Riêng gởi Giáo sư Lý Chánh Trung – Sài Gòn
45 năm trước,
một hôm, tôi , Nguyễn Thanh Nhàn và Võ Phước Triệu rủ nhau đi Định Quán chơi
vài hôm. Sáng 3/9/1969, chú Chín Bá (chú ruột của Triệu) đưa chúng tôi đến ăn
sáng, điểm tâm tại Restaurant Hiền Đức và tiễn chúng tôi về Sài gòn. Đến Sài
gòn đã quá trưa, ba đứa dạo phố , Nguyễn Thanh Nhàn ở lại Sài Gòn tiếp tục làm
công nhân trong nhà in của người cô ruột ở đường Trần Quốc Toản ( 3 tháng 2 ),
tôi và Triệu cùng xuống Mỹ Tho.
Chuyến xe lô Sài
gòn – Mỹ Tho (loại xe du lịch quá đát, chuyển sang làm xe đò gọi là xe lô),
trên xe có radio. Vào khoảng 4 giờ chiều, chúng tôi sững sờ khi nghe radio loan
tin: “Ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội vừa từ trần!” .
Sáng hôm sau
04/9/1969, anh Tư, anh rể thứ tư của tôi, đang đi lính ở đây, xin phép nghỉ dẫn
chúng tôi tham quan thành phố Mỹ Tho. Thành phố này là quê hương của bà Sáu
(phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu). Đi ngang nhà bà Sáu, công viên Lạc
Hồng, thuê đò sang Cồn Phụng – giang sơn của ông Đạo Dừa.
Ông Đạo Dừa tên
thật là Nguyễn Thành Nam ,
kỹ sư. Thời ấy kỹ sư rất hiếm, nhưng
không hiểu sao ông không đi làm chính trị hay kinh tế kiếm tiền mà lại đi tu? Nghe
nói ông chỉ ăn toàn là dừa và uống nước dừa. Vì thế gọi đạo của ông là Đạo Dừa.
Ở đầu Cồn Phụng là nơi ông ở và tu luyện cùng các tín đồ. Gọi là Giang san của
ông cũng không ngoa vì tại đây, ông nuôi và chứa chấp đào binh cả 2 bên, cả lính
giải phóng và linh quốc gia. Cũng lạ, đây là điều cấm kỵ của chính quyền sở
tại, mà không hiểu sao lực lượng quân đội, cảnh sát địa phương không hề bố ráp.
Đến Cồn Phụng,
quả thật làm hai chúng tôi hết sức ngạc nhiên, bởi chẳng khác gì một thành phố
thu nhỏ. Có hoa kiểng, có các lối đi nhỏ, đẹp, khang trang và được đặt tên các đường
như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…
Nơi
điện thờ được chia làm hai: một bên treo ảnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, một
bên ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên trên có dòng chữ to: BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN
THÀNH. Phía bên ngoài đắp một bản đồ xi măng, trên đó có đủ các tỉnh, thành phố
cả nước. Đặc biệt, có một mô hình Sài Gòn, Huế, Hà Nội, có 3 cây trụ to, phía
trên là sợi dây cáp nối đầu 3 trụ. Người hướng dẫn giải thích: Mỗi tối, ngài (Đạo
Dừa) lên ngồi trong cái giỏ, đệ tử kéo lên đầu trụ, đầu hôm ngài ngủ ở “Sài Gòn”,
giữa đêm kéo ngài ra “Huế”, gần sáng kéo ngài ra “Hà Nội”. Đến sáng thì kéo ngài
xuống. Ngài cùng các đệ tử xuống thuyền Bát nhã cầu nguyện…
Trên
Cồn Phụng đầy đủ các tiện nghi cho khách tham quan và có thể gia nhập đạo trong
lúc tham quan. Thấy không khí nơi điện thờ hơi xôn xao, chúng tôi hỏi, người hướng dẫn cho biết: “Hôm
nay Ngài tổ chức lễ truy điệu và cầu siêu cho Chủ tịch Hồ Chí Minh …”! Chúng
tôi hoàn toàn ngạc nhiên...
Báo
Chính Luận ngày 5/9/1969 đưa tin: Toàn cõi lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, có một
nơi dám công khai làm Lễ truy điệu và cầu nguyện cho ông Hồ Chí Minh. Đó là Cồn
Phụng, do ông Đạo Dừa chủ trì.
Nguyệt
san Đất Nước số 14, ra tháng 10/1969, có bài viết chủ lực của Gs. Lý Chánh
Trung với tựa đề Nói với người đã khuất.
Đó cũng là một cử chỉ can đảm không kém gì ông Đạo Dừa. Giữa hai phía đang
chiến đấu một mất, một còn mà ông Giáo sư viết bài khen ngợi và tôn vinh ông Hồ
Chí Minh, một nhân cách lớn có thể sánh với Thủ tướng Neiru của Ấn Độ.Trong bài
viết, GS nhắc tới 1 câu nói của ông Hồ : “Ông Ngô Đình Diệm cũng là người yêu
nước, nhưng ông yêu nước theo cách của ông ấy ”. Nghĩa là ông Diệm cũng yêu
nước nhưng đường lối và cách thực hiện
thì sai lầm… Thật lòng, bài viết của ông GS Lý Chánh Trung khiến tôi nể
phục.
Mặc
dù còn đi học nhưng chúng tôi vẫn chuyền tay nhau xem bài thơ Màu Tím Hoa Sim
của Hữu Loan. Chúng tôi cũng thường nghe các cán bộ Việt cộng nằm vùng (mà mình
không biết) nói về một xã hội công bằng ở miền Bắc. Ở ngoài đấy không còn cảnh
người bóc lột người, trong khi miền Nam thì đầy những bất công, ngang
trái. Bắt lính, tham nhũng, nhất là
chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, lính Mỹ nhan nhản trên đường, các Snach
Bar cùng các cô gái son phấn loè loẹt mỗi tối…
Ngày
30/4/1975, cuộc chiến tranh kết thúc, “có 1 triệu người vui thì cũng có 1 triệu
người buồn” (Võ Văn Kiệt). Thực tế cuộc sống mới đã phơi bày ra. Đánh tư sản,
Đổi tiền, Cải tạo công thương nghiệp, Cải tạo nông nghiệp… Lần đầu tiên người
dân miền Nam
mua hàng hoá bằng chế độ tem phiếu. Có lúa đi xay ăn phải xin phép. Hàng hoá cạn kiệt dần. Trà, cà phê, thuốc lá
đối với giới bình dân, nhất là nông dân trở thành xa xỉ. Trong các đám tiệc ở nông thôn như cưới, giỗ,
tang ma…, người ta thay trà bằng đậu rang, cà phê bằng bắp rang, thuốc lá bằng
lá bầu sắc phơi khô… Nhưng rồi mười mấy năm cũng trôi qua.
Các
cán bộ miền Nam
tập kết ra Bắc trở về, có một số người nhắc đến vụ Nhân Văn – Giai phẩm, Cải
cách ruộng đất… Chỉ biết là có nhiều
người chết tức tưởi, oan uổng!... Tôi chỉ nghe qua loa bằng miệng chứ sách, báo
thì tuyệt nhiên không. Mãi đến năm 1988 có hai cuốn tiểu thuyết đề cập đến Cải
cách ruộng đất là: Những Thiên Đường Mù của Dương Thu Hương và Ly Thân của Trần
Mạnh Hạo. Sau nữa là chuyện kể của nhà thơ Hữu Loan về người vợ sau của ông là
bà Phạm Thị Lộc, cũng là nạn nhân của Cải cách ruộng đât.
Sau
khi có internet thì tôi mới biết được nhiều hơn về những bí mật của vụ án Nhân
văn - Giai phẩm và Cải cách ruộng đất.
Đặc biệt, gần đây nhờ cuộc triển lãm CCRĐ được mở ra ở Viện Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia khai mạc ngày 08/9 đã làm cho thông tin về CCRĐ bùng nổ. Tôi biết thêm
được nhiều, đặc biệt là qua các bài viết của Trần Mạnh Hảo, Ngô Minh, Tạ Hữu
Đỉnh, hồi ký của Trần Huy Liệu…
Cũng
qua các bài viết nầy, một số nhà văn sưu tầm cho biết ở Miền Nam cũng có Cải cách Điền địa (Cải
cách ruộng đất) thời ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Các tài liệu nầy cho
biết một sự thật hoàn toàn khác với CCRĐ ở miền Bắc…
Lịch
sử đã sang trang, nhưng các chứng tích vẫn còn, thời gian cầm quyền của Ngô
Đình Diệm tuy ngắn ngủi ( 9 năm), phải mất đi 3 – 4 năm đầu để ổn định chính trị, kinh tế, văn
hoá, giáo dục, dân sinh… nhất là phải lo toan cho 1 triệu đồng bào miền Bắc di
cư vào Nam. Giờ nầy dù ai không thích
cũng không thể phủ nhận công lao của Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông đã xây được
nền móng cho tự do, dân chủ và phát triển cho miền Nam, nhưng cuộc sống đã
không ủng hộ ông…
Trên
WIKIPEDIA – Bách Khoa toàn thư ghi như
sau:
Ngô Đình Diệm ( 1901–1963) là một chính trị gia Việt Nam. Ông
là quan nhà Nguyễn, Thủ
tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và
là Tổng
thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa….
…..Quyết tâm tránh các biện pháp mà Ngô Đình Diệm
coi là "ăn cướp và tra tấn dã man" như phong trào Cải cách ruộng đất
tại miền Bắc, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các quan chức địa phương trả
tiền mua số đất vượt quá giới hạn, chứ không tịch thu[25]. Sau đó
chính phủ sẽ chia nhỏ số đất vượt giới hạn này để bán cho các nông dân chưa có
ruộng, và họ được vay một khoản tiền không phải trả lãi trong kỳ hạn sáu năm để
mua.
Cũng theo
WIKIPEDIA – Bách Kho toàn thư|:
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, sáng lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, một trong những
người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ choViệt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng
trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ
tịch nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa trong
thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban
Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam trong
thời gian 1951– 1969.
Cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa được phát động vào cuối năm 1953 và
kéo dài cho tới cuối năm 1957. Dù theo tuyên bố của Đảng Cộng sản Việt Nam và
nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đã "đánh đổ được giai cấp địa chủ
cùng bọn Việt gian phản động",[133] cuộc
cải cách này đã phạm nhiều sai lầm[134] nghiêm
trọng, nhất là trong việc lạm dụng đấu tố và xử tử những người bị liệt vào
thành phần địa chủ, phú nông thậm chí vu oan và giết nhầm cả những đảng viên
trung kiên. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng, những vụ sát hại này đã "gây những tổn
thất lớn về chính trị và kinh tế".[135] Trước
tình cảnh đó, từ tháng 2 năm 1956, công cuộc sửa sai được khởi sự, phục hồi
được khoảng 70-80% số người bị kết án, trả lại tài sản ruộng đất. Những nhân
vật cốt cán của cải cách bị cách chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng
bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm, ông khóc và nhận lỗi trước hội nghị toàn quốc.
Chế
độ nền đệ nhất cộng hoà ở miền Nam sụp đổ, nhà Ngô bị đảo chính, dẫn đến cái chết
bi thảm cùa hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Lý do bị đảo chính là :
Tuy chống Cộng nhưng Ngô Đình Diệm cũng
tuyên bố chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam. Ông nói:
"Nếu quý vị mang Quân đội
Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân
Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí
họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại
sự bất lợi cho Việt Nam" (WIKIPEDIA – Bách Khoa
toàn thư )
Đúng thế ! nhận viện trợ của Hoa Kỳ,
nhưng lại không nghe lời, không chịu sự điều khiển của Hoa Kỳ thì phải bị hạ bệ
thôi .
Khi viết bài “Nói với người đã khuất”,
có lẽ ngài Giáo sư Lý Chánh Trung vẫn chưa hiểu nhiều về miền Bắc, nên có cách
nhìn như thế, nay biết rõ rồi thì ông lại im lặng luôn, không hăng hái như
những năm tháng ngày xưa ấy. Ở miền Nam
có 2 nhà văn tôi kính trọng nhất thời ấy là Sơn Nam và Lý Chánh Trung, nhưng sau 30/4/1975
thì 2 nhà văn nầy lại:
Mấy
năm trước, sau khi ghé thăm giáo sư Lý Chánh Trung, giáo sư Nguyễn Văn Lục đã
có nhận xét như sau về người bạn đồng nghiệp cũ:
“…
sau 1975 … có mấy nhà văn, nhà báo trong
Nam
được cầm bút lại như Lý Chánh Trung. Con số đếm chưa hết một bàn tay… Trước 75,
ông viết như thể một người nhập cuộc, kẻ lên đường, kẻ làm chứng, người trí
thức dấn thân. Ông viết với một tấm lòng nhiệt huyết. Sau 1975, ông viết như
một kẻ đứng bên lề, xem đá banh và vỗ tay”
( trích Sơn Nam & Cách Mạng
Tháng Tám Ở U Minh của i S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến ).
Dù lịch sử đã
sang trang, nhưng chứng tích lịch sử vẫn còn đấy. Nhất là trong thời đại
internet, chúng ta bỗng biết được nhiều hơn điều chúng ta mong muốn biết. Lịch
sử được phơi bày ra, bạch hóa, khiến ai hay, ai dở, ai đúng, ai sai sẽ được
người đời nhìn nhận công bằng.
Xin có đôi lời
và tấm lòng gởi đến “Những người đã khuất” như Tôn Nữ Thu Hồng, Ngô Tất Tố,
Nhượng Tống, Thiều Chửu, Dương Quảng Hàm, Lan Khai, Khái Hưng, Phạm Quỳnh, Tạ Thu
Thâu (theo Những cái chết tức tưởi của
nhà văn. Chuyện bây giờ mới kể của Thái Doãn Hiếu – trannhuong.com), các
nhà văn trong nhóm Nhân Văn – Giai phẩm, những người chết oan trong cải cách
ruộng đất ở miền bắc 1953 – 1957 và đồng bào, binh lính hai miền Nam – Bắc đã
chết trong cuộc chiến hai mươi năm mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết trong bài hát
“Gia
tài của mẹ “ của mình: “Hai mươi năm nội chiến từng ngày”
.
18/9/2014 TRỊNH KIM THUẤN .
- Võ Phước Triệu nguyên
Thư ký toà soạn báo An Giang, nhà văn, nhà thơ thuộc Hội Văn học Nghệ
thuật An Giang, nay đã mất
- Nguyễn Thanh Nhàn , năm 1973 thoát ly vào chiến khu, 30/4/1975 thị xã uỷ viên, Trưởng phòng kế hoạch TX
Long xuyên – An Giang, nay nghĩ hưu .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét