Ảnh chỉ để minh họa |
Suốt gần 6 năm qua, bà Nguyễn Thị Loan - mẹ của tử tù Hồ Duy Hải - chưa một đêm nào ngon giấc vì nỗi buồn vô hạn: thằng con trai đứt ruột đẻ ra mắc tội tử tù, đang chờ thi hành án! Từ ngày Hải bị bắt, bà gầy sọp đi. “Nếu con tôi thực sự giết người, có đem tử hình cả hai mẹ con tôi cũng không đền hết tội. Nhưng nếu nó không giết người mà bị tử hình thì sẽ có đến 3 mạng người bị chết oan” - bà Loan nói trong nước mắt.
Trong một quán café sáng, mình gặp thằng bạn nối khố là Lê Phong, thám tử tư ở Hà Nội mới vào Sài Gòn công tác. Hắn kể cho nghe chuyện phá đại án Cầu Voi (Long An).
Trong không gian tĩnh lặng, từng giọt café thong thả chắt xuống li, hai thằng nhả khói thuốc lá chờ đợi. Lê Phong chậm chạp kể:
Nghe nói có Công Ty Thám tử tư ở Hà Nội thường độc lập điều tra các vụ án. Họ làm việc vừa dựa trên căn cứ pháp luật vừa có trái tim nhân hậu với số phận mỗi con người, bà Loan quyết định lần mò ra Thủ đô đi tìm. Cuối cùng bà gặp được tôi – thám tử Lê Phong. Giám đốc Công ty tôi là Nguyễn Thứ Lễ, từng nổi tiếng trong các truyện trinh thám Lê Phong, Mai Hương, Gói thuốc lá, Đòn hẹn, Tay đại bợm…
Hôm ấy, ông Thứ Lễ đang bận nghiên cứu hồ sơ của Hàn Đức Long (Bắc Giang) nên nhờ tôi tiếp bà Loan.
Bà ấy sụt sùi đưa tất cả hồ sơ, tài liệu, tư liệu, các đơn kêu oan và các bài báo đăng về vụ án của Hồ Duy Hải suốt 6 năm qua mà bà đã lưu giữ.
Tôi nhận tập hồ sơ của bà Loan như nhận trách nhiệm bảo vệ sinh mạng của một con người. Vâng, anh ạ, dù họ là bất kỳ ai, là một quan chức từng hét ra lửa hay một kẻ thấp cổ bé họng, chân đất mắt toét thì trước công lý họ phải được bình đẳng. Đặc biệt là đối với dân đen, nghèo hèn thì thời nào họ cũng là đối tượng bị cái ác chèn ép, nhiều khi bị oan, ngửa mặt lên giời kêu mãi, kêu khản cổ cũng khó có ông giời nào bảo vệ họ, đặc biệt là khi mà đồng bạc lên ngôi thì nó thường "đâm toạc, đâm toác tờ giấy". Đời là thế mà!
Buổi chiều hôm đó, Hà Nội vào đông, gió mùa đông bắc lùa về, trời lạnh, tôi vừa đốt thuốc lá cho ấm, vừa lắng nghe bà Loan nói, mà hai mắt vẫn dán vào tập hồ sơ kêu oan của bà ấy. Tôi hỏi:
- Ra Hà Nội, bà nghỉ ở đâu?
- Ở Vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Có mấy người bà con là dân oan, đồng hương ở Long An đang ở đấy, họ cho ngủ ké manh chiếu rách trải cạnh lối đi trong vườn hoa ạ.
- Vụ này tôi cũng có đọc báo, nhưng chưa nghiên cứu kỹ. Vậy xin bà, ngày mai trở lại đây tôi sẽ trả lời nhé!
Bà Loan đột ngột quì sụp xuống đất, chắp hai tay vái lấy vái để như thể mấy ông quan đi lễ Thánh ở Đền, cầu mong được cấp trên kỳ này cho lên chức!. Tôi hoảng hốt đỡ bà Loan đứng dậy, khuyên lơn, động viên và tiễn bà ra cửa.
Bà Loan về rồi, tôi ôm tập hồ sơ ghé lại phòng Thứ Lễ, rủ ông đi dùng cơm tối.
Trong bữa ăn, Thứ Lễ nói: “Vụ ở Cầu Voi – Long An chưa biết ra sao, chứ vụ Hàn Đức Long thật may mắn, cũng là nhờ chuyện Nguyễn Thanh Chấn nổ tung tóe, mới có cơ phơi ra ánh sáng. Đúng là cũng có lúc giời có mắt nên Hàn Đức Long gặp may!.
Tôi bảo: “Vụ này không hiểu nổi anh ạ, sau khi gây án, Công an tỉnh đã đến ngay hiện trường thu thập tất cả chứng cớ hiện trường, các mẫu vân tay của hung thủ, các dấu máu… Khi so sánh các mẫu vân tay tại hiện trường với mẫu vân tay của Hồ Duy Hải thì không khớp, và nhiều chứng cứ nữa cũng không khớp. Thế mà vẫn tuyên án thì “tài” thật! Có lẽ vụ án này còn nhiều khuất tất, biết đâu Hồ Duy Hải chỉ là vật thí thân?. Đêm nay em sẽ liên hệ với cánh phóng viên ở miền Nam , khi ấy có mặt tại hiện trường tìm hiểu thêm. Cách nay trên 60 năm ở đất Hà Thành, có đại án nào mà em không phá được. Nhưng các án bây giờ khó khăn nhiều, mặc dù khoa học kỹ thuật tiến bộ rất xa. Như là quản lý CMND các chỉ bản bằng máy vi tính, xét nghiệm máu, AND… chụp hình, quay phim… Thế mà mãi 3 tháng sau Công An mới bắt Hồ Đức Hải! Xem ra cách làm của Công An Bắc Giang với Công An Long An giống hệt nhau anh ạ! Có lẽ em phải vào Nam một chuyến, nhưng gia đình họ nghèo quá, chi phí đi lại và án phí mình phải tính sao đây?”
Ông Thứ Lễ gỡ mối: “Công ty thám tử của mình có tiếng ngoài Bắc, trong Nam thì chưa, nhưng cứ đi đi, Công ty chịu hết mọi phí tổn. Nếu thắng thì các vụ án sau ta gỡ lại, lo gì . Án oan ở miền Nam cũng không thua gì ngoài này đâu. Xem báo thì biết: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp… Sáng mai chú ghé Văn phòng, bảo nó cấp kinh phí để chú cùng bà Nguyễn Thị Loan về Long An.
Tôi nói nhỏ với Thứ Lễ: “Em vào Nam , ngoài này anh cố lấy cho em cái mẫu vân tay tại hiện trường, có được thì 90 % vụ án thành công!”.
- Dễ thế á?
- Công dân 15 tuổi làm chứng minh nhân dân, đều phải lăn tay và có lưu trên các máy chủ cả, Công An tỉnh Long An chỉ cần đưa cái mẫu này vào máy chủ tìm thì tên hung thủ sẽ lộ nguyên hình anh ạ! Việc nầy ngành Cảnh sát của chánh quyền Sài Gòn đã sử dụng từ năm 1967... của thế kỹ trước trên máy điện toán IBM kia .......
Nguyễn Thứ Lễ gật gù: Mà dễ dàng như vậy sao? Thế thì đâu cần phải vào Nam nữa?
Tôi bảo: “Phải đi anh ạ, sẵn dịp này ta mở chi nhánh Công ty luôn thể. Phải phát triển Công ty của mình để cứu lấy một nền tư pháp ”…
Nghe Lê Phong kể lại câu chuyện chuẩn bị phá đại án Cầu Voi, mình mừng rơn. Sướng quá nhẩy cẫng lên, chân đập mạnh vào thành giường, đau điếng!... Mở mắt nhìn xung quanh, chả thấy ai. Hóa ra mình mê ngủ.
Chết thật, già rồi hay nằm mơ.
Tin giờ chót : chiều nay được tin Hồ Duy Hải được hoãn thi hành án .....
04/12/2014 NGỌC DƯƠNG & TRỊNH KIM THUẤN .
Tin giờ chót : chiều nay được tin Hồ Duy Hải được hoãn thi hành án .....
04/12/2014 NGỌC DƯƠNG & TRỊNH KIM THUẤN .
NGUYỄN
THỨ LỄ là Thế
Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn,
nhà hoạt động sân khấu Việt Nam .
Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới,
đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn
xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành
viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông
hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm,
đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn
cán của các tờ báo Phong hóa vàNgày nay. Nổi danh truyện trinh
thám : Lê Phong, Mai Hương,Gói thuốc lá, Đòn hẹn, Tay đại bợm …… theo WIKIPEDIA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét