Thơ in ra nhiều cho thấy xã hội cần đến thơ để hạ nhiệt, để giải tỏa, thơ tồn tại hay không là do ở người đọc nhất là người đọc thầm lặng quyết định. Viết không hay chằng dành khoảng trống để cho bạn đọc nghĩ tiếp. Thơ hóa ra món hàng như bao món hàng khác không ngon không mua đơn giản vậy thôi. Nhưng nhiều người thấy thơ được in ra nhiều lại hô hoán lên báo động nào là số lượng mà không có chất lượng. Nào là không biết phát huy sức mạnh văn học nghệ thuật.v.v…và lo dùm cho người đọc uể oải, bội thực. Dùng đôi mắt nhìn người lo chẳng sai nhưng dùng mũi ngửi thì thấy đằng sau hô hoán là sự nhân danh khéo léo gắn cho văn, thơ một sứ mệnh cao cả. Nhà văn, nhà thơ oai lắm chớ bộ có nhiệm vụ cải tạo xã hội, nâng cao trình độ nhân dân. Thật ra điều này như lo thừa bất cứ một nhà văn nhà thơ nghệ sĩ nào cũng nghĩ ai sẽ là độc giả thính giả của mình…tự họ nhận thấy bổn phận mình. Bất kỳ sự nhân danh nào cũng là lợi dụng nhất là lợi dụng để lãnh đạo người theo chủ quan của mình . đấy cũng là một nguyên nhân tạo ra cho xã hội rối ren thêm. Thú thật tui rất là thương. Thương thật tình khi thấy nhiều người vì quá lo cho xã hội đến độ sinh ra bệnh nói dai… nói mà chẳng ai nghe. Lý do đứa làm thơ, làm các bộ môn nghệ thuật khác đều có hai quốc tịch. Một là quốc tịch Việt Nam nơi người sinh ra. Một là họ thuộc về nước cộng hòa thơ ca âm nhạc. Mà cái nước này xuất phát từ tâm hồn sâu không cho ai đụng tới và nó không có biên giới. Ở xứ sở đó có những luật lệ riêng những suy nghĩ riêng không ai lãnh đạo được. Nó giống cái giếng sâu vẫn có thể dùng gàu để múc nước mát uống, xuống chơi cũng được nhưng phải được nối bằng một sợi dây dài.
14 thg 9, 2015
NGỬI THƠ của Ngô Khắc Tài theo TranNhuong.com.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét