18 thg 9, 2015

Việt Nam chắc phải khác Zimbabwe Tác Giả: Ngô Nhân Dụng – Người Việt – 15 Sep 2015

Vừa xem bài :

. Việt Nam: 40 mươi năm chưa qua khỏi cánh đồng? của ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, giờ mới biết lý do chính là đây.... chứ không phải những ý như bài viết của ông Bảy Nhị !   Gót Phiêu du .

Tổng Thống Robert Mugabe xứ Zimbabwe mới tạo được một thành tích kỷ lục thế giới, dù ông không cố ý. Ông là vị nguyên thủ quốc gia duy nhất đã đọc lại cả một bài diễn văn mình đã đọc ba tuần trước đó, mà chính ông không biết.
Ðọc tin này thì ai cũng có thể đoán ông Mugabe là một ông tổng thống như thế nào; và cũng biết ngay Zimbabwe là một đất nước như thế nào! Một nhà cai trị độc tài, và một quốc gia lạc hậu.
Hình ảnh quen quen...
Hình ảnh quen quen…

17 thg 9, 2015

Ngũ chứng nan y của Người già chuyện theo Người đồng bằng .


Gần đây, một lương y nức tiếng mát tay nhận thấy ngày càng xuất hiện nhiều bệnh nhân nhiễm chứng ôn hàn: người khai “lạnh bụng”, kẻ nói bị “lạnh gáy”, có bệnh nhân bảo “lạnh toàn thân”! Với y thuật của một thầy thuốc đã hạ sơn giúp đời gần nửa thế kỷ, ca nào ông cũng trị được, cho đến khi gặp những bệnh nhân khai bị chứng “lạnh lưng”.
 
Sau nhiều đêm thức trắng mà không tìm ra cách chữa, ông quyết định về núi hỏi sư phụ. Sư phụ vuốt râu hỏi lại:

- Thế con trị các loại ôn hàn theo cách nào?
- Thưa, nếu bệnh nhân khai lạnh bụng thì đích thị nhiễm chứng “ăn không từ thứ gì”, con chỉ cần khuyên họ “chừa lại chút cháo” là xong!
- Giỏi! Thế còn với người lạnh gáy?
- Đó là những kẻ kiếm lợi bất chấp đạo lý nên lúc nào cũng nơm nớp sợ pháp luật sờ gáy, con chỉ cần trích máu tham cho chảy ra bớt là bệnh thuyên giảm.
- Hay! Còn trường hợp lạnh toàn thân?
- Trường hợp này tưởng khó mà lại dễ. Đó là những quan chức quanh năm suốt tháng ngồi phòng máy lạnh, đi xe máy lạnh, ăn chơi cũng chỉ tới nơi có máy lạnh. Ai nghe lời con chịu khó mỗi ngày bỏ mươi phút ra đường chứng kiến người dân lam lũ một nắng hai sương là bệnh giảm tức khắc. Tóm lại, bệnh nào con cũng trị được, cho đến khi xuất hiện chứng lạnh lưng...
Vị sư phụ vò râu bứt tóc một hồi thì chợt nghĩ ra điều gì:
- Thế những người bị bệnh ấy có phải đều tóc cháy, da đen, tay chân tanh tưởi mùi cá?
Lương y kinh ngạc:
- Sư phụ quả thần y! Đúng rồi, họ khai với con rằng mỗi lần ra khơi đánh cá, dù gió biển thổi phía nào thì sau lưng họ vẫn lạnh ngắt! Thầy đã biết nguyên nhân ắt phải có thuốc trị?
Sư phụ thở dài:
- Xưa có tứ chứng nan y, bệnh con nói là chứng thứ năm mới phát đó con!
 
Người già chuyện

HOA SEN TỘI NGHIỆP (DZÚ ĐẸP - Người Đồng bằng)

Vì Dzú đẹp nên người ta không ngắm hoa sen nữa rồi !

An Le's photo. 
Ảnh Dương Quốc Định

16 thg 9, 2015

Thiếu nữ khỏa thân bên cây đàn cổ cầm... Người sưu tầm theo blog Mai Tú Ân.


Tôi muốn làm cây cổ cầm - Gót Phiêu Du.

Mời các bạn xem những bức ảnh khỏa thân nghệ thuật tuyệt đẹp bên cây đàn cổ cầm (đàn Tranh)  Với khung cảnh đơn giản, những bức ảnh khỏa thân này dựa hoàn toàn vào sự thể hiện và cách xây dựng bối cảnh và góc chụp đầy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia.


Thiếu nữ khỏa thân này được lựa chọn cho việc thể hiện khả năng diễn xuất của mình bên chiếc đàn cổ cầm đã thực hiện rất tốt công việc của mình. Những bức ảnh khỏa thân do cô làm mẫu đã thể hiện phần nào hình ảnh đẹp của một thiếu nữ yêu đàn. Bức ảnh hoàn toàn xóa bỏ được những suy nghĩ có phần dung tục của các khán giả và thể hiện được nhiều ý nghĩa truyền tải của nó đó là: Chiếc đàn như một điều bí mật đẹp đẽ như một thiếu nữ mới lớn mà ai cũng muốn được khám phá, muốn được sở hữu nét đẹp đó một cách hoàn hảo nhất.

Lời ru mộ gió của nhạc sĩ Tuấn Khanh .



image

Trong những câu chuyện về biển, mộ gió là một trong những điều khi nói đến, bất kỳ ai cũng cảm nhận được sự bi ai của kiếp người. Mộ gió là nơi gọi hồn trở về đại dương mênh mông sau khi người đi biển đã đặt cược đời mình với biển cả.

Từ đời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563 -1635 ), cùng với lời khuyên của học giả Đào Duy Từ (1572-1634), biển được lưu tâm là nơi đánh dấu bờ cõi Việt Nam, nhưng cũng là nơi mà những người lính – ngư dân đầu tiên đi mà không hẹn ngày về. Mộ gió có từ đó. Những ngày Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng là những ngày mà người ta vẽ lại hình người bằng đất sét, thương nhớ thịt xương đã nằm sâu dưới đáy biển hay trong bụng cá. Lúc đó, kẻ thù của ngư dân chỉ là bọn cướp vặt hoặc là thời tiết chứ chưa đầy hiểm nguy như hôm nay, bởi những chiếc tàu Trung Quốc dữ tợn vượt hơn tất cả.

Mùa Trung Thu cũ. của Người Buôn gió .

Mùa Trung Thu lâu lắm rồi, có một thằng bé vào giáp những ngày Trung Thu. Cậu bé không có đồ chơi, cậu nhìn đám bạn hàng xóm có những cây đèn ông sao, kiếm nhựa, súng phun nước đầy thèm khát. Mùa Trung Thu trước đó bố cậu còn ở nhà, cậu cũng có cây kiếm nhựa. Trung Thu này cậu lấy một cái que dài, và một mẩu que ngắn buộc ngang làm kiếm để chơi cùng lũ bạn hàng xóm.

Buổi tối cậu vẽ những món đồ chơi ao ước lên tờ giấy, gấp nó lại bỏ vào gầm cầu thang. Cậu nghĩ rằng sáng mai khi tỉnh giấc, những món đồ chơi trong tờ giấy sẽ biến thành thật như câu chuyện cây bút thần của Mã Lương.

Nhà báo Hồ Quang Lợi giỏi thật ! của Lăng Khắc Trọng đã thêm 2 ảnh mới. theo Người đồng bằng.


Thế nước đang lên, hổm rày người dân Hà Nội, TP.HCM và TP.Vinh, Cần Thơ, Đồng Nai ...rầu chết mẹ......Nhà tiên tri Hồ Quang Lợi giỏi thật, bái phục, bái phục .. Gót Phiêu du . · 
Hôm nay t/p Vinh mưa cả ngày,lại nhớ đến bài báo của Hồ Quang Lợi viết trên báo Nhân Dân hôm 30/8/2015 với cái tiêu đề :"Việt Nam thế nước đang lên" Đúng là ông Lợi có tầm nhìn sâu xa thật. Biết được Việt nam nước đang lên ! Keke !! (ảnh của fb Nguyễn Thọ Dào chụp tại p Tân Tạo Q. Bình Tân t/p HCM lúc 18h chiều nay)

Con heo gạo của Trịnh Kim Thuấn/PNTB




Những ngày đầu tháng 5 năm 1975, tôi mới tham gia cách mạng, người ta thường gọi là loại cách mạng 30 (sau 30/4). Nơi công tác của tôi là Phòng Tài chính TX Long xuyên (AnGiang). Lúc ấy, người ít, việc nhiều, tôi nhận lãnh nhiều việc, trong đó có nhiệm vụ quản lý Lò heo Đông An.

Dân Long Xuyên trước và sau 30/4/1975 không mấy ai không rành món cháo lòng heo Đông An. Bởi các tiệm bán cháo lòng ở đây đều gần ngay Lò heo, nên lòng heo vừa ra lò, còn tươi rói, thơm lựng. Cứ từ 2 giờ đêm đến sáng, khu vực này vô cùng nhộn nhịp.

14 thg 9, 2015

Luật chế tài vi phạm nhân quyền ở Việt Nam: Chuyển hóa dân chủ hay mất trắng? của Phạm Chí Dũng theo Người Việt.



Hình minh họa
Ngẫu nhiên hay hữu ý, ngay sau vụ nhà nước Việt Nam không chịu thả bất kỳ tù nhân chính trị nào trong số hơn 18,000 phạm nhân được đặc xá dịp 2 tháng 9, 2015, giới thượng nghị sĩ Mỹ theo chủ thuyết không khoan nhượng, đã đưa ra Thượng Viện Mỹ hai dự luật: Luật Nhân Quyền cho Việt Nam và Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền ở Việt Nam.

NGỬI THƠ của Ngô Khắc Tài theo TranNhuong.com.


Phải chăng thơ cũng chỉ là ảo ảnh… nhưng là thứ ảo ảnh trong những xã hội phân rã xôi đậu như cần có nó. Đừng lấy làm lạ vào lúc này lại là lúc được mùa thơ già , trẻ, nam nữ như thi nhau thơ thẩn. Sự xuất hiện của họ, cho dù có bỏ tiền ra in tác phẩm đem đi tặng đi nữa đã tạo ra bầu không khí để xuất hiện những gì tiếp theo một thế hệ mới ra đời, một tên tuổi lớn xuất hiện vẫn chưa biết. Nhưng biết chắc xã hội dù thế nào cũng vẫn luon tồn tại. Dòng sông cuốn trôi mọi thứ cuối cùng vẫn còn thứ như phù sa đọng lại. Thơ là ảo trở nên thực vì bạn đọc là người thực, trải qua nhiều giai đoạn sống nên vào lúc xã hội phân rã người trở nên nhạy bén hơn xưa. Đọc bằng mắt vẫn chưa đủ, tim, óc nặng với thói quen suy nghĩ kiểu truyền thống cũ kỹ vẫn không sao nắm bắt được sự việc mặc dù nó xảy ra trước mắt nên phải vận động các giác quan kể cả lỗ mũi. Thời của Cao Bá Quát mũi chỉ ngửi được thơ có mùi nước mắm của Tao Đàn do vua lập ra (ngán thay cái mũi vô duyên – câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An) xã hội ngày nay đủ các mùi trong văn chương cũng thế, chắc chắn khứu giác ngày nay phải thính hơn người ngày xưa. Giống như đi chợ mua trái cây nhìn thấy màu sắc bóng bẩy biết đâu gặp trái được vú chín bằng khói nhang cúng, bằng khí đá, bằng hóa chất nào đó. Ai có kinh nghiệm đi mua trái cây đều cầm trái đưa lên mũi để ngửi. Có thể nói mũi rất thính trong tất cả mọi chuyện kể cả chuyện thẩm định văn chương. Bằng cách nào đó không biết mũi mách bảo cho người đấy là mùi hương tự nhiên, tập thơ tuy có nhiều câu còn thô mọc vụng về nhưng đấy là tâm tình hiến dâng của người. Hay đấy là những khéo léo của mấy phu chữ với trò chơi xếp đặt để chơi, để người đọc cùng chơi theo chẳng ai nói gì. Đằng này nó ại toát ra cái mùi tính toán háo danh, ham hố lộ liễu, nhất là cái gọi là (lập thân tối hạ thị)

13 thg 9, 2015

Không thể tin nổi của Cu Vinh Khoai Lang .

Đây được cho là ở thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Có một phụ nữ tên Phú được cho là Bồ Tát giáng thế, có thể chữa khỏi ung thư bằng cách cho người bị bệnh tuột quần áo ra, cô giẫm lên người, và....khỏi.
Cán bộ, dân, diễn viên, công chức...rất rất nhiều người đã lên đây nằm truồng để cô Phú Bồ Tát giẫm.
Ảnh này vừa chụp cách đây mấy ngày.
Sau khi giẫm, mỗi người được hưởng lộc của cô Phú bằng nước coi như là thánh, mỗi lít phải trả 10 ngàn đồng.
Vẫn biết, người bị ung thư thường rất bế tắc về điều trị, bế tắc về tiền, ai chỉ đâu là đi, có bệnh thì vái tứ phương, nhưng chữa thế này e rằng chả có cơ sở gì hết ngoài một chút tâm lý và góp sức cho cô Phú bán nước lã giá cao.


Ai đã lên đây chữa và đã chữa khỏi xin lên tiếng.
Ai đã từng lên đây chữa xin comment kỹ hơn để cho thông tin.
Quy mô lán trại này chứng tỏ là đã rất nhiều ngày tháng rồi...
Báo chí cũng cần lên kiểm chứng và thông tin.
Cần một câu trả lời của những người có chuyên môn.
Còn tôi, cứ coi như đây là thông tin thư giãn ngày chủ nhật vậy.

Võ sư đuổi mưa trả lời chuyên gia tâm linh Vũ Thế Khanh của Lương Ngọc Huỳnh theo Người đồng bằng.


Việt Nam có được 5 người như ông Huỳnh thì Tàu sao dám hiếp đáp chúng ta và bớt đi vài trăm người như ông Vũ Thế Khanh  ·thì đất nước hùng mạnh ngay, chả cần đổi mới thay cũ chi cả . Gót Phiêu Du . 
THƯ TRẢ LỜI ÔNG VŨ THẾ KHANH GIÁM ĐỐC UIA

Thân mến gửi ông Vũ Thế Khanh.
Trước tiên tôi cảm ơn ông vì đã có một câu phát biểu “ ấn tượng" về tôi!
Tiếc rằng tôi không bao giờ "tắt điện" vì tôi là Võ sư khí công, Giáo sư phó chủ tịch học viện an ninh xã hội Liên Bang Nga. Viện sỹ viện hàn lâm chiêm tinh Mông Cổ, Viện sỹ Viện hàn lâm quốc tế Cộng Hoà Séc.
Huy chương những con người của một ngàn năm nước Nga. Là 1 trong những người được vinh dự có tên trong bách khoa toàn thư của Liên Bang Nga. Huân chương y học cao nhất của liên bang Nga Nicolai PIROGOV , Huân Chương Vì Sự Nghiệp An Ninh Liên Bang Nga, Huân chương quân công đại tướng quân của Campuchia và được Quốc Vương Sihanuk viết thư cảm ơn. 

Giá mà thơ được khắc lên chỗ ấy thì tuyệt vời biết bao nhiêu! theo Người Đồng bằng .

NGHỆ THUẬT XĂM HÌNH Ở CHỖ KÍN PHỤ NỮ Có nhà thơ mơ ước: Giá mà thơ được khắc lên chỗ ấy thì tuyệt vời biết bao nhiêu!

Theo: Ngominhblog

200 nghìn đồng trước sân chùa và những chân nến bạc. của Người buôn gió theo Người đồng bằng.

Thưa cùng tác giả : Nhà thờ và ông linh mục cách đây 200 năm ở bên Pháp, tiếc thay tên trộm tên Doanh nầy trộm đồ ở chùa tại Việt Nam và Việt Nam đang là xã hội chủ nghĩa nên tên Doanh phải thê thảm như thế ấy ! Gót Phiêu du.



'' Ảnh và nguồn tin từ nick Nguyễn Hoàng: Người bạn này tên Doanh, sinh năm 1988, ở Bắc Ninh. Bị thần kinh từ nhỏ vì lúc mang thai, mẹ bạn ấy uống thuốc sâu. Ba thì suốt ngày say xỉn nên hay đánh đập bạn ấy hoài. Trong xóm nhà ai có tiệc thì bạn ấy đều tới phụ việc vặt, chứ không gây rối phá hoại làng xóm. Hôm qua, bạn ấy lang thang lên Thôn Trung Đồng Vân, Trung Việt Yên, Bắc Giang và lỡ ăn trộm của Chùa Trung Đồng số tiền 200 ngàn VND. Dân vây lại đánh đập ngay trước cửa Chùa khiến một con mắt bạn ấy bị hư và máu me be bét như vầy ''

12 thg 9, 2015

Muốn trở về thời Trung Cổ hãy sang Việt Nam của David Nguyen- Lidové noviny theo tintuchangngay.


5

Nhật báo Lidové noviny trong chuyên mục du lịch có bài viết của tác giả Zdenĕk Porkert, chia sẻ về những trải nghiệm của mình qua những lần tới Việt Nam.

“Việt Nam, nơi mà với người Séc chúng ta, đang vận hành một cỗ máy không thể nào hiểu nổi hỗn tạp giữa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa tư bản tàn nhẫn nhất, được biết đến chủ yếu qua một kỳ quan thế giới  – Vịnh Hạ Long. Nhưng ở đất nước này còn có điều ít được thiên hạ nói đến, rằng tại đây, trên những vùng núi cao người ta vẫn còn đang sống như ở thời trung cổ, trong những túp lều tranh trên nền đất và bên những đống lửa. Nơi mà phụ nữ cố tình nhuộm răng đen và nơi mà người dân kể cả khi lao động trên những cánh đồng vẫn mặc những bộ trang phục thêu thùa bằng tay đẹp tuyệt vời và làm cho ta nhớ lại người da đỏ ở trung Mỹ cách đây hai thế kỷ”, Zdenĕk Porkert mở đầu bài viết với đầu đề: “Muốn trở về thời trung cổ? Hãy sang thăm Việt Nam”.

Theo ông Zdenĕk Porkert, một người già đã nghỉ hưu ham mê du lịch và thời gian cuối năm nào cũng sang Việt Nam, thì đây là đất nước an ninh rất tốt nhưng chỉ lý tưởng cho những người hay nhóm đi lẻ. “Chắc chắn là không phù hợp cho những tour lớn đông người”, Zdenĕk Porkert nhận xét và bổ xung, là du khách ngoại quốc được đi lại tương đối tự do.

10 thg 9, 2015

NGHE DIỄN VĂN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC, LẠI NHỚ “ÔNG ĐỒ GIÀ” Hạ Đình Nguyên 10/09/2015 theo Bauxit1.


Tôi cố nén lòng đứng nghe cho hết bài diễn văn ngày 2/9 của Chủ tịch nước.

Nghe hết, bỗng dưng, một nỗi buồn mênh mang cùng với hình ảnh “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên xuất hiện trong tôi, qua mấy câu thơ:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Cảm giác ấy là do ba lần từ “muôn năm” được Chủ tịch nhấn mạnh hùng hồn, trước khi kết thúc bài diễn văn. Từ muôn năm cũng làm tôi mất đi khái niệm về thời gian, trong thời đại mà thế giới đang chuyển động với toan tính từng sát na. Những “từ ngữ” trong diễn văn cũng đã nhảy múa tưng bừng, ùa vào trong tôi, cùng với trống kèn và nhịp bước quân đi. Các từ ngữ đã vang lên trong không khí trang nghiêm: xúc động thiêng liêng, cuộc chiến đấu thần thánh, tầm vóc thời đại, thắng lợi vẻ vang, thành tựu to lớn, lãnh đạo thiên tài, đỉnh cao trí tuệ, bản lĩnh, truyền thống kiên cường, bất khuất, cần cù, thông minh, sáng tạo, anh hùng, bất diệt, tự hào, trong sạch, vững mạnh, tiền phong, gương mẫu… Và kéo theo cả: thế lực thù địch, suy thoái đạo đức, nhạt phai lý tưởng…, có cả:bè bạn năm châu cảm phục, vị trí quốc tế được nâng lên, và sau đó lại xuất hiện có… thu nhập trung bình. Có điều gì đó khá bất ổn, như chỏi nhau.

9 thg 9, 2015

‘Hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh!’ của >N.N.D. theo Bùi Văn Bồng .

Đám nầy tệ lắm rồi, gọi như thế là nhẹ lắm đấy, tôi đề nghị : Đồ chó đẻ, đồ quái thú ... Gót phiêu du .

Tượng đài Bác Hồ ở T.p Pleiku (Gia Lai) - Ảnh: Nguyễn Giác
Xin lỗi quý vị độc giả, phải nhìn thấy những chữ nặng nề trong tựa đề trên đây. Tám chữ đó người viết không đặt ra mà trích từ một lá thư công khai của ông Ngô Bảo Châu, một nhà toán học Việt Nam lỗi lạc được thế giới công nhận.

Đỗ Hùng: sắc ngã và tấm bia khiếp nhược của Trương Duy Nhất .


imageTôi thích lối phiếm toàn sắc của Đỗ Hùng. Cho dù vì nó mà anh bị tước thẻ hành nghề.imageKhông quen biết Hùng, nhưng tôi quí trọng anh từ những mẩu tếu táo này. Không phải tay nhà báo nào cũng biết cách xả những stress không nói không viết được qua cách phiếm thế. Đó không chỉ là bản lĩnh, mà là tài năng.

Sơn La: Phải có quảng trường để trở thành đô thị loại 2 (?!) của Vạn Xuân theo PNTB.


Theo tiêu chí đô thị loại 2, tỉnh Sơn La còn thiếu
một số thiết chế văn hóa như: quảng trường, bảo tàng,
công viên cây xanh… (Ảnh minh họa)
KD: Liệu đây có phải là Sơn La rất khéo dùng thuật “ngụy biện” không, khi “sút bóng” sang TTCP? Nếu vậy, tất cả các tỉnh miền núi khó khăn, cứ muốn nâng cấp lên đô thị loại II, sẽ phải tốn kém hàng nghìn tỷ xây quảng trường? Trong khi hàng năm Sơn La vẫn “vác rá” xin trợ cấp từ CP, mà thực chất cũng là tiền thuế của nhân dân. Điều này liệu có tạo nên một tiền lệ nguy hiểm không?
Dư luận XH chắc chắn không tâm phục khẩu phục vụ việc này. Đất nước đang đứng trước quá nhiều thách thức, khi cơ hội TPP đã rất gần. Tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng vào quảng trường, mà kinh tế vẫn kém phát triển, dân vẫn nghèo nàn. Điều đó liệu có thức tỉnh nhân tâm các quan chức có trách nhiệm không?
Câu hỏi này còn nhức nhối trong tâm khảm nhiều người!

Gót Phiêu Du : Các lý do tỉnh Sơn La đưa ra , đề nghị bỏ 2 chữ NHÂN DÂN lại, vì nhân dân cần cái ăn, cái mặc, cái học, cái đường, cái cầu, cái nhà thương ... kia. Nhân dân không cần tượng đài đâu mấy ông quan ở Sơn La ạ ! Mấy ông chỉ lợi dụng Ông Cụ để trục lợi mà thôi, nhân dân cả nước biết tỏng cả rồi .
————–
Theo tiêu chí đô thị loại 2, tỉnh Sơn La còn thiếu một số thiết chế văn hóa như: quảng trường, bảo tàng, công viên cây xanh… do vậy việc xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc là cần thiết.

8 thg 9, 2015

TƯỞNG NHỚ NHÀ VĂN HÓA PHẠM QUỲNH, 70 NĂM NGÀY MẤT của Nguyễn Phúc Vĩnh Ba theo Tễu blog.


Phạm Quỳnh (1892 – 1945)
“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.”
Đó là câu nói hàm súc và hay nhất khi đánh giá giá trị nhân bản và nghệ thuật lớn lao của tác phẩm này từ một học giả Việt Nam.

7 thg 9, 2015

Lé báy...của Lưu Trọng Văn theo Người đồng bằng .



"Ai đã từng qua Cứu Long Giang, Cứu Long Giang sóng trào nước xoáy, ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn, tiếng tiểu đoàn ba trăm lẻ báy, lé báy..."
Gã một lần nghe ca sĩ Hùng Cường hát bài hát một thời kháng chiến chống Pháp ấy giữa một sân khấu ở Sài Gòn.
Rực cháy.

Con gái Ma Cà Rồng Truyện ngắn của Thái Sinh theo PNTB.


Ma Cà Rồng. Anh minh họa
PNTB: Hầu như người ta chỉ biết đến Thái Sinh (TS) là một nhà báo, bởi ở lĩnh vực "mưu sinh" này anh nổi tiếng, ít nhất là cả vùng Tây Bắc. Nhưng phía sau nhà báo, anh là một nhà văn, một nhà văn cứ lặng lẽ viết. Sở dĩ lĩnh vực này TS không nổi tiếng phần vì cái danh nhà báo quá lớn, đã che lấp diện mạo nhà văn của anh, phần vì anh không phải hội viên Hội nhà văn VN. Xưa nay vẫn thế. Nhưng thực ra có những nhà văn không hội viên vẫn có văn hay, đôi khi hay hơn cả người trong Hội.
Năm nay TS hoàn thành nhiệm vụ của một viên chức nhà báo, anh nghỉ hưu. Và thế là thỉnh thoảng lại 'thò ra' một tác phẩm văn học sáng tác từ mấy chục năm trước, giờ bới ở đáy tủ thấy cái nào thích thì công bố. TS vừa gửi truyện ngắn này cho PNTB. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nhân dịp đầu năm học mới.

5 thg 9, 2015

Một dự thảo giáo dục... “phản giáo dục!” của Như Thổ - Petrotime theo Phó Nhòm Tây Bắc .



PNTB: Mình không được biết đến cái bản dự thảo này nhưng thấy Như Thổ nói vậy thì khó tin quá. Quả thật nếu thế, những người làm giáo dục bây giờ dù có dốt đặc cán mai táu cũng không đến nỗi làm vậy nếu không 'điếc đặc' trước dư luận xã hội. Họ cố tình làm ra những sản phẩm giáo dục 'phản giáo dục' đến thế là cùng! Họ đang ở cung giăng?

Chẳng lẽ những người soạn thảo ra chương trình này không hiểu biết gì về ý nghĩa của việc dạy và học lịch sử? Không ! Họ biết rất rành đấy chứ, nhưng họ phải làm thế vì có chỉ đạo và áp lực...... Gót Phiêu Du .

Gần đây dư luận lại xôn xao về Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân.

4 thg 9, 2015

Xin lỗi em "trung tá"... Sơn Quỳnh của Lưu Trọng Văn.

Em đã điểm phấn, tô son đeo lon giả .

Em ơi ! Em làm bia cho miệng thế chê cười . Gót Phiêu Du .

Em: Sơn Quỳnh. Em: Thiếu úy. Em:Xinh.
Kẻ nào đã đeo lon trung tá lên cầu vai em vậy? 

Gã kính nể em khi em đã khổ luyện nhiều tháng trời để trở thành cô lính đi đẹp nhất trong hàng quân... gái. Gã thích khi em nói với ba em một người cũng là lính rằng, ba ơi con sẽ quyết không làm ba hổ thẹn.

Nhưng...

Tản mạn về tháng Chín – mùa Thu… của Trịnh Kim Thuấn



Một năm có bốn mùa nhưng theo tôi, mùa Thu là mùa có thời tiết bất ổn nhất: mưa gió sụt sùi, bão tố, lũ lụt khắp nơi…

Thế mà giới Văn học nghệ thuật hình như lại thích mùa Thu. Nhiều bài thơ, ca, truyện về mùa Thu trở thành tuyệt tác. Đáng nhớ, truyện dân gian có Ngưu Lang – Chức Nữ, giải thích hiện tượng mưa ngâu (“vào mùng ba ra mùng bẩy” – tháng 7 âm lịch). Thơ có Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư, Nhạc có Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong, Thu quyến rũ của Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Thu Sầu của Lam Phương, Mùa Thu chết của Phạm Duy (phổ nhạc theo bài thơ L’Adieu của Guillaume Apollinaire)…

Khi dối lừa là ....sự thật của Hà Văn Thịnh 3-9-2015 theo Tễu blog.



Đọc những bản tin về Lễ diễu binh nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh (tôi không xem TV), không thể tin ở mắt mình: Một sĩ quan Quân y, đeo quân hàm trung tá (trên ve áo), sinh năm 1993(!), ngực gắn đầy huân, huy chương các loại? Cái tức chỉ mới ở cấp độ… vừa vừa. Thế nhưng, đọc tiếp, thấy ông Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng, trả lời báo chí rằng, tuy là thiếu úy, nhưng theo quy điịnh, phải đeo hàm trung tá cho… thống nhất (Motthegioi.vn; 09:55, 3.9.2015) thì sự uất nghẹn lên đến tận cùng! Thì ra, để đảm bảo tính THỐNG NHẤT, DUY NHẤT, người ta có thể đạp đổ mọi giá trị?

3 thg 9, 2015

Lưu Quang Vũ – Người viết định mệnh cho mình của Nhạc sĩ Tuấn Khanh .


image

Cuối tháng 8/2015, nhiều sân khấu dựng lại kịch của Lưu Quang Vũ như một cách để nhớ về một tài năng hiếm có của Việt Nam. Không khác gì các kịch bản lừng danh mang đầy tính dự báo về thời cuộc, con người… của ông, sự ra đi của ông cũng là một dự báo về xã hội với sự hỗn loạn trên các đường chạy mà số phận con người cũng mỏng manh không khác gì trong chiến tranh.

2 thg 9, 2015

CHỉ một câu nói ân cần mà tên cướp thu dao theo Tinh Hoa - Tin tức hàng ngày .

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Tư, ngày 02 tháng 9 năm 2015 | 2.9.15

Sức mạnh của một câu nói lớn ngần nào hẳn nhiều người chưa từng thấu tỏ, do vậy khi lời đã buông ra khỏi miệng rồi lại day dứt không thôi. Đối mặt với một người đang lầm lỗi, chỉ một câu nói yêu thương, quan tâm và khích lệ, có thể cải biến cả cuộc đời của họ.

tài xế, lời nói, hối hận,
                        Một lời nói yêu thương có thể khiến người lầm lỗi rơi lệ. (Ảnh minh họa)

“Chị Hai à, em sau này cho dù có chết đói cũng quyết không làm việc này nữa!”

Nữ tài xế taxi Tiểu Vương gặp phải một tên cướp, cô liền lấy tất cả số tiền có trên người giao cho tên cướp và nói: “Hôm nay tôi chỉ kiếm được một ít như này, nếu như cậu chê ít, tôi sẽ đem hết mấy đồng tiền lẻ ra đưa cho cậu nhé!”

Tìm thông tin blog