Tôi sẽ cố gắng dùng giọng báo, lối kể báo để kể câu chuyện này một cách tóm tắt, cương quyết không cho cảm xúc chen vào, bởi bản thân câu chuyện này, một cách trần trụi nhất, cũng cho chúng ta hiểu thêm nhiều về những vùng lõm mà chúng ta, có thể vô tình hay cố ý, không hiểu hoặc chưa hiểu..
Năm 1964, cháng thanh niên Nguyễn Quang Hùng, quê
Sau mấy ngày lẩn trốn với cánh tay sưng vù thì anh bị bắt khi hoàn toàn không còn sức kháng cự. Khi bị bắt anh nói ngay anh là bộ đội Miền Bắc bởi cái giọng Bắc không lẫn vào đâu được. Đơn vị lính Mỹ bắt được anh dùng trực thăng đưa anh lên bệnh viện An Khê cữu chữa. Tại đây anh được một bác sĩ quân y Mỹ tên là Sam Axelrad trực tiếp cứu chữa và cưu mang. Cứu chữa là cưa tay của ông và phục hồi sức khỏe của ông. Cưu mang là giữ ông ở lại doanh trại đến hơn 2 tháng trời cho đến khi chỉ huy biết, kêu Sam ra hỏi: tôi nghe nói anh đang chứa chấp đối phương trong
doanh trại. Vâng, đúng thế, thưa ông. Vậy anh có
24 tiếng
để
xử
lý việc
này. Trong vòng 24 tiếng, Sam đã dùng trực thăng chở anh Nguyễn Quang Hùng xuống Quy Nhơn, gửi ở một bệnh viện tư- thay vì nộp cho chính quyền-, và ông Hùng, với 1 cánh tay còn lại, trở thành một nhân viên y tế bất đắc dĩ, chỉ có cơm ăn không có lương. Năm 1969, ông quay lại An Khê, nơi mình đã được chữa lành vết thương, sống ở đấy và có vợ sinh con cho đến nay. Nên nhớ, năm 1969, An Khê vẫn của chính quyền Sài Gòn quản lý, và ông Hùng là chiến sĩ quân giải phóng Bắc Việt.
Ngày hôm kia thì một sự kiện nữa xảy ra, ấy là cái ông bác sĩ Sam ấy, một hôm ngồi lục cái thùng "ký ức chiến tranh" tổ bố của mình thì thấy... ảnh ông Hùng và cánh tay ông Hùng, tất nhiên là chỉ còn xương được ông bảo quản rất cẩn thận. Một ý nghĩ thôi thúc là phải trả lại cánh tay này cho người lính đối phương năm xưa. Và thế là ông nhờ một tờ báo VN làm cầu nối, và phép thần đã xảy ra- tìm được manh mối ông Hùng.
Sam bỏ tiền túi cùng 2 con và 2 cháu sang An Khê tìm ông Hùng, và cuộc trùng phùng ấy đã diễn ra trong sự ngạc nhiên và thích thú của rất nhiều người. Họ gặp nhau như 2 người bạn, như những tri kỉ, những ân nhân mang nợ nhau. Và vì thế mà nó đẫm chất nhân văn, thứ nhân văn của những người đã vượt qua cái chết, đã hiểu thế nào là sự đau đớn, là ngưỡng của sự sống, của những người ngộ ra nhiều điều...
Té ra chiến tranh, trong từng góc khuất của nó, có vô vàn những câu chuyện kỳ lạ, sự kỳ lạ mà chính người trong cuộc khi chứng kiến nó mà vẫn tưởng như mơ. Những người lính thứ thiệt, tận cùng họ, là sự lạc quan và nhân bản vô kể. Là tôi nói cả ông Sam và ông Hùng...
Ngày hôm kia thì một sự kiện nữa xảy ra, ấy là cái ông bác sĩ Sam ấy, một hôm ngồi lục cái thùng "ký ức chiến tranh" tổ bố của mình thì thấy... ảnh ông Hùng và cánh tay ông Hùng, tất nhiên là chỉ còn xương được ông bảo quản rất cẩn thận. Một ý nghĩ thôi thúc là phải trả lại cánh tay này cho người lính đối phương năm xưa. Và thế là ông nhờ một tờ báo VN làm cầu nối, và phép thần đã xảy ra- tìm được manh mối ông Hùng.
Sam bỏ tiền túi cùng 2 con và 2 cháu sang An Khê tìm ông Hùng, và cuộc trùng phùng ấy đã diễn ra trong sự ngạc nhiên và thích thú của rất nhiều người. Họ gặp nhau như 2 người bạn, như những tri kỉ, những ân nhân mang nợ nhau. Và vì thế mà nó đẫm chất nhân văn, thứ nhân văn của những người đã vượt qua cái chết, đã hiểu thế nào là sự đau đớn, là ngưỡng của sự sống, của những người ngộ ra nhiều điều...
Té ra chiến tranh, trong từng góc khuất của nó, có vô vàn những câu chuyện kỳ lạ, sự kỳ lạ mà chính người trong cuộc khi chứng kiến nó mà vẫn tưởng như mơ. Những người lính thứ thiệt, tận cùng họ, là sự lạc quan và nhân bản vô kể. Là tôi nói cả ông Sam và ông Hùng...
uhm, người lính thứ thiệt chính là như thế
Trả lờiXóaKeywords: dong co dien xoay chieu khong dong bo 3 pha