(Bạn đọc) - Thành phố nắng ấm quanh năm vẫn thấy ủ ê những mùa đông lẻ, giữa dòng người tấp nập vẫn thấy cô đơn. Đó, có lẽ là tâm trạng chung của các vị lãnh đạo Hà Nội sau nhiều dự án vừa qua mà không được ai thông cảm, thật đáng thương.
(Bạn đọc) - Thành phố nắng ấm quanh năm vẫn thấy ủ ê những mùa đông lẻ, giữa dòng người tấp nập vẫn thấy cô đơn. Đó, có lẽ là tâm trạng chung của các vị lãnh đạo Hà Nội sau nhiều dự án vừa qua mà không được ai thông cảm, thật đáng thương.
Gần đây, dư luận đang rất bất bình trước những dự án của Thủ đô. Nào là việc chặt phăng 6700 cây xanh, đường sắt trên cao uốn lượn, mua tàu Trung Quốc, màu sơn mới nhà hát lớn Thủ đô…Ai cũng lên tiếng chỉ trích, phê phán mà không “cảm thông” cho các ông – những người bận trăm công ngàn việc nên mới “quên” mất hỏi ý kiến của dân.
Mọi người đừng tưởng làm lãnh đạo là nhàn nhé! Không phải chỉ là việc sáng cắp cặp lên ô tô tới cơ quan rồi chiều về đâu. Ai bảo rằng các vị ấy ngồi xe hơi thì làm sao biết được cái nắng nóng, cái khổ của dân là nhầm. Các vị ấy biết hết đấy, nhưng làm lãnh đạo phải có tầm nhìn xa trông rộng, phải biết tính toán đến những cái sâu xa, nguy cơ tiềm ẩn, cái khổ của dân.
Ngồi trong ô tô nhìn ra cái nắng 43 độ đã thấy dân mình khổ nhưng nếu mùa mưa bão tới có lẽ dân càng khổ hơn, nên dự án 6700 cây mới ra đời. Những cái cây kia ừ thì xanh đấy, đang tốt đấy, nhưng biết đâu chừng nó cũng sẽ là mối nguy trong mùa giông bão thế nên cách tốt nhất là phải chặt phéng đi, đồng bộ và thay thế hết. Như vậy mới đảm bảo được an toàn.
May sao, con giông vừa qua đã một phần nào nói hộ được lòng của các vị lãnh đạo. Hậu quả nhãn tiền thì ai cũng phải công nhận, nhưng đặt giả thiết cứ duy trì dự án 6700 cây xanh kia biết đâu thiệt hại sẽ giảm hơn rất nhiều. Không nói đâu xa, cơn giông đã làm cho các cây mới trồng ngã đổ còn nguyên vỏ bọc, việc của chúng ta là chỉ cần dựng lại và vun gốc thế là xong. Không phải đi dọn dẹp, khắc phục hậu quả cơn bão, tiết kiệm nhân lực cho công ty công viên cây xanh. Như vậy là đã tiết kiệm được biết bao ngân sách Nhà nước từ tiền đóng thuế của dân là gì? Đấy làm lãnh đạo Thủ đô khổ thế đấy, vậy mà không ai hiểu, còn lên án dùng việc chặt cây để trục lợi cá nhân?.
Rồi thì vụ làm đường sắt trên cao là do vốn ODA của Trung Quốc đầu tư . Vì chúng ta được nhận hỗ trợ nên việc hơi cong hay méo, những sơ xuất nhỏ trong quá trình thi công thì có sao đâu. Chẳng phải người dân Hà Nội vẫn đang chung sống với những con sông chết hay những con đường đầy ngập nước quanh năm đang rất “yên bình” sao. Chúng ta đang quên đi quá khứ để tiến tới tương lai nên việc mua 13 đoàn tàu Trung Quốc có gì sai. Có thể là họ làm không tốt cái này nhưng cái khác tốt hơn thì sao? Còn về việc an toàn thì phải thử mới biết được.
Còn màu sơn nhà hát thì mới chỉ là thử nghiệm, nếu không được thì sơn lại. Mỗi thành phố có một chủ trương, chính sách khác nhau nên không thể học hỏi hết được. Còn hỏi ý kiến chuyên gia thì cũng hỏi, nhưng phải mạnh dạn tự quyết. Làm việc gì cũng không dám, không tự quyết thì làm sao xứng đáng với vai trò của người lãnh đạo. Tiền sơn thì chỉ lấy một ít ngân sách của Nhà nước thôi mà. Sai thì sửa, có ai đúng cả đâu?
Thế nên, việc thanh tra 6700 cây xanh Hà Nội vừa rồi lãnh đạo Thủ đô đã kiểm điểm sâu sắc và rút kinh nghiệm. Chủ trương mới là thế đã chặt hết 6700 cây đâu mà sao mọi người lại phản đối dữ dội như vậy. Đã có một số trưởng phòng bị “giáng chức”, một “NHÂN VIÊN HỢP ĐỒNG” đã bị buộc thôi việc, chứng tỏ các vị lãnh đạo đã làm mạnh tay và triệt để lắm rồi. Sao mọi người lại cứ “ác miệng” bảo đem những quan tốt đi thí mạng để cho vụ việc được “chìm xuồng”.
Những vị lãnh đạo “suốt đời vì nước vì dân” nhưng lại bị mọi người ghi tên mình vào bộ tộc cô đơn chỉ vì quên mất hỏi ý kiến của dân thôi thì thật buồn. Trời không thương tạo bão sao lòng người lại gieo giông, chỉ là những sai sót nhỏ có thể kiểm điểm và rút kinh nghiệm thôi mà.
Người ta tưởng chỉ một mình thui thủi nơi thâm sơn cùng cốc, xa làng xa chợ mới gọi là cô đơn. Nhưng sống giữa lòng người đông đúc mà không ai hiểu được mình, không ai chia sẻ với mình thì mới thật đáng sợ. Các vị lãnh đạo Thủ đô đang nằm trong trường hợp đó. Có lẽ, ta phải thông cảm cho các vi mới phải….
(Theo truongtansang.net)
Gần đây, dư luận đang rất bất bình trước những dự án của Thủ đô. Nào là việc chặt phăng 6700 cây xanh, đường sắt trên cao uốn lượn, mua tàu Trung Quốc, màu sơn mới nhà hát lớn Thủ đô…Ai cũng lên tiếng chỉ trích, phê phán mà không “cảm thông” cho các ông – những người bận trăm công ngàn việc nên mới “quên” mất hỏi ý kiến của dân.
Mọi người đừng tưởng làm lãnh đạo là nhàn nhé! Không phải chỉ là việc sáng cắp cặp lên ô tô tới cơ quan rồi chiều về đâu. Ai bảo rằng các vị ấy ngồi xe hơi thì làm sao biết được cái nắng nóng, cái khổ của dân là nhầm. Các vị ấy biết hết đấy, nhưng làm lãnh đạo phải có tầm nhìn xa trông rộng, phải biết tính toán đến những cái sâu xa, nguy cơ tiềm ẩn, cái khổ của dân.
Ngồi trong ô tô nhìn ra cái nắng 43 độ đã thấy dân mình khổ nhưng nếu mùa mưa bão tới có lẽ dân càng khổ hơn, nên dự án 6700 cây mới ra đời. Những cái cây kia ừ thì xanh đấy, đang tốt đấy, nhưng biết đâu chừng nó cũng sẽ là mối nguy trong mùa giông bão thế nên cách tốt nhất là phải chặt phéng đi, đồng bộ và thay thế hết. Như vậy mới đảm bảo được an toàn.
May sao, con giông vừa qua đã một phần nào nói hộ được lòng của các vị lãnh đạo. Hậu quả nhãn tiền thì ai cũng phải công nhận, nhưng đặt giả thiết cứ duy trì dự án 6700 cây xanh kia biết đâu thiệt hại sẽ giảm hơn rất nhiều. Không nói đâu xa, cơn giông đã làm cho các cây mới trồng ngã đổ còn nguyên vỏ bọc, việc của chúng ta là chỉ cần dựng lại và vun gốc thế là xong. Không phải đi dọn dẹp, khắc phục hậu quả cơn bão, tiết kiệm nhân lực cho công ty công viên cây xanh. Như vậy là đã tiết kiệm được biết bao ngân sách Nhà nước từ tiền đóng thuế của dân là gì? Đấy làm lãnh đạo Thủ đô khổ thế đấy, vậy mà không ai hiểu, còn lên án dùng việc chặt cây để trục lợi cá nhân?.
Rồi thì vụ làm đường sắt trên cao là do vốn ODA của Trung Quốc đầu tư . Vì chúng ta được nhận hỗ trợ nên việc hơi cong hay méo, những sơ xuất nhỏ trong quá trình thi công thì có sao đâu. Chẳng phải người dân Hà Nội vẫn đang chung sống với những con sông chết hay những con đường đầy ngập nước quanh năm đang rất “yên bình” sao. Chúng ta đang quên đi quá khứ để tiến tới tương lai nên việc mua 13 đoàn tàu Trung Quốc có gì sai. Có thể là họ làm không tốt cái này nhưng cái khác tốt hơn thì sao? Còn về việc an toàn thì phải thử mới biết được.
Còn màu sơn nhà hát thì mới chỉ là thử nghiệm, nếu không được thì sơn lại. Mỗi thành phố có một chủ trương, chính sách khác nhau nên không thể học hỏi hết được. Còn hỏi ý kiến chuyên gia thì cũng hỏi, nhưng phải mạnh dạn tự quyết. Làm việc gì cũng không dám, không tự quyết thì làm sao xứng đáng với vai trò của người lãnh đạo. Tiền sơn thì chỉ lấy một ít ngân sách của Nhà nước thôi mà. Sai thì sửa, có ai đúng cả đâu?
Thế nên, việc thanh tra 6700 cây xanh Hà Nội vừa rồi lãnh đạo Thủ đô đã kiểm điểm sâu sắc và rút kinh nghiệm. Chủ trương mới là thế đã chặt hết 6700 cây đâu mà sao mọi người lại phản đối dữ dội như vậy. Đã có một số trưởng phòng bị “giáng chức”, một “NHÂN VIÊN HỢP ĐỒNG” đã bị buộc thôi việc, chứng tỏ các vị lãnh đạo đã làm mạnh tay và triệt để lắm rồi. Sao mọi người lại cứ “ác miệng” bảo đem những quan tốt đi thí mạng để cho vụ việc được “chìm xuồng”.
Những vị lãnh đạo “suốt đời vì nước vì dân” nhưng lại bị mọi người ghi tên mình vào bộ tộc cô đơn chỉ vì quên mất hỏi ý kiến của dân thôi thì thật buồn. Trời không thương tạo bão sao lòng người lại gieo giông, chỉ là những sai sót nhỏ có thể kiểm điểm và rút kinh nghiệm thôi mà.
Người ta tưởng chỉ một mình thui thủi nơi thâm sơn cùng cốc, xa làng xa chợ mới gọi là cô đơn. Nhưng sống giữa lòng người đông đúc mà không ai hiểu được mình, không ai chia sẻ với mình thì mới thật đáng sợ. Các vị lãnh đạo Thủ đô đang nằm trong trường hợp đó. Có lẽ, ta phải thông cảm cho các vi mới phải….
(Theo truongtansang.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét