Nhớ về những những bài học vỡ lòng cách nay đã trên 50 năm mà mẹ tôi sau
khi đi chợ về, mua cho các con. Ngoài gói xôi, gói bắp hầm, ổ bánh mì làm quà,
còn có cả cuốn sách học vần “Vần Con Gà”. Thời ấy, cuốn sách được bán trong các
tiệm tạp hoá: muối cục, muối bọt, đinh dây chì, thuốc trị bệnh Đầu thống tán,
Ngoại cảm tán… ở các chợ quê làm gì có hiệu sách báo, các tiệm tạp hoá nầy kiêm
luôn : các truyện thơ Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công Cúc Hoa… truyện tàu thì có
Tam quôc diễn nghĩa, Tây Du ký, Tiết Nhơn Quí chinh đông, Tiết Đinh San chinh
tây …..
Tôi
còn nhớ trang bìa in hình Con Chó và Con Gà cùng ngồi học và mấy câu: Chó với Gà một nhà
thân thiết /Cơn rãnh rang mài miệt chuyện trò /Rừng nhu bể thánh khôn dò /Nhỏ mà
không học, lớn mò sao ra?
Đơn
giản vậy thôi nhưng nó in đậm trong trí nhớ của một đứa trẻ suốt đời. Có lẽ
cuốn sách hấp dẫn sự ham học của tôi từ
đó. Năm học lớp Nhất, tôi được lãnh thưởng hạng 5 (hạng chót), trong đó có
quyển Tâm hồn cao thượng của ông Hà Mai Anh. Quyển sách quả thật rất phù hợp
với lứa tuổi chúng tôi.
"Tâm
hồn cao thượng", (nguyên tác Les grands coeurs) của văn hào Italia EDMOND DE AMICIS (Hà Mai Anh dịch), đã từng là cuốn sách
gần như kim chỉ nam của nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam .
Thời gian trôi đi, nhưng những gì tác giả gửi gắm qua từng bài học của thuở đầu đời về công ơn cha mẹ; về lòng yêu nước, thương người; về tình thầy trò, bè bạn, v.v... vẫn không bao giờ cũ, không bao giờ thừa !
Những trang sách - những bài học này - không chỉ hữu ích cho những công dân tốt tương lai mà còn hết sức quí báu đối với đông đảo bạn đọc các giới, các ngành. "TÂM HỒN CAO THƯỢNG" là cuốn sách của các bạn trẻ, của mọi gia đình. Là món quà tặng ý nghĩa và hữu ích của các bậc cha mẹ và các bạn trẻ.
Thời gian trôi đi, nhưng những gì tác giả gửi gắm qua từng bài học của thuở đầu đời về công ơn cha mẹ; về lòng yêu nước, thương người; về tình thầy trò, bè bạn, v.v... vẫn không bao giờ cũ, không bao giờ thừa !
Những trang sách - những bài học này - không chỉ hữu ích cho những công dân tốt tương lai mà còn hết sức quí báu đối với đông đảo bạn đọc các giới, các ngành. "TÂM HỒN CAO THƯỢNG" là cuốn sách của các bạn trẻ, của mọi gia đình. Là món quà tặng ý nghĩa và hữu ích của các bậc cha mẹ và các bạn trẻ.
Khi
học lên bậc Trung học, tôi thấy các sách Văn vẫn trích dẫn các truyện hay trong
quyển nầy.
Giờ
đây, tuổi đã xế chiều, quỹ thời gian không còn được bao nhiêu, nhưng hàng ngày
xem báo chí thấy sự xuống cấp của giáo dục đất nước đương thời mà ngậm ngùi.
Nào là : Nữ sinh cấp hai dùng guốc đánh bạn đến chết
- Mâu thuẫn giản đơn, nhóm nữ sinh quây đánh
bạn đồng lứa. Thấy cô nữ sinh 15 tuổi gục xuống, chân tay co giật, nhóm nữ sinh
cuống cuồng đưa bạn đi cấp cứu, nhưng đã muộn.
Đến
nơi, Linh đã chờ sẵn cùng một vài người bạn. Hai bên gặp nhau, Hoài hỏi:
"Đứa nào là Linh". Linh bước ra nói: "Em".
Sau
vài lời qua tiếng lại, Hoài xông vào tát Linh, túm búi tóc cô bé tát liên tiếp
vào mặt, dùng guốc cao, ghì đầu Linh xuống, đập phần gót nhọn của guốc vào
lưng, vào đầu Linh... Bị đánh, Linh ngã dúi xuống đất, chân tay co giật.
Lúc
này, Hoài cùng Nhung mới sợ hãi đưa Linh đi cấp cứu. Đến 17 giờ 20 phút cùng
ngày, cô nữ sinh 15 tuổi tử vong.
theo
VNN
Vì anh ấy chơi… không đẹp, lại đòi hỏi quá
nhiều
Tại cơ quan điều tra, đối diện với hung
thủ của vụ án mạng rúng động dư luận này, chúng tôi không khỏi giật mình, bởi
một nữ sinh đang ngồi
trên ghế Nhà trường mà đã có những hành
động dù chỉ nghe thôi cũng thấy ớn lạnh rồi. Với khuôn mặt già trước tuổi,
không ai nghĩ hung thủ lại đang là nữ sinh phổ thông trung học.
…………………………………………………………………………………
Vì anh ấy chơi… không đẹp, lại đòi hỏi quá
nhiều. Bọn em quan hệ hai lần rồi. Lúc em đứng dậy đi về thì anh ấy kéo lại đòi
hỏi thêm lần nữa. Em ức quá mới hỏi thẳng vào mặt anh ấy là: Anh hứa cho em
nhiều tiền, cho cái nọ cái kia mà sao chẳng chả thấy gì? Khi đó, anh ấy bảo
phải thêm vài chục lần nữa thì mới cho. Em đứng lên đi về thì anh ấy túm áo em
lại. Em ức quá, rút dao ra thì bị anh ấy tát cho hai cái. Rồi anh ấy đè em ra
giường túm tóc em. Em lấy dao ra đâm vào ngực trái anh ấy. Trong lúc giằng co
thì em đâm thêm một nhát vào ngực phải.
Theo Pháp luật 24 h .
Nào
là, “Các thầy
giáo vẫn ép tình bán điểm các học sinh cấp 2, cấp 3. (Lọc tin trên trang
Nguyễn Quang Vinh) Những ngỡ sau vụ ông Hiệu trưởng
Sầm Đức Xương (Hà Giang) là tệ nạn nầy là giảm đi, nhưng lại rộ lên. Tại ai?
vv và vv.
Đấy
là những cái mà báo chí nêu, chứ cuộc sống thì đa dạng hơn nhiều.
Xưa
có câu: Nhất qủi, nhì ma , thứ ba học trò. Học trò thời nào chả nghịch ngợm,
chả có chuyện đánh lộn nhau. Nhưng trên
các báo ở miền Nam
trước đây không thấy thường xuyên có các tin học sinh, sinh viên choảng nhau, thậm chí đến chết.
Không thấy những chuyện thầy giáo ăn hối lộ, cưỡng ép nữ sinh, lấy điểm đổi
tình nhiều như bây giờ…
Không
hiểu ở những cái nơi dạy người, tương lai của dân tộc bây giờ như thế nào nữa!
Hôm
rồi, “quan Thượng thư Bộ Lại” trình đề án: Cải cách giáo dục và soạn lại sách
giáo khoa, lúc đầu tổng chi phí là trên 34 ngàn tỷ đồng, sau khi bị xã hội bức
xúc chất vấn dữ quá, Ngài trả lời: Việc nầy ngài không biết, vì bận dự hội nghị
quốc tế, còn con số 34 ngàn tỷ nầy do thuộc hạ bị “KHỚP”!? Nay lại chỉ còn khoảng 800 tỷ thôi.
MÀN 2 của ẢO THUẬT GIA Phạm Vũ Luận: 34 NGÀN TỶ THÀNH 800 TỶ
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa:
“Chốt” kinh phí gần 800 tỷ đồng?
Dân
trí - Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận trình Quốc hội xem xét phương án
đổi mới chương trình, sách giáo khoa với tổng kinh phí 778,8 tỉ đồng. Nhận xét
các hạng mục, nội dung chi đã liệt kê chi tiết, hợp lý, có tính khả thi, cơ
quan thẩm tra đã... “gật đầu”. theo Blog Tễu .
Xem xong bài nầy
tôi liên tưởng ngay đến bộ phim “Gánh Xiếc Rong “
của đạo diễn Việt Linh (đang sống ở Pháp) mà tôi đã xem hơn 10 năm trước .
Ý
kiến của nhiều Giáo sư, Học giả như GS Hoàng Tuỵ, Hồ Ngọc Đại, Văn Như Cương…,
những người học thật cả, đã góp ý: Bộ
Giáo dục thật tâm muốn cải cách, nhường cửa cải cách nầy lại, thì sẽ có nhiều
bộ sách giáo khoa hay, bổ ích hơn mà lại không tốn nhiều tiền đến thế!
Được
biết, hàng năm ngân sách chi cho Bộ này rất cao, nhất là từ ngày có Nghị quyết
về “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”! Khoảng 30 năm qua đã chi phí hàng núi
tiền cho ngành Giáo dục đào tạo. Nhưng đến giờ, phải chăng các cháu nhỏ vẫn
giống như đàn chuột bạch làm vật thí nghiệm? Nay đề án này, mai dự án kia mà
sản phẩm cuối cùng về con người thì càng ngày càng hỏng!
Còn
đây là câu chuyện của Hàn Quốc, cũng là người Á châu, cũng xuất phát từ đói
nghèo, chỉ “thua” VN là họ không có “Chế độ Xã hội chủ nghĩa tốt đẹp”:
Thập niên 60, Hàn Quốc là 1
trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định
thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch
sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và
văn học.
Lúc đó cũng có nhiều người
chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn
được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương
trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của
giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị
Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh
nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một
bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và
đạo đức của toàn thể xã hội (Theo KIM DUNG KỲ DUYÊN:
Năm 1968, Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia nghèo đói nhất châu Á.)
Trở
về lòng yêu nước, chúng ta có rất nhiều gương yêu nước. Tuổi trẻ thì có Trần
Quốc Toản, khi giặc Nguyên xâm lấn, lòng giận sục sôi bóp nát quả cam trong tay
mà không hay. Rồi như ông Trần Bình Trọng: “Thà làm quỷ nước Nam hơn làm
vương đất Bắc”. Hay như viên sứ thần
Giang Văn Minh: “Đằng giang tự cổ huyết lưu hồng”…
Khi
được học những bài học về lòng yêu nước cho các học trò nhỏ thì hy vọng con
người công dân phải thấm nhuần lòng yêu nước với ý thức Tổ quốc trên hết. Không
thể vì bất kỳ một ích lợi cá nhân hay phe nhóm nào mà làm phương hại đến sự
toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập dân tộc mà nhiều thế hệ cha ông đã đổ cả núi
xương, sông máu để gìn giữ.
Thế
nhưng có vị Bộ trưởng đi làm nhiệm vụ đối ngoại mà làm phiền lòng trí thức, các
bậc lão thành cách mạng và nhân dân về lòng tự tôn dân tộc.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,
cựu Đại sứ Việt nam tại Trung Quốc nhiều năm đã chia sẻ:
“Sinh ra bộ Quốc phòng là để
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. Lẽ ra ông Bộ
trưởng phải phân biệt rõ bạn, thù, ra sức tăng cường lực lượng quốc phòng về
mọi mặt, luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó với tình hình xấu nhất theo tinh thần
"lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn" như dân tộc ta đã thực hiện.
Đằng này, khi TQ đặt gian khoan xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế
của ta thì ông lại phát biểu "Quan hệ Việt - Trung vẫn phát triển
tốt", không có ý kiến gì đối với việc TQ xây dựng công trình trên đảo Phú
Lâm và trên cụm Gạc Ma, không quan tâm đến những sự kiện TQ đã đứng chân và nắm
được nhiều điểm xung yếu về quân sự trên đất liền, từ rừng biên giới đến ven biển
và các hải cảng, cũng như hàng vạn người TQ dải khắp nơi trong nước ta, kể cả
cư trú trái phép.
Có một ông Bộ trưởng Quốc
phòng như thế thì việc mất biển, đảo và mất nước là khó tránh khỏi”.
Vâng,
lòng yêu nước, lòng tự trọng dân tộc phải được thể hiện ở hành động, cử chỉ,
thái độ của mỗi người, thậm chí không phải là người được mệnh danh đại diện cho
nhân dân, cho đất nước. Để kết thúc những trăn trở xung quanh đề tài Tâm hồn cao thượng, tôi trích một câu
chuyện trong cuốn sách Tâm Hồn Cao Thượng của ông Hà Mai Anh:
Lòng yêu nước của cậu bé thành Pa –đô -va (1)
(Truyện đọc hàng tháng)
(Truyện đọc hàng tháng)
“Năm trước, một chiếc tàu Tây Ban Nha dời
bến Bardêlôna (2) để đi Giênôva (3). Trên tàu, trừ người Tây Ban Nha, còn có
một người Pháp, người Italia, người Thuỵ
Sĩ, và nhiều người khác nữa. Trong bọn hành khách người ta nhận thấy một đứa
trẻ độ 11 tuổi, ăn mặc nhơm nhếch, đứng riêng một chỗ và nhìn những người kia
bằng đôi mắt hầm hầm. Nó nhìn như thế cũng không phải hẳn là không có cớ. Cha
mẹ nó là nông dân ở gần Pađôva, cố nhiên là nghèo túng, hai năm trước vì tham
tiền đã cho nó đi ở với một người chủ xiếc rong. Người này dạy nó một vài món
nhảy, lộn rồi bắt nó theo sang Pháp và Tây Ban Nha. Nó bị hành hạ luôn tay và
ăn uống không đủ.
Đến thành Bardêlôna, không thể chịu được cái đời sống khổ ải ấy nữa, đứa trẻ khốn nạn liền trốn chủ đến cầu cứu viên lãnh sự Italia. Động mối thương tâm, viên lãnh sự xin cho nó một chỗ trong tàu nói trên và cho nó một lá thư giới thiệu cùng ông thị trưởng thành Giênôva nhờ ông trả về cho cha mẹ nó, là người đã bán nó như một con vật. Thằng bé còm gầy yếu đuối và mặc bộ quần áo rách. Người ta cho nó ngồi phòng hạng nhì. Hành khách ai cũng nhìn nó, có người hỏi nó song nó không trả lời. Nó có vẻ căm ghét mọi người vì những sự khắc khổ và hành phạt đã làm cho nó oán hận và không có cảm tình. Tuy nhiên, có ba người hành khách đã khéo làm cho nó hé răng. Nó kể chuyện nó bằng tiếng Italia pha giọng Tây Ban Nha. Ba người khách kia không phải là dân Italia nhưng cũng thương nó, cho tiền để nó nói chuyện, nghe cho đỡ buồn. Đồng thời, có mấy thiếu phụ đi qua, ba ông quí khách hãnh diện ném thêm tiền xuống bàn loảng xoảng và nói: "Cầm lấy! Cầm lấy nữa này !"
Đứa bé sung sướng, vơ tiền bỏ túi, cảm ơn rồi vào phòng. Nó buông màn cửa xuống ngồi yên lặng và nghĩ đến những việc nó sẽ phải làm.
Nó nghĩ: với số tiền ấy, nó sẽ được ăn no, không phải thèm nhạt như trước. Khi tới Giênôva, nó sẽ sắm một bộ cánh mới để thay bộ quần áo nó đeo hai năm trời nay, rách như tổ đỉa. Nó lại định để ra một ít tiền đem về cho cha mẹ, chắc là được săn đón và quí hoá hơn là về tay không. Số tiền ấy đối với nó là một món tiền to. Ngồi sau rèm cửa, nó trừ đi tính lại và trong lòng thấy khoan khoái nhẹ nhàng.
Lúc ấy, ba người khách nói trên đang ngồi ở buồng ăn, quây quần uống rượu và nói chuyện về những cuộc du lịch của mình cùng phong tục những nước đã đi qua. Tình cờ, câu chuyện nhằm vào nước Italia. Một người bắt đầu phàn nàn về khách sạn, người chê về xe lửa. Cuối cùng, rượu say, họ thi nhau nói xấu tất cả những gì thuộc về nước Italia. Người thứ nhất nói biết thế, họ sẽ di du lịch xứ Lappôn (4) (ở cực bắc châu Âu) còn hơn sang nước Italia. Người thứ nhì nói quả quyết rằng ở Italia hắn gặp toàn thị những phường quỷ quyệt và những quân cường đạo. Người thứ ba nói thêm rằng:
- Những người tùng sự nước Italia không biết chữ.
Người thứ nhất nói :
- Đó là một dân tộc ngu dốt !
Người thứ nhì tiếp :
- Bẩn thỉu !
- Và ăn ...
Người thứ ba định nói câu "ăn cắp" nhưng chưa dứt lời thì một trận mưa toàn tiền vàng và bạc hắt vào mặt những người ấy rơi tung toé xuống bàn và trên sân.
Đến thành Bardêlôna, không thể chịu được cái đời sống khổ ải ấy nữa, đứa trẻ khốn nạn liền trốn chủ đến cầu cứu viên lãnh sự Italia. Động mối thương tâm, viên lãnh sự xin cho nó một chỗ trong tàu nói trên và cho nó một lá thư giới thiệu cùng ông thị trưởng thành Giênôva nhờ ông trả về cho cha mẹ nó, là người đã bán nó như một con vật. Thằng bé còm gầy yếu đuối và mặc bộ quần áo rách. Người ta cho nó ngồi phòng hạng nhì. Hành khách ai cũng nhìn nó, có người hỏi nó song nó không trả lời. Nó có vẻ căm ghét mọi người vì những sự khắc khổ và hành phạt đã làm cho nó oán hận và không có cảm tình. Tuy nhiên, có ba người hành khách đã khéo làm cho nó hé răng. Nó kể chuyện nó bằng tiếng Italia pha giọng Tây Ban Nha. Ba người khách kia không phải là dân Italia nhưng cũng thương nó, cho tiền để nó nói chuyện, nghe cho đỡ buồn. Đồng thời, có mấy thiếu phụ đi qua, ba ông quí khách hãnh diện ném thêm tiền xuống bàn loảng xoảng và nói: "Cầm lấy! Cầm lấy nữa này !"
Đứa bé sung sướng, vơ tiền bỏ túi, cảm ơn rồi vào phòng. Nó buông màn cửa xuống ngồi yên lặng và nghĩ đến những việc nó sẽ phải làm.
Nó nghĩ: với số tiền ấy, nó sẽ được ăn no, không phải thèm nhạt như trước. Khi tới Giênôva, nó sẽ sắm một bộ cánh mới để thay bộ quần áo nó đeo hai năm trời nay, rách như tổ đỉa. Nó lại định để ra một ít tiền đem về cho cha mẹ, chắc là được săn đón và quí hoá hơn là về tay không. Số tiền ấy đối với nó là một món tiền to. Ngồi sau rèm cửa, nó trừ đi tính lại và trong lòng thấy khoan khoái nhẹ nhàng.
Lúc ấy, ba người khách nói trên đang ngồi ở buồng ăn, quây quần uống rượu và nói chuyện về những cuộc du lịch của mình cùng phong tục những nước đã đi qua. Tình cờ, câu chuyện nhằm vào nước Italia. Một người bắt đầu phàn nàn về khách sạn, người chê về xe lửa. Cuối cùng, rượu say, họ thi nhau nói xấu tất cả những gì thuộc về nước Italia. Người thứ nhất nói biết thế, họ sẽ di du lịch xứ Lappôn (4) (ở cực bắc châu Âu) còn hơn sang nước Italia. Người thứ nhì nói quả quyết rằng ở Italia hắn gặp toàn thị những phường quỷ quyệt và những quân cường đạo. Người thứ ba nói thêm rằng:
- Những người tùng sự nước Italia không biết chữ.
Người thứ nhất nói :
- Đó là một dân tộc ngu dốt !
Người thứ nhì tiếp :
- Bẩn thỉu !
- Và ăn ...
Người thứ ba định nói câu "ăn cắp" nhưng chưa dứt lời thì một trận mưa toàn tiền vàng và bạc hắt vào mặt những người ấy rơi tung toé xuống bàn và trên sân.
Ba người hầm hầm đứng dậy xem trận mưa dữ
ấy ở đâu ra thì lại bị ném thêm.
Cậu bé thành Pađôva vén rèm thò đầu ra thét bằng giọng khinh bỉ:
- Cầm lại tiền của các người. Ta không thèm nhận của bố thí của những người kẻ đã lăng mạ nước ta.
--------------------------------
Chú thích : (1) Padoue. (2) Barcelone. (3) Gênes. (4) Laponie
Cậu bé thành Pađôva vén rèm thò đầu ra thét bằng giọng khinh bỉ:
- Cầm lại tiền của các người. Ta không thèm nhận của bố thí của những người kẻ đã lăng mạ nước ta.
--------------------------------
Chú thích : (1) Padoue. (2) Barcelone. (3) Gênes. (4) Laponie
Truyện nầy các sách giáo
khoa cấp tiêu học có tựa là TRẬN MƯA TIỀN.
Ai cũng có quyền nói về lòng
yêu nước và tự hào ta là dân tộc Việt Nam , nhưng chúng ta hãy tự vấn xem
ta có yêu nước bằng cậu bé nầy hay không ?
20/10/2014 TRỊNH KIM THUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét