Trước đây, khi chưa có kết
quả của cuộc thi thơ ĐBSCL, thì dư luận đã ì xèo, râm ran về việc đạo thơ và
phạm qui … và có nhiều dự đoán không tốt đẹp gì về kết quả của cuộc thi nầy.
Nay kết quả đã có rồi, đọc bài
: Sao Đồng Bằng
Sông Cửu Long tôn vinh thơ dở của ông Trần
Mạnh Hảo
.
. . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
(T.M.H.) Tất cả
các bài thơ được giải nầy của cuộc thi thơ ĐBSCL đều là thứ thơ dễ dãi, sáo cũ,
tẻ nhạt, tào lao …nói tóm lại chỉ là những bài thơ mạo danh thơ, được gọi là
thơ dở .
. . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (T.M.H.)
Ban Tổ Chức, Ban
Giám Khảo cuộc thi thơ nghĩ sao về phát biểu nầy ? Xin cho biết ý kiến !.
Tôi là người
ngoại đạo, viết văn và làm thơ đều không làm được, nhưng thích đọc, với phát
biểu của ông Trần Mạnh Hảo tôi không dám có ý kiến, ý cò chi cả, nhưng khi đọc
bài thơ đoạt giải nhất : Tiếng đờn ca
tài tử ở phà Vàm Cống của Cao Thoại Châu làm tôi nhớ lại 1 bài thơ thời tôi
học lớp Đệ Tam C niên học 1967-1968, đó
là bài thơ Thay lời tựa Tập truyện
ngắn HƯƠNG RỪNG CÀ MAU của nhà văn Sơn Nam.
Xin chép lại quí
vị cùng xem nhé :
Tiếng đờn ca tài tử ở phà Vàm Cống Thay lời tựa Hương rừng Cà
Mau
Đêm nghe tiếng
đờn ca tài tử Trên
khói sóng mênh mông
Lạnh căm mà vẫn
ấm trong lòng Có bóng người
vô danh.
Điều nhân nghĩa
treo ra phía trườc Từ bên nây
sông Tiền.
Thói lọc lừa nịnh
hót bỏ sau lưng. Qua bên kia
sông Hậu.
Mang theo chiếc độc
huyền.
Kiến nghĩa bất vi
vô dõng giả. Điệu thơ
Lục Vân Tiên.
Chữ cang thường
một gánh trên vai.
Cây mía cây tre
còn có đốt Với
câu chữ :
Thẳng ngay ngay
thẳng huống chi người Kiến nghĩa bất
vi vô dõng giả.
Tới Cà Mau Rạch Giá.
Đất dạy thêm làm
người hào phóng Cất chòi, đốt
lửa giữa rừng thiêng
Lòng người có lúc
giống lòng ghe
Mấy mảnh ván
thành nơi hành hiệp. Muỗi, vắt
nhiều hơn cỏ.
Mưa sông buồn
nhường chỗ kẻ sa cơ Chướng khí
mù như sương.
Thân không là lính thú.
Đêm nghe tiếng
đờn ca tài tử Sao
chưa về cố hương.
Góc đường hay ở
bến sông kia. Chiều
chiều nghe vượn hú .
Bậu lạc lòng phút
giây nào ai biết. Hoa lá
rụng buồn buồn .
Gửi tiếng đờn đi
đón bậu quay về.
Cặp Vĩnh Long
ngoẹo sang hướng khác Tiễn đưa về
cửa biển.
Quay phà chạy
ngược tới Cần Thơ. Những giọt
nước lìa nguồn.
Có cầu nỡ nào
quên bến cũ. Đôi
tâm hồn cô tịch.
Làm sao quên câu
hát tiếng đàn mù. Nghe lắng
sầu cô thôn.
Con cá , nhúm rau
vài bạn nhậu. Dưới trời
mây heo hút …
Chuyện đời đâu đó
kể cho nhau. Hơi Vọng cổ
nương bờ tre cao
Đẹp và buồn chia
câu Vọng cổ.
vút ….
Em ngọt ngào ta
nhận đắng cay cho Điệu hò … ơ theo nước chảy
chan hòa .
Và trong đám đờn
ca tài tử. Năm
tháng đã trôi qua.
Có kẻ ngồi im
lặng dóng tai nghe. Ray rức mãi đời ta .
Quê nhà mút tận phương trời khác Nắng mưa miền cố thổ .
Sầu cũng nguôi theo giọng xuống Phong sương mấy độ qua
câu
xề !. đường phố.
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất
quê .
Cao Thoại Châu Sơn Nam .
Mặc dù đã mượn ý
và lời của nhà văn Sơn Nam (
nhất là 2 câu cuối), nhưng bài thơ trên của Cao Thoại Châu vẫn kém bài thơ của
Sơn Nam
quá xa !
Nhớ lại thời xa
xưa, nghĩ thương các nhà thơ thời ấy, thơ hay mà đời sống khổ cực …
Nhà thơ Nguyễn Vỹ
: Thời thế bây giờ vẫn gặp khó .
Nhà thơ
An Nam khổ như chó .
Nhà thơ, nhà văn
Tản Đà : thơ hay, bán ế phải gánh lên Trời bán :
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Văn
chương hạ giới rẽ như bèo.
Kiếm
được đồng lãi thật là khó !
. . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . .
Anh gánh
lên đây bán chợ Trời .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thật là tội
nghiệp .
. . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
(T.M.H.) Mà bây giờ … Vì sao các Hội Văn Học Nghệ
Thuật của các tỉnh ĐBSCL lấy tiền của dân ra để tổ chức rầm rộ cuộc thi thơ để
tôn vinh thơ dở là sao ? (T.M.H.)
Vẫn phải thi. Có
thi mới vui chứ ! Nói như ông Trần Mạnh Hảo chả nhẽ bỏ thi hay sao ? Không biết
khoản tiền để tổ chức thi thơ nầy là ngân sách của các tỉnh ĐBSCL hay của Hội
VHNT trung ương rót xuống, dù là nguồn nào thì cũng là tiền thuế của người dân
cả, để khỏi lời ra tiếng vào, lời ong tiếng ve, thị phi thiên hạ … Tôi có
dề nghị như sau :
Lần tới, khi tổ
chức thi thơ, bổ xung thêm các khoản nầy :
- Mỗi bài thơ dự
giải : phải nộp lệ phí từ 200 – 500 ngàn đồng/ bài .
- Các bài thơ bị
phát hiện đạo thơ phải nộp phạt từ 1 triệu – 5 triệu đồng, tùy theo mức độ đạo
nhiều hay đạo ít .
- Trích thưởng
lại 50% số tiền phạt cho người phát hiện đạo thơ.
Kinh phí thi thơ
là nguồn nộp phí của những nhà thơ dự thi . Không phải xin tiền ngân sách nữa.
Đảm bảo giảm bớt được nạn thơ dở, nạn
đạo thơ ….
Việc thi thơ lần
tới chắc hẳn sôi động, nhộn nhịp, hấp dẫn hơn …..
Quí vị nghĩ sao ?
Nhớ lại lần thi
thơ trước ở Cần Thơ, nhớ lại bài thơ Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong, bài thơ
hay , đã chấm đậu giải nhất rồi mà không được nhận giải . Ôi Trăng nghẹn , nay
Thơ Nghẹn mãi hay sao ?
“ Làng thơ Đồng bằng sông Cửu Long quê tôi .
Sao vẫn có nhiều nỗi ngậm ngùi ….”
(xin mượn ý Trăng Nghẹn nhé !)
21/7/2013 TRỊNH-KIM-THUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét