12 thg 7, 2015

Khái niệm “sở hữu toàn dân” tạo ra lãnh chúa và sự chia chác thống trị của lãnh chúa với các thế lực kinh tế 11.07.2015 BVN 11/07/2015


Xem ra vụ chánh quyền Hải Dương cho xe bánh xích cán qua ngừi của người dân dã man, tàn bạo hơn nhiều so với việc trong đêm giết chết 6 người ở Chơn Thành - Bình Dương . (Gót Phiêu Du).
Khái niệm “sở hữu toàn dân” tạo ra lãnh chúa và sự chia chác thống trị của lãnh chúa với các thế lực kinh tế
 Mạnh Kim
Cội nguồn của vụ việc kinh khủng sáng 10-7-2015 tại Cẩm Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) khi một phụ nữ bị bánh xích máy xúc chèn qua (*) vẫn là vấn đề cực cũ từng nói rất nhiều và chưa từng được giải quyết rốt ráo: đất đai là sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý.  

Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã tái khẳng định chế độ sở hữu toàn dân với quy định tại Điều 53: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Lập luận lập lờ này chỉ là một cách lấp liếm của một sự lờ mờ cố tình bằng trò đánh đu câu chữ để “người ta” đạt được mục đích chính là chiếm hữu tuyệt đối những gì không thuộc về họ.
Nội khái niệm “sở hữu toàn dân” đã là không bình thường khi trong thực tế nó là vấn đề liên quan sở hữu cá thể; và khái niệm “Nhà nước đại diện chủ sở hữu” lại càng quái đản hơn khi “nhà nước” có thể được hiểu là cơ quan quản lý tài nguyên quốc gia mà cũng có thể được hiểu là một “thằng” chủ tịch xã hay “tên” bí thư huyện nào đó. Có thể nghe chối tai khi nói “nhà nước là “thằng” chủ tịch xã” nhưng cũng chẳng mấy khác thường khi nói “thằng chủ tịch xã là nhà nước” hoặc “đại diện nhà nước”. Điều đó dẫn đến việc lộn xộn trong phân cấp quản lý và “phân cấp sở hữu”, dẫn đến khả năng vô hiệu hóa sự kiểm soát của nhà nước trung ương trong nhiều trường hợp, trong khi quyền định đoạt sở hữu lại nằm gọn trong tay nhà nước địa phương. Nó tạo ra lãnh chúa và sự chia chác thống trị của lãnh chúa với các thế lực kinh tế mang màu sắc giang hồ. Điều này, cuối cùng, sẽ làm “nhà nước” mạnh hơn hay yếu hơn?
 MẠNH KIM.

Tác giả gửi BVN.
(*)BVN:Đó là bà Lê Thị Châm (54 tuổi, trú ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, tỉnh Hải Dương). Bà bị máy xúc cán qua người khi phản đối thi công Khu Công nghiệp Cẩm Điền. Bà bị gãy xương cẳng tay, cơ thể nhiều chấn thương ở vùng đầu, hiện đang cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa Hải Dương (xem ở đây).
Xin xem video hình ảnh cưỡng chế ở Cẩm Điền:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog