/4/1975, Vấn đề nhân sự của chánh quyền mới có gặp nhiều khó khăn khi phải tiếp quản bộ máy hành chính của miền Nam, trình độ của các cán bộ kháng chiến có giới hạn, lại phải giữ trọng trách lớn, thì việc sai phạm, vấp váp là điều phải có ……….. nhưng đến nay đã hơn 38 năm, tại sao các cán bộ hiện giờ đã được đào tạo bài bản, học hàm, học vị đều là Giáo sư, Tiến sĩ  lại có tình trạng dỡ khóc, dỡ cười như thế nầy ?

Thực tế, ông Phạm Vũ Luận, ông Bùi Văn Ga nhà ta đâu có hơn gì các thuộc cấp của mình đâu ? mà đòi cho người ta nghĩ việc chứ !

Không phải chỉ có Thông tư 24, 28 của Bộ GD-ĐT đâu, mà còn nhiều nữa, nhiều lắm …….. như :

- Bảy năm nữa , Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, bạn có tin không ? Bài viết có tấm ảnh 1 bài báo :”Đến năm 2010 đường sắt Việt Nam  sẽ đuổi kịp trình độ đường sắt Nhật Bản hiện nay “ (Tranhung 09 ngày 24/4/2013).

Bàn thêm : Đến nay 2013 các rào chắn ngăn giữa đường bộ và đường sắt có làm được hay chưa ? 1 năm số người chết vì việc nầy là bao nhiêu ? . Tốc độ tàu chạy hiện nay là bao nhiêu, so với năm 1976 ?

- Giáo sư Võ Tòng Xuân : “ Hãy cứu nông nghiệp và nông dân thiệt thòi “ (PN today ngày 12/7/2013)

- Đừng “ nổ “ quá làm khổ nông dân .

“Các địa phương “nổ” (khoe lãi lớn) quá, chết nông dân hết ! Phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, tính toán kỹ … trước khi quyết định chuyển lúa sang màu “ phát biểu  của ông Huỳnh Thế Năng Phó CT.UBND T.An Giang (Báo SGTT ngày 16/7/2013 – Ngọc Tùng).

Vừa đọc xong 2 bài báo trên trang của Bác Bùi Văn Bồng :

-         Thời của Quỷ Dạ Xoa của Bùi Văn Bồng :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Khi nghe tin Đỗ “Đại ca” đất cảng Hải Phòng được nhà nước phong hàm Thiếu tướng, ông Năm Đước ở U Minh Hạ (Cà Mau) đã 87 tuổi, vuốt chòm râu cước, nói :”cũng phải thôi, thời nầy rơi vào quẻ Bĩ, “quân tử sa cơ, tiểu nhân đắc chí “. Hắn đứng đầu hàng Quỷ Dạ Xoa ….  (BVBONG 16/7/2013)

-         Chuyện đời và tình người của nghệ sĩ Kim Chi :

Cảnh vất vưỡng đầu đường xó chợ.
Của những người khiếu kiện đất đai .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Vườn hoa Mai Xuân Thưởng còn được gọi là “Vườn hoa dân oan”.
Dừng lại nơi đó hỏi thăm hoàn cảnh của họ, tôi thấy ai cũng là nông dân nghèo khổ, bị chính quyền và đại gia lấy mất đất, không bồi thường hoặc bồi thường giá rẽ mạt. Họ bị oan ức, mất quyền lợi và bị o ép. Không riêng tôi, dân Hà Thành nhiều người cảm cảnh cho họ . . . . . .(BVBONG  18/7/2013).

Khi ngồi viết những dòng nầy, lòng thấy xót xa , bùi ngùi cho đất nước tôi, người dân nghèo quê tôi .

Hiện đại cái nỗi gì ? Hiện đại làm sao được hở quí vị ?

                           18/7/2013    TRỊNH-KIM-THUẤN














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog