30 thg 3, 2013

SƠN TINH CỨU BỒ


SƠN  TINH  cứu  bồ

Tin trên báo :  Bão Sơn Tinh đã hút gãy tháp truyền hình Nam Định, làm mất toi 50 tỷ đồng.
. . . . . . . . . . . . . . .
Ông Trần Anh Tú, Giám Đốc Đài Phát Thanh Truyền Hình Nam Định khẳng định :”Nguyên do là do gió bão quá to đã làm đổ ngọn tháp”.

Thế nhưng, ông Lê Huy Lộc, chuyên gia về kết cấu công trình dây tãi điện, lại cho rằng : Theo tiêu chuẩn VN về tãi trọng, các công trình ở thành phố Nam Định phải thiết kế với cấp gió IV.B , tương đương bão cấp 15. Trong lúc đó, bão Sơn Tinh chỉ gây ra gió giật cấp 12. Ông Lộc đặt câu hỏi : Gió bão ở Nam Định chưa đạt được cấp gió theo quy chuẩn mà cột tháp truyền hình có thể chịu đựng được. Vậy tại sao đổ cột ? (theo LĐ số 256- Thứ năm 01/11/2012 05.42).

Tựa bài báo nầy là : Đổ tháp truyền hình do bão Sơn Tinh bị ăn bớt “ba cấp gió” ! ?

Theo tôi là SƠN TINH  CỨU  BỒ , vì sẳn dịp về Việt Nam thăm lại núi Tản Viên, đi ngang thấy bồ nguy, tiện tay xô cho nó sập luôn, nếu không cứu bồ thì khi trở lại tiên giới, cái tháp nó đổ thì bồ biết đổ thừa cho ai ?

Đọc bài Nhà văn Vũ Trọng Phụng, Người khổng lồ tiền phong của văn chương tả chân của Hoàng Minh Tường ngày 23/10/2012 trên TranNhuong.com, thì nhớ đến VỠ ĐÊ . Năm nay nước ta vỡ đê nhiều quá !

1/- Làm rõ trách nhiệm trong việc đê vỡ ở Thanh Hóa

(VOV) hàng trăm mét đê bao, đê bồi bị vỡ gây ngập lụt hàng nghìn ngôi nhà, thiệt hại hơn 900 tỷ đồng.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
-         Chỉ sau một đêm, tất cả tài sản sau bao năm lao động tích góp của người dân nơi đây đã bị cuốn phăng theo dòng nước dữ. Anh Nguyễn Huy Dũng người dân xã Quãng Phú vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại :”Gia đình chúng tôi đã mất hết tài sản chỉ trong 1 đêm : gần 4 tạ thóc, 2 tạ sắn khô, gia súc, gia cầm hoàn toàn mất sạch . Các hộ gia đình hiện đang tập trung như những thứ còn sót lại sau cơn lũ để chống chọi với đói khát bằng ngô, sắn “.
-         Hầu hết diện tích lúa, mía hầu mất trắng, khắp nơi ở Quãng Phú bây giờ chỉ là khung cảnh tan hoang, đổ nát. Cuộc sống người dân gặp quá nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu thốn trầm trọng về nước sinh hoạt, thuốc phòng bệnh sau lũ . . . . .  (Việt Báo thứ ba 11/9/2012)

Ở đây chỉ là mưa lũ, chứ không có bão, nên Sơn Tinh không thể cứu bồ được.

2/- Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 : Lộ bê tông trộn đất và gỗ mục .

Vỡ đập mà ông Lâm Chí Công, tác giả bài báo cho là RẤT MAY là sự cố chỉ mới xảy ra trên chiều dài 20 m của toàn bộ con đập 200 m (có chiều cao 22 – 24 m), lưu lượng nước tại thời điểm vỡ đập đã là 4.000 m3/giây. Vấn đề đặt ra , tại thời điểm xảy ra trôi đập, lượng mưa ở thượng nguồn sông Đak Rông vẫn còn nhỏ (dưới 150 m.m) (theo Lâm Chí Công – Lao Động. Báo Dân Trí thứ hai 15/10/2012). Nhưng thôi cũng cho là RẤT MAY đi, chứ nếu là RẤT RỦI thì tôi cũng không tưởng tượng nổi hậu quả thê thảm đến cỡ nào ?

Vậy không có bão, không có mưa lũ, nên SƠN TINH không thể cứu bồ được.   Trong tương lai còn Sông Tranh 2 không biết vị thần nào cứu đây ?

Nhà văn Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết VỠ ĐÊ năm 1936, thời Pháp thuộc, cách đây 76 năm  , dân tình khốn đốn là phải rồi. Đến nay đất nước đã hoàn toàn độc lập, tự do. Nguồn trí lực, tài lực, nhân lực không thiếu, phương tiện đo đạc, thi công cơ giới thì hiện đại …. Chúng ta thử nghĩ xem các vụ xảy ra trên đây là thiên tai hay nhân tai ? Thiên tai thì cứ đổ cho ông trời ! không sao ! Còn như nhân tai thì tội cho người dân ở Đak Rông (Quãng Trị), người dân ở Thọ Xuân (Thanh Hóa) quá ! quá ! Còn ở Nam Định nhờ Sơn Tinh cứu bồ thì người dân cả nước đồng nộp thuế chịu vậy.

Buồn quá ! lang mang trên mạng tìm từ Vỡ Đê vô tình gặp lại mấy câu thơ của ông Tản Đà viết về đê vỡ :
                                                        Đục nước, năm nay cò lại béo.
                                                        Bao nhiêu đê vỡ, bấy nhiêu tiền.

             Cũng phường dối nước, quân ăn cắp.
             Cũng lũ tàn dân, giống hại dân.
             Lạnh lẽo hơi sương tòa Tạp chí.
             Lệ ai giàn giụa với giang san .  (Cảm đề)

Tôi còn nhớ năm nào báo Lao Động có đăng chuyện cười ra nước mắt về một địa phương cấp Tỉnh đã làm sẳn thiệt hại do bão để xin viện trợ của Trung Ương, nhưng không ngờ cơn bão lại không đi ngang qua Tỉnh đó (địa phương thường xuyên xin cứu trợ bão lụt) Chuyện trào phúng nhưng là sự thật cách đây hơn 20 năm .

                                                 Tôi thương Ông quá Ông TẢN ĐÀ ơi !!!

     06/11/2012   TRỊNH KIM THUẤN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm thông tin blog