Hôm 7/9, tờ TNO đưa tin: “Đêm hội trung thu tốn kém nhất Việt Nam -
Vào lúc 18 giờ tối nay 7.9, 'Lễ hội đèn trung thu lớn
nhất Việt Nam ' và cũng được
xem là tốn kém nhất Việt Nam
sẽ chính thức khai cuộc ở Phan Thiết”.
Chắc chắn Lễ hội này sẽ được ghi vào sách kỷ lục Guiness của nước Nam ? Những
người nghĩ ra cái Lễ hội này chưa kể được “chấm mút gì đó”, nhưng hai lỗ mũi họ phổng lên như quả cà
chua là cái chắc. Đó là máu háo danh đã ăn sâu vào xương tủy người ta rồi…
Có lẽ đất nước tôi có chỉ
số hạnh phúc cao nhất hành tinh vì có rất, rất nhiều cái nhất.
Vài ví dụ thế này: Một năm trên cả nước
có 8.912 lễ hội,
Lễ hội nhỏ như Lễ hội đèn Trung thu vừa qua thì mất vài, ba tỷ (?), vừa
vừa thì như tại Bạc Liêu: Đờn ca tài tử ĐB SCL mất 2 ngàn tỷ, đến nỗi các công
trình phúc lợi xã hội như bệnh viện, đường nông thôn, điện thắp sáng phải ngưng
lại. Lớn nữa thì Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tiêu vài trăm ngàn tỷ… “Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thông tin cơ sở, Bộ
Văn hóa Thông tin, cả nước có 8902
lễ hội trong đó có 7005 lễ hội dân gian truyền thống, 1399 lễ hội tôn giáo, 409
lễ hội lịch sử cách mạng và 25 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam”. Theo
Tiền Phong
.
Rồi có Chùa lớn nhất,
tượng Phật Di Lặc lớn nhất, Chùa Đồng lớn nhất… Giao thông Hà Nội – Ninh Bình
đường xá đã tốt rồi, nhưng phải xây thêm “Con đường tâm linh” để quý Phật tử Hà
Nội về Ninh Bình bái Phật .
Việt Nam đang có
24.300 Tiến sĩ, so sánh tỉ lệ dân số thì số Tiến sĩ cũng là nhất hành tinh so
với Mỹ, Nhật, Pháp… Chất xám Việt Nam đang ứ hàng, nhưng nghe đâu trong
số các vị Tiến sĩ có đến 80% không biết ngoại ngữ.
Việt Nam đang dẫn đầu về
xuất khẩu Gạo, Cà phê, Cao su, Tiêu, Cá Ba sa, cả xuất khẩu lao động, xuất khẩu
cô dâu… Nhưng hàng năm các Tỉnh vẫn xin gạo cứu đói từ Trung Ương.
Đặc biệt gần đây xuất hiện
một cái nhất, khiến các quốc gia tiên tiến trên thế giới phải “ngưỡng mộ”:
Chỉ có 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ
nên 80% người dân hài lòng với hành chính công. Và chỉ có 1,84 % dân số thất
nghiệp…
80%
người dân hài lòng với dịch vụ hành chính công là con số trong cuộc khảo sát
thử nghiệm mức độ hài lòng đối với dịch vụ hành chính công tại 3 tỉnh Phú Thọ,
Thanh Hóa và Bình Định được công bố ngày 20/8 do Bộ Nội vụ phối hợp Ngân hàng
Thế giới (WB) đưa ra.
Cách
đây mấy năm, cũng có một cuộc khảo sát tương tự đối với một số cơ quan công
quyền tại TPHCM, kết quả “siêu tuyệt vời” đến mức khiến nhiều người “giật mình
ngã ngửa” khi thấy tỉ lệ người dân hài lòng: Giao thông công chính 99%, lao
động – thương binh & xã hội 100%, nông nghiệp & phát triển nông thôn
94,3%, tài nguyên – môi trường: 90%, quận Tân Bình: 99,58%…
1,84%
thất nghiệp là con số do Bộ Lao động – thương binh và xã hội công bố tại “Bản
tin thị trường lao động VN – số 3 năm 2014” ngày 3/9. Đây là con số nức lòng
nhân dân cả nước bởi đây là tỉ lệ mơ ước của tất cả các nước châu Âu, nơi vốn
được coi là có nền kinh tế khá ổn định, và thấp hơn Mỹ hơn ba lần bởi thời điểm
hiện tại, thất nghiệp ở Mỹ là 6,2%.
Những
con sô tỉ lệ trên đã khẳng định ba điều.
Thứ
nhất, chúng ta có một đội ngũ công chức tuyệt hảo bởi có đến 99% là tài năng,
tâm huyết.
Thứ
hai, chúng ta có nền hành chính công tuyệt vời bởi có đến 80% dân chúng hài
lòng, một con số mà có lẽ những nền hành chính công văn mình nhất trên thế giới
khó lòng đạt được.
Thứ
ba, điều này thì trên cả tuyệt vời bởi 1,84% người thất nghiệp là niềm mơ ước
của nguyên thủ tất cả các quốc gia trên thế giới.
(Bài
Sao họ lại khinh dân đến thế của Bùi Hoàng TámTran Nhuong.com )
Nhất
là với con số : 1,84 % tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam , thì đến các nhà lãnh đạo nổi
tiếng trên thế giới như OBAMA, PUTIN, MERKEL… họ cũng không dám mơ.
Nhưng
chỉ buồn là tất cả những cái nhất ấy không làm cho xã hội tiến bộ hơn mà coaver
càng ngày càng lụn bại? Chẳng hạn: Trong kinh tế thì nợ công dang là mối đe dọa
nền kinh tế Quốc dân. Thu nhập bình quân thì không bằng một nước nào trong khu
vực. Nạn tham nhũng thì càng chống càng phình ra. Văn hóa, đạo đức thì suy đồi,
khiến người dân sống không yên.
Một
bộ phận lớn đồng bào, nhất là vùng sâu vùng xa cuộc sống vẫn còn quá khốn khổ. Nhớ
lại chuyện các cây cầu treo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, gần nhất là cây cầu
Sam lang ở Điện Biên ( các học trò và cô giáo chui vào túi ny lông sang sông).
Nhờ ông Bộ trưởng Bộ GTVT sốt sắng lên tiếng, trong 3 tháng cây cầu được hoàn
thành, nhưng cũng chĩ trong mấy tháng cây cầu đã gãy, đến nay “mèo lại hoàn mèo”!
Cả
nước đang còn nhiều cây cầu cần xây, cần sửa, còn nhiều nơi người dân phải qua
sông bằng đu dây, cả những địa phương nổi danh là trù phú, trung tâm thành phố
như ở thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) ( nơi có vụ các ông cựu Bí thư và Chủ tịch
huyện ra Toà về tội khai thác cát lậu ).
Thành phố Cần Thơ còn mấy cây cầu ván
xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào, giờ cao điểm ùn tắc giao thông
vẫn chưa được sửa… Các học sinh vùng cao đi học : nhà ở trống hoác, cơm hàng ngày là rau rừng, nhái, chuột tự đi
bắt lấy… Bệnh viện 1 giường bệnh thì có
3 - 4 bệnh nhân nằm…
Vừa
được biết, Chính phủ đang lo việc vay 1 tỷ USD để trả nợ, số nợ hiện nay mà Nhà
nước đang thiếu lại rất lớn…. Thế thì tại sao lại tiêu xài hoang phí thế ? Số
tiền thuế mà người dân đóng góp không đủ chi, phải vay mượn thêm thì phải dùng
để xây dựng đất nước chứ ? Một cái lồng
đèn đêm trung thu ở Phan Thiết là 70 triệu đồng… đối với các vị quan chức không
là bao, nhưng so với người dân nghèo 100 nghìn đồng lại là quí, lại là mơ ước,
như 1 người bán vé số , người đi mua đồng nát…, một ngày đi bộ hàng mươi cây số
để kiếm được 100 nghìn không phải là dễ …..
Đêm trung thu cũng còn rất nhiều người đối với
họ cái bánh trung thu giá vài mươi nghìn đồng cũng không mua nổi kia mà.
Tục
ngữ có câu: “Khéo ăn thời no, Khéo co thời ấm”, thực tế hơn nữa là “Liệu cơm
gắp mắm…”. Đã không tằn tiện thời thôi, sao lại tiêu xài hoang phí mãi thế? Lễ
Trung thu là lễ của các em nhỏ, nay người lớn lại nhảy vào tranh ăn rồi. Nay
lại thêm tội công bố thống kê láo nữa như : 1% công
chức không hoàn thành nhiệm vụ. 80% người dân hài lòng với hành chính công.
1,84 % thất nghiệp, thì
thật hết chổ nói .
Để kết thúc những những nghĩ suy “vụn” trên đây, xin gửi tới quý vị bài
thơ TRĂNG NGHẸN của Hoài Tường Phong:
……………………………………………………………………….
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm
ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
…………………………………………………………………………………..
Hàng đêm xem thời sự, thông tin trên VTV, thấy bản tin nào : Nhất,
Nhất …cùng các lễ hội hoành tráng được ghi vào sách kỷ kỷ lục Guiness Việt Nam là tôi nổi
da gà và luống ngậm ngùi ……vì số nợ càng ngày
làm oằn vai người dân khốn khổ của đất nước tôi .
13/9/2014 TRỊNH KIM THUẤN .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét