“ Ma chiến hữu” sách của
nhà văn Trung Quốc do Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn học ấn hành 2008, tái bản
2-2009 đang gây nên một làn sóng phản đối sôi nổi ở trên mạng. Người nêu ý kiến
đầu tiên là “ Người buôn gió”
viết trong blog ngày 22 tháng 2- 2009 với cái tựa rất “căng thẳng”:
sự khốn nạn trong nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
Tác
phẩm như sách giới thiệu là ca tụng về chủ nghĩa anh hùng. Câu này in rõ ở bìa sau.
Đề cập đến những người lính đã hy sinh anh dũng trên đất Lạng Sơn- Việt Nam tháng hai
năm 1979. Những trận đánh ác liệt trên những cao điểm, tiêu diệt được rất nhiều
“tên địch” . Chúng ta hay nghe lời của vị chính uỷ sư đoàn nói trong sách :
'' chúng ta hy sinh vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vinh quang. Bất kỳ sự hoài nghi nào về vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng''
'' chúng ta hy sinh vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vinh quang. Bất kỳ sự hoài nghi nào về vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng''
Nhân
vật chính ; Người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong
chiến tranh phía Nam Trung Hoa tháng hai năm 1979, thượng sĩ Tiền Anh Hào.(
trang 13). Trên trang bìa có hình những chiến sĩ Trung Hoa anh hùng trước giờ
xung trận dạy cho bọn địch một bài học. Đây là những nấm mồ chôn địch (?) ghi
dấu chiến công vinh quang của Tiền Anh Hào và đồng đội. Những nấm mồ này hiện
nay ở xã Hoàng Đồng cách trung tâm thành phố Lạng Sơn- Việt Nam 2 km về hướng
Bắc. Một vài trang sách cho thấy tinh thần và chính nghĩa của quân đội Trung
Hoa khi sang đất kẻ thù chiến đấu. Khi đọc vài trang cuốn sách này tôi thực sự
kinh hoàng. Có lẽ nào nhà xuất bản Văn Học lại cho ra một cuốn sách ca ngợi những kẻ thù đã xâm lược, giết hại
đồng bào của mình. Trong cuốn sách có những trang mà quân Trung Quốc chúc nhau
giết được nhiều địch để rạng danh quân đội anh hùng. Kẻ địch trong cuốn sách
này nói chính là những người lính quân đội nước CHXHCN Việt Nam . Nhưng sự thực thì vẫn là sự
thực.
Đã bao lâu nay truyền hình Việt Nam chiếu những bộ phim dài tập ca
ngợi tên vua quan Trung Quốc tài giỏi, hào hiệp như Càn Long, Ung Chính... và
ngày một tiến bước, gần đây trong nền văn hoá Việt Nam trực tiếp công khai ca ngợi
những tên xâm lược, giết người Việt Nam thời hiện tại. Hết báo Hà Nội Mới lại
đến Nhà Xuấ t Bản Văn Học. Không thể nói là họ vô tình để lọt những bài báo,
tác phẩm như thế này. Nếu chúng ta được biết rằng những cây bút viết về chiến
tranh Nam - Bắc trước 1975 ở Việt Nam hiện nay khó lòng mà xuất bản tác phẩm
của họ. Có lẽ đây là cả một chủ trương lớn khi cho xuất bản những sách , báo ca
ngợi quân Trung Quốc trong chiến tranh 1972 chăng ? Chứ với chế độ kiểm duyệt
khắt khe như Việt Nam ,
làm sao có chuyện không biết. Nếu thế thì không có gì còn để mà nói. Chỉ tóm
tắt hai từ '' khốn nạn'' cho cái nền văn hoá,
văn học Việt Nam
hiện nay. Sự nô dịch đã đến mức báo động đỏ cho những ai còn chút lương tri, tự
hào dân tộc. Trước vong linh của các chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống bởi đạn của bọn
Tiền Anh Hào. Tôi nguyền rủa tên Trần Trung Hỷ dịch giả, tên Nguyễn Cừ chịu
trách nhiệm xuất bản và những tên khốn nạn có liên quan đến việc cho ra cuốn
sách này tại Việt Nam .
Chúng đã cam tâm bán rẻ xương máu của người Việt Nam
qua việc xuất bản cuốn sách này.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, người nổi tiếng về tinh tần chống Trung Quốc
viết :
Hãy cứ bán đi tất cả phần mình, nhưng xin giữ lại lương tri :
Thư ngỏ.
Kính gửi: Các ông Triệu Xuân và Ông Mạc Nguyên, biên tập
Ông Trần Trung Hỷ, dịch giả
Ông Nguyễn Cừ, chịu trách nhiệm xuất bản
Nội dung của lá thư ngỏ này liên quan đến cuốn sách mang tên Ma
Chiến Hữu của nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) được các ngài thực hiện và hoàn
chỉnh ấn hành cho người đọc Việt Nam ,
qua hệ thống phát hành của nhà sách Phương Nam .
Với tư cách của một người dân, tôi luôn ý thức rằng các hệ thống
cầm quyền từ ngàn xưa cho đến hiện nay ở phương Bắc luôn coi Việt Nam như một
đất nước phải thu hồi, và lớp lớp các thế hệ người Việt đều ý thức được đâu là
kẻ thù xâm lược.
Tôi thật sự ngạc nhiên khi biết quyển sách của các ngài thực hiện,
lại là một tác phẩm ngợi ca các binh lính xâm lược Trung Quốc năm 1979 đã tiến
đánh Việt Nam, mà nơi đó được họ mô tả như một vùng đất hoang sơ và man rợ.
Là một công dân Việt, gìn giữ trong mình huyết thống trải ngàn đời
của hàng triệu anh linh đã hy sinh những dưới tay lính Trung Quốc xâm lược, tôi
tin mình có đủ tư cách là chứng nhân của phần lịch sử đẫm máu đó của dân tộc để
lên tiếng với các ngài, và tôi cũng muốn nhắc rằng chính phần lịch sử bi hùng
đó cũng đã bảo đảm sự an bình cho chính dòng tộc gia đình và cá nhân của các
ngài.
Tôi thật sự căm phẫn khi đọc dòng quảng cáo “một cách ca tụng
riêng về chủ nghĩa anh hùng” trên bìa sách. Một bìa sách được trau chuốt công
phu và số phận được nâng đỡ đầy may mắn, so với những tác phẩm trong nước như
tập thơ Trần Dần hay Rồng Đá của Vũ Ngọc Tiến.
Mạc Ngôn có quyền ca ngợi dân tộc mình, có quyền phủ nhận chủ
quyền của các quốc gia khác. Đó là sứ mệnh của một nhà văn quốc tịch Trung
Quốc, ông ta xứng đáng được kính trọng với tài năng và chủ kiến của mình. Tiến
Anh Hào, nhân vật trong quyền tiếu thuyết cũng có thể là một siêu anh hùng khi
giết người Việt Nam, tàn phá đất nước Việt Nam để xứng đáng với thế giới sống
và suy nghĩ của một nước Trung Quốc Cộng Sản.
Nhưng chắc chắn, một người Việt Nam phải có chủ kiến của mình và
biết phân định lẽ phải theo lịch sử và lòng kiêu hãnh của dân tộc mình. Phân
định điều đó có thể không cần bằng học thức, mà chỉ cần bắt đầu bằng chút lương
tri của người ít học ở ngoài hè phố.
Tôi tin là các ngài đã nhận được ít nhiều những phản ứng từ cộng
đồng đọc. Và tôi cũng hy vọng các ngài sẽ dành chút thời gian suy nghĩ về những
điều mình đã làm.
Một vài người bạn kể với tôi rằng, để trả lời với bên ngoài, ai đó
trong số các ngài đã biện minh rằng quả có chút sai sót, và thật lòng chỉ sai
sót trên tình thần của những người làm cái việc chạy theo đồng tiền trong ngành
buôn bán sách vở.
Thật lòng, tôi cảm thấy tuyệt vọng cho một lớp trí thức của Việt Nam
mỗi ngày càng cơ hội - con buôn và đang phát rồ vì lợi nhuận, một lớp người tự
vẽ mặt trí thức để vượt qua mọi ngưỡng tự trọng và lương tri.
Đâu đó, có những kẻ bệnh hoạn học đòi tính nguyên tắc yêu nước
theo chỉ đạo, hùa nhau dồn đuổi việc dựng tượng nhân vật lịch sử Phan Thanh
Giản ở Bến Tre, phỉ nhổ vào tổ tiên của mình, còn ở nơi khác thì rước những
thần tượng xâm lược Trung Quốc vào để bái lạy qua văn chương, chữ nghĩa.
Những lời phỉ nhổ vào Phan Thanh Giản hay ca ngợi Tiến Anh Hào,
rốt cuộc cũng chỉ là chuyện buôn bán: buôn bán anh linh hy sinh ngàn đời của tổ
tiên mình phải chăng là con đường nhanh nhất để kiếm được địa vị hoặc được dự
phần thái thú trong hệ thống thuộc địa kiểu mới mang nhãn hàng made in China.
Các ngài đang là kẻ chỉ đường cho bọn xâm lược dồn đuổi dân tộc
mình đến chỗ khốn cùng. Vì tôi, các ngài và cùng sống chung trên một mảnh đất
thấm máu cha ông. Tôi muốn nói thẳng rằng: các ngài, kể cả những ai còn giấu
mặt có tham vọng bịt mắt dân tộc này, tất cả các ngài, nếu có thể, thì cứ tự do
bán đi tất cả thuộc về các ngài, nhưng hãy giữ lại lương tri của tổ tiên truyền
lại, để cứu chuộc cho chính bản thân mình.
Tuấn Khanh
Nasan viết trong blog với cái tựa kết tội nặng nề :
NXB Văn Học xuất bản sách ca ngợi lính Trung Quốc trong cuộc chiến
tranh biên giới 1979
Đọc được trên blog của Người buôn gió về cuốn sách Ma Chiến Hữu,
tác giả Mạc Ngôn và máu trong người sôi lên. Không hiểu được tại sao NXB Văn
Học, Cục Xuất Bản lại cho phát hành cuốn sách này- một cuốn tiểu thuyết- bút ký
ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của NHỮNG NGƯỜI LÍNH TRUNG QUỐC TRONG CUỘC CHIẾN TRANH
BIÊN GIỚI VỚI VIỆT NAM 02/1979.Search trên google thì ra 2740 kết quả cho tên
sách này với hầu hết các nhà sách, website giới thiệu sách đều có đăng, thậm
chí cả VTV- Mỗi ngày 1 cuốn sách cũng có, lại còn trích 1 đoạn "hùng
tráng". Đau, đau cồn cào từ trong tim.Tổ quốc ở đâu, lương tri ở đâu, niềm
tự hào dân tộc 4000 năm giữ nước ở đâu???Không thể tưởng tượng nổi chuyện gì đang xảy ra. Không lẽ các vị Cục
Xuất bản, NXB Văn Học đui mù hết, nhắm mắt ký duyệt xuất bản bừa? Không lẽ vị
dịch giả khả kính Trần Trung Hỷ đọc bản gốc không nhận ra rằng cuộc chiến Nam
Trung Hoa Tháng 2 năm 1979 là chống phá, xâm lược ai? Ông là người đọc, dịch
từng câu, từng chữ, lẽ nào không biết? Ông có phải là người Việt Nam
nữa không? Hay ông ăn học 7 năm bên Tàu để rồi ông lại "nối giáo cho
giặc" "cõng rắn về cắn gà nhà" hay sao? Thưa ông Trần Trung Hỷ- ông là 1 thằng
khốn nạn, đốn mạt, một thằng bán nước.
Sự thực về “Ma chiến Hữu”.
Nếu như Nhà nước Việt Nam không khiếp hãi Trung Quốc đến mức cấm
đoán các nhà văn Việt Nam viết về cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc năm
1979, đến mức thu hồi cuốn “ Rồng đá” của Vũ Ngọc Tiến viết về chiến tranh biên giới và đóng cửa cả Nhà xuất bản
Đà Nẵng mới xuất bản cuốn này...nếu như vậy thì việc ấn hành “ Ma chiến hữu” của Mạc Ngôn là
chuyện bình thường, bởi lẽ cả cuốn sách là sự tố cáo đời sống khốn cùng của
“hậu phương” những người lính bị đẩy ra mặt trận theo lệnh của “cấp trên” . Về
cuộc chiến tranh với Mỹ và với Pháp cũng đã có biết bao nhiêu cuốn sách viết về
người lính của cả hai phía những vẫn được xuất bản đều đều đấy thôi.
Nhưng với “Ma chiến hữu” trong tình hình Nhà nước bưng bít
mọi thông tin , mọi phản kháng Trung Quốc xâm lược thì dư luận nổi lên một cách
phẫn nộ là điều chính đáng.
Chỉ có điều rất ít người biết, đứng đằng sau việc xuất bản cuốn sách này là nhà văn Phan
thị Vàng Anh, Trưởng phòng biên tập xuất bản của Công ty Phương Nam, Giám đốc
là Phan thị Lệ với vốn liếng của chồng là người Trung Quốc Liên Khiu Thìn . Và
người ta cũng không quên Phan thị Vàng Anh chính là ái nữ của nhà thơ Chế Lan
Viên, người đã có câu thơ bất hủ đã đi vào bia đá :
“ Bác Mao nào ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao...”
4-2009 theo Nhật Tuấn .
Chỉ có điều rất ít người biết, đứng đằng sau việc xuất bản cuốn sách này là nhà văn Phan thị Vàng Anh, Trưởng phòng biên tập xuất bản của Công ty Phương Nam, Giám đốc là Phan thị Lệ với vốn liếng của chồng là người Trung Quốc Liên Khiu Thìn . Và người ta cũng không quên Phan thị Vàng Anh chính là ái nữ của nhà thơ Chế Lan Viên, người đã có câu thơ bất hủ đã đi vào bia đá :
“ Bác Mao nào ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao...”
4-2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét