KIM DUNG : Cảm ơn bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ.
.
Thượng Đế và Khoa Học
Trong lớp học, vị Giáo-sư Triết-học ngắt giọng:
“Hãy để tôi giải-thích vấn-đề của khoa-học đối với tôn-giáo,”
và ông yêu-cầu một học-sinh đứng lên.
- Em theo đạo Chúa ?
- Thưa Thầy, vâng.
- Em tin vào Thượng-đế ?
- Thượng-đế có tốt không ?
- Chắc-chắn là tốt.
- Có phải là Ngài Toàn-năng ?
- Có thể làm được mọi việc ?
- Thưa vâng.
- Em là tốt hay xấu ?
- Kinh-thánh bảo là kẻ xấu.
Vị giáo-sư cố ý cười, suy-nghĩ chốc lát và bảo: “À ha ! Kinh-thánh ? Giả-sử ở đây có người bệnh và em có thễ chữa lành. Em có khả-năng. Em có giúp anh ta? Em có thử không?
- Thưa Thầy, em sẽ thử.
- Vậy em là người tốt.
- Em không có ý nói thế.
- Tại sao lại không nói như thế ?
- Nếu có thể, em sẽ giúp một người bệnh, tàn-tật.
- Hầu hết chúng ta sẽ làm nếu có thể, nhưng Thượng-đế thì không ! Cậu học-trò không trả-lời, và vị giáo-sư tiếp-tục. “Em trai tôi là tín-đồ đạo Chúa đã chết vì ung-thư mặc dầu đã từng cầu nguyện xin Chúa Jesus cứu chữa…
Sao mà cho Chúa Jesus tốt được ? Em có thể trả-lời được không ?
Cậu học-trò vẫn im-lặng…
Vị giáo-sư nói “Em không thể trả-lời phải không ?”
Ông cầm lấy ly trên bàn nhấp môt ngụm nước tạo thời-gian cho cậu học-sinh bớt căng thẳng.
“Chúng ta bắt đầu trở lại. Thượng-đế có tốt hay không ?”
- Dạ … tốt !
- Quỷ Satan có tốt không?
Cậu học-trò không ngại-ngần:
- “Không”.
- Vậy Satan đến từ đâu?
Cậu học-trò ngập-ngừng : “Từ Thượng-đế”
- Đúng thế. Thượng-đế tạo Satan. Em cho tôi biết có kẻ xấu ác trên thế-giới này không?
- Dạ có .
- Kẻ xấu ác có khắp nơi. Và Thượng-đế tạo mọi thứ, có đúng không?
- Dạ đúng.
Vị giáo-sư tiếp-tục:
- Vậy ai tạo ra kẻ xấu ác?
Nếu Thượng-đế tạo ra mọi vật, thì Ngài tạo ra kẻ xấu ác. Do bởi xấu ác hiện-hữu, và theo nguyên-lý “hành-động định-danh con người”, vậy Thượng-đế là kẻ xấu ác.
Cậu học-trò lại không trả-lời.
- Có phải bệnh-tật, vô đạo-đức, hận-thù và xấu xa hiện-hữu trên cõi đời này?
Cậu học-trò đứng im lúng-túng “Thưa vâng”.
- Vậy thì ai tạo ra chúng?
Cậu học-trò lại không trả-lời để vị giáo-sư lập lại câu-hỏi “Ai tạo ra chúng ?”.
Vẫn không có câu trả-lời. Đột-nhiên vị thẩy bước đến trước lớp học. Cả lớp như bị mê-hoặc.
Ông tiếp tục hỏi một học-sinh khác “Hãy nói cho tôi nghe !”
.- Em có tin vào đức Chúa không ?.
- Vâng, Thưa Thầy, em tin.
Vị giáo-sư ngừng bước :
- Khoa-học bảo em có ngũ-giác-quan dùng để xác-định và quan-sát thế-giới xung quanh.
Em đã thấy Chúa Jesus bao-giờ chưa ?
- Thưa Thầy, em chưa bao giờ thấy Ngài.
- Có bao-giờ em cảm-nhận được Chúa của em, nếm Chúa của em hay ngửi thấy Chúa của em ?
Có bao giờ em có những cảm-giác nhận biết đức Chúa hay Thượng-đế ?
- Thưa Thầy, đáng tiếc là em không có.
- Em vẫn còn tin Chúa ?
- Thưa vâng.
- Theo quy-tắc những giao-thức thể-nghiệm, khả-nghiệm, và chứng-minh được, khoa-học bảo Thượng-đế không hiện-hữu… Em nói như thế-nào vể điều đó ?
- Không. Em chỉ có đức tin của em.
- Vâng. Đức tin. Và đó chính là vấn-đề khoa-học đã có đối với Thượng-đế. Không có bằng-chứng, chỉ có đức tin.
Cậu học-trò đứng lặng lẽ một lúc, trước khi hỏi :
“Thưa Thầy, có cái gì là nhiệt không ?”
- Có.
- Và có cái gì là lạnh không ?
- Vâng, có cả lạnh nữa em à .
- Thưa Thầy, không phải vậy.
Vị giáo-sư quay nhìn vào mặt cậu học-trò tỏ vẽ thú-vị. Cả lớp đột-nhiên im lặng như tờ. Cậu học-trò bắt đầu giải-thích :
- Thầy có thể có rất nhiều nhiệt, thậm chí thêm nhiều nhiệt, siêu-nhiêt, vô-hạn-nhiệt, nhiệt trắng, môt chút nhiệt hay không nhiệt, nhưng chúng ta không có cái gì gọi là “lạnh”. Ta có thể đạt xuống 458 độ dưới zero mà không có nhiệt, nhưng ta không thể xuống hơn thế nữa. Không có gì là “lạnh” hết; nếu không ta có thể đạt mức lạnh hơn độ thấp nhất là -458 độ. Mọi thể-vật có thể nghiên-cứu được khi chúng có hay truyền được năng-lượng. Ở độ zero tuyệt-đối (-458 F) hoàn-toàn vắng bóng nhiệt. Thưa Thầy, Thầy có thấy “lạnh” chỉ là chữ ta dùng để diễn tả sự “vắng bóng nhiệt”. Ta không thể đo-lường “lạnh” Ta có thể đo lường nhiệt theo những đơn-vị nhiệt vì nhiệt là năng-lượng. “Lạnh” không phài là đối nghịch của nhiệt. Thưa Thầy, đó chỉ là vắng bóng nhiệt.
Cả lớp lặng im. Có cây bút rơi đâu đó, nghe như tiếng búa rơi.
- Thưa Thầy, còn “bóng tối” ? Có cái gì là bóng tối không ?
Vị giáo-sư đáp lại không do dự :
- Có. Đêm là gì nếu đó không là bóng tối ?
- Thầy lại sai lầm. Bóng tối không là một cái gì cả ; chỉ là sự vắng mặt một cái gì đó. Thầy có thể có ánh-sáng yếu, bình-thường, ánh-sáng mạnh, ánh sáng nháy, nhưng nếu ánh sáng không liên-tục, Thầy chẳng có gì hết và phải chăng đó được gọi là bóng tối ? Và nếu thế, Thầy có thể làm bóng tối tối hơn, Thầy có thể làm được vậy hay không ?
Vị giáo-sư bắt đầu nở nụ cười với cậu học trò trước mặt. Đây hẳn sẽ là một học kỳ tốt đẹp. :
- Người bạn trẻ, em muốn nói đến điều gì ?
- Vâng thưa Thầy. Điều em muốn nói là tiền-đề triết-học Thầy khởi xuất là sai lầm, và kết-luận của Thầy cũng thiếu sót.
Lần này, nét mặt của vị giáo-sư không che giấu được sự ngạc-nhiên :
- Sai lầm ? Em có thể giải-thích được không ?
Câu học-trò giải thích :
- Thầy đang tạo một tiền-đề có hai mặt. Thầy tranh luận rằng có sự sống và rồi có sự chết; một Thượng-đế tốt và môt Thượng-đế xấu. Thầy đang có khái-niệm về Thượng-đế như là một gì hữu-hạn, là môt gì ta có thể đo đạc. Thưa Thầy, thậm chí khoa-học không thể giải-thích một ý-nghĩ. Dùng điện và từ, nhưng chưa bao giờ thấy, không hoàn toàn hiểu được đầy đủ. Xem cái chết như là đối nghịch với sống là không hiểu gì hết, thực ra cái chết không thể hiện-hữu như môt tồn-tại độc lập. Chết không đối nghịch với sống, chỉ là vắng bóng sự sống.. Bây giờ Thầy cho em biết có phải Thầy dạy học trò rằng chúng “tiến-hóa” từ khỉ ?
- Người bạn trẻ ơi, nếu em đề cập đến quá-trình tiến-hóa thiên-nhiên, vâng, tất-nhiên tôi đã dạy như thế.
- Có bao giờ Thầy dùng đôi mắt quan-sát sự tiến-hóa ?
Vị giáo-sư bắt đầu lắc đầu, vẫn cười mỉm như nhận ra cuộc tranh-luận sẽ như thế nào. Thật là một học kỳ tốt đẹp.
- Do bởi không một ai quan-sát được quá-trình tiến-hóa và lại càng không minh-chứng được nó đang tiếp-diễn, sao Thầy không dạy những quan-điểm của Thầy ? Phải chăng giờ đây Thầy chẳng là một khoa-học gia, mà là một người thuyết-giáo ?
Cả lớp học náo động. Người học trò vẫn im-lặng cho đến khi sự ồn ào lắng xuống.
- Để tiếp nối vấn-đề Thầy đã đặt ra cho bạn kia, em xin đưa một thí-dụ để rõ ý của em.Người học trò nhìn quanh lớp :
- Có ai trong các bạn đã từng nhìn thấy bộ não của Thầy ?
Cả lớp bật vang tiếng cười.
- Có ai trong các bạn đã từng nghe bộ não của Thầy ? càm nhận bộ não của Thầy, rờ mó và ngửi bộ não của Thầy ? Chẳng thấy có ai làm vậy cả. Vậy thì, theo quy-tắc những giao-thức thể-nghiệm, khả-nghiệm, và chứng-minh được, khoa-học bảo Thầy không có bộ não, thưa Thầy, em vẫn với một lòng tôn kính. Vậy thì, nếu khoa-học bảo Thầy không có bộ não, làm sao chúng em có thể tin vào các bài giảng của Thầy ?
Giờ thì cả lớp lặng yên. Vị giáo-sư chỉ nhìn chăm chăm học trò, khuôn mặt khó hiểu. Cuối cùng, tưởng chừng như vô-tận, vị Thầy già trả lời :
- Tôi đoán em sẽ phải đưa họ về lại với đức tin.
Cậu học-trò tiếp-tục :
- Bây giờ Thầy chấp nhận rằng có đức tin, và trên thực tế, đức-tin hiện-hữu với đời sống. Bây giờ, có cái gì là xấu ác không Thầy ?
- Tất nhiên có. Chúng ta thấy hàng ngày. Những thí dụ vô-nhân của người đối với đồng loại; vô số tội ác và bạo-lực xảy ra khắp nơi trên thế-giới. Những điều này biểu-hiện không gì khác hơn là điều xấu ác.
Cậu học-trò trả-lời :
- Thưa Thầy, sự ác không hiện-hữu, hoặc ít nhất nó cũng không tự nó hiện-hữu. Đơn-giản, sự ác là vắng bóng Thượng-đế. Cũng giống như bóng tối và lạnh, chỉ là ngôn từ con người đặt ra để diễn giãi sự vắng mặt của Thượng-đế. Thượng-đế không tạo ra sự ác. Sự ác chỉ là kết quả những gì khi con người không có tình-yêu của Thượng-đế trong con tim của họ. Giống như “lạnh” đến khi không có nhiệt hay bóng tối đến khi không có ánh sáng.
Vị giáo-sư ngồi xuống.
Nếu bạn đọc một mạch đến hết và miệng mỉm nụ cười, bạn nên gửi cho gia-đình và bè bạn với tiêu-đề “Thượng-đế và Khoa-học” này.
Cước chú : Cậu học-trò trong câu chuyện chính là Albert Einstein!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét