Chắc nhiều
người biết đến ông Nguyễn Minh Nhị, (còn gọi Bẩy Nhị), bởi ông nguyên là một
chính khách có cỡ (cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang). Hơn nữa, từ sau ngày nghỉ
hưu, ông lại hay viết lách có vẻ như “nói thẳng nói thật”, đăng trên nhiều tờ
báo lề phải, lề trái…khiến nhiều người “bé cái lầm”, nên đã “tâm phục khẩu phục”
ông!
Ví như bài
“Ông Bảy Nhị và 4 phép toán làm quan” (Báo Nhân Dân 22/10/2012 của Hồ Cúc
Phương”. Rồi một số bài ông Bẩy Nhị viết, như: “Anh em họ Đoàn có công chứ
không có tội, (Vụ Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, hải Phòng); bài “Gởi anh Nguyễn Bá
Thanh Phút 89”… và nhiều bài khác nữa.
Gần đây ông
Bảy Nhị có bài “Lịch sử và Lãnh tụ” (đăng trên lề trái Bùi Văn Bồng và Kim Dung
Kỳ Duyên) nhưng trên trannhuong.com thì mang tựa đề “Anh hùng tạo thời thế hay
thời thế tạo anh hùng”. Trong bài nầy ông đánh giá trên hết có ông Trường Chinh
đổi mới đất nước vào năm 1986, kế đến là ông đưa ra những nhân vật lịch sử như
Thái hậu Dương Vân Nga, Lý Công Uẩn, và đặc biệt là ông Lý Quang Diệu cựu Thủ
tướng Singapore rồi ông Sáu Phong, nguyên bí thư tỉnh uỷ tỉnh Bình Dương.
Ông Bảy Nhị
cám ơn ông Lý Quang Diệu và ông Sáu Phong đã cho thành lập các nhà máy công
nghiệp ở Bình Dương giúp cho người dân ở An Giang (nói chung) và ở huyện Tịnh
Biên (nói riêng) có công ăn, việc làm.
Tuy trình
độ học vấn không có mấy, nhưng đọc những bài viết của ông Bẩy Nhị, tôi nhận ra
sự khen – chê của ông đối với người khác hình như chỉ nhìn ở một góc, còn ở
những góc khác ông không thấy hay là thấy mà cứ… coi như không! Đôi khi ông Bẩy
Nhị lớn tiếng luận về họ như những anh hùng. Ở đây tôi chỉ xin được dẫn về hai
nhân vật mà ông Bẩy Nhị đã “luận”. Đó là ông Lý Quang Diệu và ông Sáu Phong.
1/- Ông : Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa
Singapore, ông đảm nhiệm chức vụ này từ năm1959 đến năm 1990.
Mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một
chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này. Ông tiếp tục phục vụ trong
chính phủ của thủ tướng Ngô Tác Đồng trong
cương vị Bộ trưởng Cao cấp.
Đến năm 1990, Việt Nam
vẫn chưa có các khu công nghiệp nước ngoài kể cả ở Bình Dương, kế sách
đổi mới của cố TBT Trường Chinh cũng vừa bắt đầu.
Sau Lý Quang Diệu là Thủ tướng Ngô Tác Đồng (Gok
Chen Tong) 1990 -2000, kế nữa là ông Lý Hiển Long đương nhiệm, vì thế sao ông
Bẩy không cám ơn ông Ngô Tác Đồng và Lý Hiển Long?
Đặc biệt ông Bảy Nhị còn là “nhà văn, nhà thơ”
nổi tiếng ở An Giang nên có thể ông cũng biết chuyện sau đây?:
Có một bức thư của cố Thủ tướng
Lý Quang Diệu Singapore
gửi cho cố Thủ tướng Anh ngày 5/6/1979, đăng trên trang trang Margaret
Thatcher Foundation.
Chúng ta đã biết rằng Lý Quang Diệu ủng hộ sự xích lại gần nhau của Trung Quốc và Hoa Kỳ sau Chiến tranh ViệtNam để
kiềm chế ảnh hưởng của Liên Xô. Ông cũng biện bạch cho Pol Pot, rằng Khmer Đỏ
là một phương án cần thiết, chẳng qua chỉ bị giới truyền thông cường điệu lên
thành ma quỷ [2]. Về xung đột biên giới Việt-Trung, ông cho rằng nếu Trung Quốc
không dạy cho Việt Nam một bài học thì giờ này Liên Xô đã bành trướng thế lực
ra toàn Đông Nam Á, rằng các nước trong khu vực đều hưởng lợi từ đòn phủ đầu
của người Tàu. Khi ấy, Đặng Tiểu Bình đã coi ông là cố vấn và mô hình Singapore
đã trở thành hình mẫu của Trung Hoa hiện đại. Họ Lý và họ Đặng gặp nhau hai
lần, trò chuyện kéo dài, nồng ấm và trân trọng lẫn nhau, ngày 12 và 13/11/1978,
trong chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Singapore . Trước đó một tháng,
nhanh chân hơn, ngày 16/10/1978, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng đến Singapore
tiếp kiến Lý Quang Diệu. Nhưng cuộc trò chuyện giữa họ Lý và họ Phạm, theo miêu
tả của một nhà ngoại giao Singapore
chứng kiến cả ba cuộc gặp mặt [3], diễn ra lạnh lẽo.
Cuối năm 1978, đầu năm 1979, hàng trăm ngàn thuyền nhân ViệtNam
trở thành một vấn nạn quốc tế. Khác với nhiệt tình cứu giúp những năm trước,
các nước trong khu vực bắt đầu lo ngại, từ chối, thậm chí xua đuổi và có cả
trường hợp nổ súng vào thuyền nhân Việt Nam . Các nước phương Tây bắt đầu
đùn đẩy nhau trách nhiệm bảo lãnh. Anh quốc đóng một vai trò, vì điểm đến của
những nạn kiều gốc Hoa này trước hết là Hồng Kông, trong khi Anh quốc chỉ sẵn
lòng tiếp nhận tổng cộng chưa đầy 2000 người. Trước áp lực của công luận, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher
thậm chí đã tính đến việc mua một hòn đảo ở Thái Bình Dương cho thuyền nhân
Việt Nam
định cư. Dự định này bị Lý Quang Diệu phản đối, vì lo ngại nó sẽ trở thành một
đảo quốc, cũng của những người Tàu tha phương, cạnh tranh với Singpore [4].
Ngày 23/5/1979, một chiếc thuyền với 293 người tị nạn Việt Nam được con tàu chở hàng Roachbank của Anh trên đường từ Singapore đến Đài Loan cứu vớt, đến Cao Hùng ngày 27/5. Song chính quyền Đài Loan từ chối không cho họ nhập cảnh, tàu Roachbank không được phép cập cảng [5].
Chúng ta đã biết rằng Lý Quang Diệu ủng hộ sự xích lại gần nhau của Trung Quốc và Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt
Cuối năm 1978, đầu năm 1979, hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt
Ngày 23/5/1979, một chiếc thuyền với 293 người tị nạn Việt Nam được con tàu chở hàng Roachbank của Anh trên đường từ Singapore đến Đài Loan cứu vớt, đến Cao Hùng ngày 27/5. Song chính quyền Đài Loan từ chối không cho họ nhập cảnh, tàu Roachbank không được phép cập cảng [5].
Bà Margaret Thatcher đã nhờ đến
Thủ tướng Singapore
để gây áp lực với chính quyền Đài Loan, trước khi nước Anh phải đối diện với
trách nhiệm bảo trợ những con người trong bước đường cùng đó. Toàn văn bức thư
trả lời của Lý Quang Diệu như sau:
Thưa Thủ tướng,
Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.
Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10.000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600.000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.
Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách củaSingapore . Tuy nhiên, tôi sẽ đề
nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người
tị nạn trên tàu "Roach Bank". Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi
biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn
khác.
Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền ViệtNam .
Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận
những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng
cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ đảm
bảo được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự
bỉ ổi của chính quyền Việt Nam .
Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế
giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này,
gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.
Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo ViệtNam không phải là những kẻ điên rồ
vô lý như kiểu Idi Amin [6]. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết
động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi
thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ
phải suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng
ngàn người tị nạn mỗi tuần.
Kính thư
Lý Quang Diệu
Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.
Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10.000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600.000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.
Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của
Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt
Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt
Kính thư
Lý Quang Diệu
(Phạm
Thị Hoài.
Bài đã đăng trên Trẻ Online ngày 01/4/2015 )
Bài đã đăng trên Trẻ Online ngày 01/4/2015 )
Tuy nhiên, đọc những dòng trong bức thư gửi
Thủ tướng Anh Margaret Thatcher tôi càng kiên định suy nghĩ, ông Lý Quang Diệu chỉ vĩ đại ở
chính đất nước ông đã có công sáng lập và tạo đà phát triển như ngày hôm nay còn với những quốc gia mà có
chút ít liên quan với cá nhân ông thì ông vẫn chỉ được biết đến như một chính
khách tôn sùng chủ nghĩa "vị dân tộc" đơn thuần mà thôi. Hay nói cách
khác, Lý Quang Diệu chưa thể vượt qua biên giới quốc gia như nhiều người vẫn nhầm
tưởng qua sức mạnh tuyên truyền của giới truyền thông đảo quốc Sư tử.
Trích Lý Quang Diệu chỉ vĩ đại
ở Singapore
của Phương Nam OP- Việt Nam Mới .
Các thương nhân Singapore đến Việt Nam mở các
khu công nghiệp là họ đi kiếm tiền, vì mấy năm ấy kiếm tiền ở Việt Nam rất dễ,
vì giá nhân công ở Việt nam rất rẻ, rẻ bèo… Chứ họ đến Việt nam không phải vì
đi làm từ thiện hay bố thí gì đâu? Sao ông Bẩy Nhị phải phải lớn tiếng mang ơn?
2/- Ông Nguyễn
Minh Triết (Sáu Phong) là một chính trị gia, Chủ tịch thứ 7 của nước CHXHCN Việt
Nam, nhiệm kì từ 27 tháng 6 năm 2006 đến 25 tháng 7 năm 2011. Người kế nhiệm ông là ông Trương Tấn Sang đương chức.
Ông Sáu Phong đã từng phát ngôn:
"Chúng ta có chánh nghĩa sáng
ngời."[9]
* "Mỗi chiến
thắng của Nga đều như là chiến thắng của chúng tôi. Chúng tôi ủng hộ Nga trong
xung đột với Gruzia"[10]
* "Có người ví
von, Việt Nam Cuba
như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía đông, một anh ở phía tây. Chúng ta thay
nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba
nghỉ.(phát biểu trong chuyến thăm Cuba năm 2009) [11]
* "Tôi hoan
nghênh ông Obama.
Ông ấy tuyên bố đóng cửa nhà tù Guantanamo
mà. Nhưng mà tôi nói rằng "Ông Obama ơi, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi
chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái này. Tôi nói mà tôi nhìn
Obama mà tôi thấy ông ấy cũng chăm chú lắm đó, lắng nghe lắm. Như thế là mình
vừa động viên ông Obama nhưng mình vừa phân hóa cái nội bộ của ổng [...] Như
vậy đó tôi muốn nói với các đồng chí và quý vị rằng cái vai trò, cái vị thế của
mình bây giờ cũng ngang hàng với người ta, cũng nói năng cũng đúng mức, đàng
hoàng. "[12][13](phát biểu trước kiều bào 2009,
nói về vị thế ngoại giao của Việt Nam )
* "Chúng ta là
con một nhà, là con Lạc cháu Hồng, cùng một bọc trứng sinh ra. Trên thế giới
này ít có nơi nào có cái đó lắm á." [12](phát biểu trước kiều bào 2009,
nói về đoàn kết toàn dân tộc)
* "Tình hữu nghị
Việt Nam
– Trung Hoa là số một! Phải làm sao giữ mãi, trân trọng. Dù nó có gặp khó khăn,
có gặp những vấn đề gì trở ngại thì hãy đoàn kết, thân ái với nhau. Trao đổi để
tìm ra cái giải pháp khắc phục! Hai bên biên giới phải là hai bên biên giới hữu
nghị. Nhân dân hai bên phải thực sự đoàn kết!"(Phát biểu tại tỉnh Hà Giang)[11]
* "Bỏ Điều 4 Hiến
pháp là tự sát"[14]
(theo
Wikipedia – Bách Kho toàn thư)
"Chúng ta từ một
nước trong chiến tranh, chưa có những kinh nghiệm trong quản lý.
"Ở nước người ta
đó thì muốn tiêu cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì hệ thống luật pháp nó chặt
chẽ.
"Còn ở Việt nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng
tham. Cái người thủ quĩ cứ giữ tiền khư khư, ở quĩ lúc nào cũng có số dư, cho
nên lúc bí quá thì em mượn một chút. Mượn không thấy ai đòi hết... thì em mượn
thêm.
"Chứ không phải
người Việt nam tham nhũng nhứt thế giới đâu. Nói một hồi thì thấy rằng người
Việt Nam tham nhũng nhứt thế giới, không phải vậy!
"Cho nên tôi đề
nghị quí vị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này, rồi nhìn về Việt nam
cũng đừng ... có hốt hoảng, nghĩ rằng 'trong nước mình tiêu cực quá'
"Hồi xưa mấy ông
uýnh giặc sao giỏi thế mà bây giờ ổng tiêu cực thế... Đây là qui luật muôn đời.
Con người ta, trong mỗi người, ai cũng có hỉ, nộ, ái, ố hết chơn.
Trong quan hệ với đất nước của ông Lý
Quang Diệu thì gần đây có tin: Giang Kim Đạt, 1 trưởng phòng kinh doanh
Vinashin bỏ quên trong túi 19 triệu USD, sang Singgapore tậu thêm biệt thự mấy
triệu đô. Cứ như ông Sáu Phong nói thì cũng là “anh em tạm mượn tiền quỹ, lâu
lâu không thấy ai đòi thì cứ mượn thêm” thôi mà! Và vừa có chuyện, Singapore không nhập cảnh cho môt
số phụ nữ VN, vì họ cho rằng những phụ nữ nầy sang đó chỉ để hành nghề bán dâm, khiến ngoại giao nhà nước phải
lên tiếng…
Bây chừ anh Cuba ở phía Tây, anh ta đã bắt tay
với anh Mẽo rồi, vậy thì ai thức ở nơi ấy? Phải chăng Việt Nam ta phải thức suốt cả ngày lẫn
đêm ?.
Thiết nghĩ tất cả những việc làm của cố Thủ tướng Lý
Quang Diệu đối với “khúc ruột vạn dậm” của Việt Nam và các lời phát biểu của
ông Sáu Phong (trên nhiều trang mạng xã hội…) đã rõ 2 ông nầy là những “anh hùng” như thế nào rồi. Cần gì mà ông Bẩy
Nhị phải “đánh bóng thêm” nữa, có phải không ông Bẩy?
Cũng xin nói thêm về một số vụ việc khi ông Bẩy
đương chức Chủ tịch An Giang:
Báo
Theo Thanh Niên/VNEXPRESSE, Thứ
sáu, 25/4/2003 | 08:41
GMT+7, đăng tải bài:
Y án tử hình với giám đốc Angifood
Hôm qua, TAND
Tối cao đã tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm, phạt tử hình Trương Thị Thanh Hương
(nguyên giám đốc Công ty Lương thực An Giang - Angifood) về hai tội tham ô và
cố ý làm trái. Bị cáo duy nhất được cấp phúc thẩm giảm án là Đỗ Xuân Nghiệp
(phó giám đốc Angifood), từ 15 năm tù xuống 8 năm.
TAND Tối cao bác đơn
kháng cáo giảm nhẹ hình phạt, mức bồi thường thiệt hại của 4 bị cáo khác, cùng
những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
HĐXX
kiến nghị Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao xem xét theo thẩm
quyền trách nhiệm hình sự của bị cáo Đỗ Thị Nga (nguyên chủ doanh nghiệp Nga
Thái Hoà) đối với hoạt động phạm pháp của Trương Thị Thanh Hương.
Theo Thanh Niên/ Thứ
tư, 20/11/2002
2 tỷ đồng của Angifood được khai chi cho
các quan chức
Tại phiên đối chất hôm qua, các bị cáo trong vụ án tham nhũng tại Công ty
Lương thực An Giang đã khai nhận việc được giám đốc Trương Thị Thanh Hương chỉ
đạo lập phiếu chi thu khống để rút công quỹ hàng chục tỷ đồng. Trong đó gần 2
tỷ đồng dùng làm quà biếu cho các cán bộ tỉnh và trung ương.
Theo lời khai của
những bị cáo từng là “thuộc hạ” của Thanh Hương, riêng trong việc thực hiện các
hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân Nga Thái Hòa, Lê Phong và Công ty TNHH Tiến
Thịnh (năm 1998-1999), Thanh Hương đã chỉ đạo hợp thức hóa hàng chục tỷ đồng
xuất quỹ không rõ ràng. Như hợp đồng mua gạo số 10 với Nga Thái Hòa thực chi có
7 tỷ đồng, nhưng phiếu chi số 60 ngày 12/3/1999 ứng tiền tới 15,3 tỷ đồng. Thực
chất khoảng chênh lệch trên là để hợp thức hóa cho khoản tiền tương ứng mà bà
Hương sử dụng không rõ ràng khi nhận tiền của Tiến Thịnh thanh toán việc mua
phân bón của Angifood.
Riêng khoản 17,1 tỷ đồng của 10.000 tấn phân
ure mà Tiến Thịnh thanh toán cho Angifood theo hợp đồng số 01/98, Thanh Hương
đã chỉ đạo cho cấp dưới không nhập quỹ hơn 6,9 tỷ đồng. Theo lời khai của các bị
cáo, gần 2 tỷ trong số này đã được chi mua quà biếu các quan chức tỉnh và trung
ương. Nhưng quá trình điều tra chỉ xác định được một phần, còn gần 1 tỷ đồng
không thể thu hồi vì không có người nhận.
Đó
là thời gian ông Bảy Nhị đương chức Chủ tịch UBND Tỉnh An Giang. Tin cho biết,
có “4 cán bộ đầu tỉnh bị khiển trách, kỷ luật và hạ cánh an toàn”. Chẳng lẽ ông
Bẩy Nhị “vô can” để khi nghỉ hưu ông thể hiện “quan điểm lập trường” trong
những bài viết nổi tiếng trong đó có những bài “luận anh hùng” ?
Số
dân oan khiếu kiện hiện nay, tỉnh An Giang cũng là tỉnh có số dân khiếu kiện
nhiều …..
24/7/2015 TRỊNH KIM THUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét