Chẳng hạn như mới đây đọc báo TT có tườngthuật về buổi hội thảo chung quanh di chúc của Chủ tịch HCM. Trong hội thảo có mộ vị tiến sĩ phát biểu: "Đảng và nhân dân ta coi Di chúc của Hồ Chủ tịch là một tài sản vô giá, xứng đáng được xếp vào đỉnh cao giá trị trong kho tàng văn hóa tinh thần của dân tộc bởi những giá trị lý luận và thực tiễn của Di chúc ngày càng được khẳng định. Những lời dặn của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về “công việc đối với con người”, về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau… vẫn còn nguyên giá trị". (1)
Tôi không biết vài mươi năm sau khi vị tiến sĩ này đọc lại câu đó, bà có áy náy? Áy náy vì những lạm xưng hai chữ “nhân dân”. Tôi nghĩ nói đảng CSVN xếp di chúc vào hàng đỉnh cao trí tuệ thì có thể, vì những gì ông HCM căn dặn là liên quan đến đảng, chứ có dính dáng gì đến nhân dân đâu. Do đó, nói “nhân dân ta coi …” thì cần phải xem lại. Ai là “nhân dân ta” ở đây? Chẳng ai cả, vì trong số 91 triệu dân, có người còn chưa biết nói kia mà. Lại còn xem di chúc là một di sản trong kho tàng văn hoá tinh thần của dân tộc thì tôi nghĩ quá đáng. Ngay cả ông cụ Hồ mà sống lại, chưa chắc ông dám nhận di chúc mình là một phần của văn hoá tinh thần của dân tộc.
Có những câu chữ người ta quen dùng rồi trở thành quán tính. Từ quán tính nó được nhiều người lặp lại. Mà, lặp lại nhiều lần thì người ta nghiễm nhiên xem đó là chân lí. Chỉ đến khi có người đặt cái “chân lí” dưới lăng kính logic thì mới thấy có vấn đề. Thành ra, các vị quan chức và các vị có danh vị giáo sư tiến sĩ làm ơn phát biểu có chừng mực và có chứng cứ, chứ không nên nhân danh “nhân dân ta” mãi để nhét vào đầu người dân những phát biểu mà sau này các vị sẽ thấy hối hận.
Tôi không biết vài mươi năm sau khi vị tiến sĩ này đọc lại câu đó, bà có áy náy? Áy náy vì những lạm xưng hai chữ “nhân dân”. Tôi nghĩ nói đảng CSVN xếp di chúc vào hàng đỉnh cao trí tuệ thì có thể, vì những gì ông HCM căn dặn là liên quan đến đảng, chứ có dính dáng gì đến nhân dân đâu. Do đó, nói “nhân dân ta coi …” thì cần phải xem lại. Ai là “nhân dân ta” ở đây? Chẳng ai cả, vì trong số 91 triệu dân, có người còn chưa biết nói kia mà. Lại còn xem di chúc là một di sản trong kho tàng văn hoá tinh thần của dân tộc thì tôi nghĩ quá đáng. Ngay cả ông cụ Hồ mà sống lại, chưa chắc ông dám nhận di chúc mình là một phần của văn hoá tinh thần của dân tộc.
Có những câu chữ người ta quen dùng rồi trở thành quán tính. Từ quán tính nó được nhiều người lặp lại. Mà, lặp lại nhiều lần thì người ta nghiễm nhiên xem đó là chân lí. Chỉ đến khi có người đặt cái “chân lí” dưới lăng kính logic thì mới thấy có vấn đề. Thành ra, các vị quan chức và các vị có danh vị giáo sư tiến sĩ làm ơn phát biểu có chừng mực và có chứng cứ, chứ không nên nhân danh “nhân dân ta” mãi để nhét vào đầu người dân những phát biểu mà sau này các vị sẽ thấy hối hận.
Theo FB Nguyen Tuan
----
(1) http://tuoitre.vn/ Chinh-tri-Xa-hoi/623627/ hoi-thao-ve-di-chuc-chu-tich-ho -chi-minh.html
----
(1) http://tuoitre.vn/
Tên bài của Quê Choa, tên gốc: Áy náy?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét