Cách đây mấy tuần, Mùi, một cô bạn cũ của tôi từ thời trung
học tình cờ tìm ra email của tôi nên gửi thư cho tôi. Qua Mùi, tôi bắt liên lạc
lại được với hai người bạn khác, Duyên và Hải, học chung từ lớp 10 đến lớp 12,
những người bạn đã xa nhau - không những không gặp nhau mà còn không hề liên
lạc với nhau - trong suốt 38 năm!
Trời 38 năm, ngót nghét gần nửa thế kỷ!
Sau đó, lâu lâu, đọc báo, thấy ai đó nhắc đến trường Phan Châu Trinh, bao giờ tôi cũng thoáng chút bùi ngùi.
Thành thực mà nói, ba năm học ở Phan Châu Trinh (1972-75), tôi không có bạn nhiều. Thời ấy, trường Phan Châu Trinh là trường nam. Trong cả trường, hàng ngàn học sinh, toàn giống đực. Trừ hai ngoại lệ: Một, lớp 12 ban toán (hình như vì Trường Nữ Trung Học đối diện không đủ học sinh học ban toán nên vài người thích học toán phải qua Phan Châu Trinh) và hai, ban C, tức ban văn chương. Có vẻ như số nữ sinh có nhan sắc mặn mà ở ban văn chương nhiều hơn ban toán nên lớp của tôi trở thành tâm điểm của sự quyến rũ trong cả trường. Giờ ra chơi, phần lớn nam sinh các lớp khác đều túa đến quanh quẩn trước cửa lớp tôi, đứa hau háu trố mắt nhìn, đứa giả vờ lượn qua lượn lại, lâu lâu mới liếc mắt vào. Đám con trai trong lớp, một mặt, thấy mình may mắn, mặt khác, lại thấp thỏm thấy chung quanh toàn là… kẻ thù. Có lẽ tôi bị ám ảnh bởi tâm lý thứ hai ấy cho nên trong trường tôi không quen với bất cứ ai ở các lớp khác cả. Tuyệt đối không. Phạm vi bạn bè của tôi chỉ giới hạn trong một lớp: lớp 10c rồi 11c rồi 12c. Hết.
Nhưng ngay trong lớp, tôi cũng không có nhiều bạn. Một phần vì tính tôi vốn lầm lì ít nói, thời đó, lại có những đam mê về văn chương riêng, khó chia sẻ được với bạn bè, những người nếu không thích Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc thì cũng mê Phạm Công Thiện hay Bùi Giáng, người ngợm thì dơ dáy còn nói năng thì cứ như lên đồng, cả hai đều gây cho tôi chút dị ứng. Phần khác, có khi quan trọng hơn, vì nhà tôi ở xa, tận Hòa Khánh, cách Đà Nẵng khoảng 10 cây số, sáng, ra đường đón xe lam đến trường; chiều, tan học, lại vội vã ra bến xe bắt xe lam về nhà, thì giờ lê la cà phê cà pháo với bạn bè, do đó, rất hiếm. Nhà tôi ở xa, không ai đến chơi được. Nhà bạn bè ở Đà Nẵng, tôi cũng ít đến. Có. Nhưng ít. Ít đến họa hoằn.
Trong số lần họa hoằn ấy, có một kỷ niệm làm tôi nhớ mãi:
Một lần, nhân đi Đà Nẵng vào cuối tuần, tôi ghé nhà một cô bạn trong lớp. Bình thường, trong lớp, chúng tôi nói chuyện với nhau rất tự nhiên và vui vẻ. Nhưng ở nhà, khi ngồi đối diện với nhau, qua một cái bàn gỗ hình chữ nhật khá lớn, hai đứa tự nhiên đâm lúng túng hẳn. Thật ra, chúng tôi không có tình ý gì với nhau. Chỉ là bạn. Nhưng vẫn lúng túng. Câu chuyện cứ bị ngắt quãng từng khúc từng khúc. Trong lúc lúng ta lúng túng, không biết nói gì, tôi táy máy lấy cái lược chải chí và một cọng tăm để trên bàn, rồi lấy cọng tăm nạy ghét đóng trong kẽ lược! Thời ấy, trong phần lớn gia đình Việt
Ngu thế, nhưng không hiểu sao bạn bè trong lớp lại đặt cho tôi hỗn danh là… Kissinger. Nguyên nhân không chừng vì tôi cận thị, đeo kính gọng đen khá lớn và mũi tôi bự giống quả cà chua như Kissinger? Tôi không biết. Và cũng không biết ai là người đầu tiên nảy ra sáng kiến đặt tên như vậy. Nhưng tôi bị chết cứng với cái tên ấy. Cuối năm 1975, khi đã vào Sài Gòn và học trường Đại học Sư phạm, một hôm, đang ngồi trong giảng đường, tôi nghe tiếng gọi nho nhỏ từ sau lưng: “Ê! Kissinger!” Quay lại, tôi thấy một thằng lạ hoắc, mặt đen thui, đang nhăn răng ra cười. Tôi biết ngay nó là học sinh ở Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, nhưng không biết là đứa nào. Sau, giờ ra chơi, nói chuyện, tôi mới biết nó là Trần Ngọc Thịnh, học trên tôi một lớp. Lúc đó, tôi mới biết cái hỗn danh Kissinger ấy “vang xa” hơn một lớp! Rồi sau đó, tôi quên bẵng cái biệt danh kia. Bây giờ, 38 năm sau, liên lạc lại với bạn bè cũ, ngay ở những email đầu tiên, ai cũng nhắc đến cái tên Kissinger! Ngỡ như chúng tôi vẫn còn ngơ ngơ ngáo ngáo trong một trường trung học ở Đà Nẵng ngày nào.
Từ Úc, tôi gọi điện thoại nói chuyện với Mùi ở
À, mà không hiểu tại sao hầu như tất cả các bạn thân của tôi đều cứ gọi tau/mi chứ không phải tao/mày. Ngay một số bạn người Sài Gòn tôi chơi thân lúc học đại học cũng thế. Cũng vẫn tau/mi. Với riêng tôi, hai chữ tau/mi có âm vang thân thiết hơn là tao/mày. Trong thơ, tôi cũng chưa gặp chữ “tao/mày” nào hay. Thơ hài hước hoặc châm biếm, kiểu ca dao hoặc ca dao hiện đại, thì có, chẳng hạn “Ăn chơi là việc của tao / Cái lo cái nghĩ tao giao cho mày…” Nhưng đó không phải là thơ. Càng không phải là thơ hay. Thơ, thực sự là thơ, là bài của Nguyễn Công Trứ, trong đó có chữ tau/mi, chứ không phải tao/mày:
Tau ở nhà tau, tau nhớ mi
Nhớ mi nên mới bước chân đi
Không đi, mình hỏi rằng không đến
Đến thì mi hỏi đến làm chi?
Làm chi, tau đã làm chi được
Làm được tau làm đã mấy khi.
Sống, ai cũng có nhiều kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm của thuở đi học, lúc mọi người còn hoàn toàn vô tư và có thật nhiều thì giờ để tâm tình đủ thứ chuyện tào lao trên trời dưới đất từ ngày này sang ngày khác, có lẽ là những kỷ niệm thuộc loại ngọt ngào nhất. Cái gọi là thuở đi học ấy, với riêng tôi, có thể chia thành hai giai đoạn: trước và sau 4/1975. Trước, chúng tôi thật hồn nhiên. Trong lớp, vẫn có từng nhóm từng nhóm chơi với nhau, vẫn có những sự cãi cọ, nhưng quan hệ, nói chung, vẫn đầy tin cậy và trong sáng. Cuối tháng 3/1975, Đà Nẵng bị mất, trường học đóng cửa. Sau khi Sài Gòn bị mất nốt, chúng tôi mới đi học lại. Lúc ấy không khí trong lớp khác hẳn. Thứ nhất, xuất hiện một vài học sinh mới có khẩu khí rất “cách mạng” khiến mọi người đâm ra e dè và cảnh giác hẳn. Thứ hai, cũng có một số người biến mất: hoặc họ quyết định nghỉ học hoặc họ theo gia đình chạy được vào Sài Gòn, có người còn may mắn, đi ra nước ngoài. Tội nghiệp nhất là trong lớp tôi, có một cô bạn, rất đẹp và rất hiền lành, thường ngồi ngay trên dãy bàn trước mặt tôi, bị chết vì đạn lạc trên đường chạy loạn. Lúc ấy, tôi nghe tin, nhưng kiểu tin vu vơ, không có ai xác nhận, nên còn hoang mang ngờ vực. Bây giờ, qua Mùi và Duyên, tôi mới biết tin ấy đúng.
Tôi ao ước được về thắp một nén nhang lên mộ bạn. Không chừng lại nghe bạn tôi hỏi: “Mi đó hả, Kissinger?”
Nguyễn
Hưng Quốc .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét