28 thg 8, 2014

SỐ PHẬN TRỚ TRÊU của TRỊNH KIM THUẤN


Trớ trêu ở đây là từ một người giàu sang tột đỉnh bỗng chốc trắng tay như chuyện Vương Khải – Thạch Sùng. Rồi cũng người nghèo hèn, cùng khổ tự dưng trở thành đại gia như : Người em trong chuyện Ăn khế trả vàng, Rìu vàng, Rìu bạc …..Câu chuyện đời xưa nầy , thuở nhỏ mình rất thích nghe mẹ kể như các chuyện : Ăn khế trả vàng, Tấm Cám, Trầu Cau, Thiếu phụ Nam Xương.

Ngày nay ba mẹ đã mất, mình đã là ông ngoại, ông nội của nhiều cháu…. Mấy cháu bây giờ chúng nó không còn thích nghe kể chuyện cổ tích nữa, vì chúng đã xem các chuyện nầy trên truyền hình, dĩa và cả máy vi tính …..

Chữ ký cuối cùng của một người dành riêng cho một người của ca sĩ KHÁNH LY .

Khánh Ly bất ngờ  công bố giấy cho phép tác quyền của Trịnh Công Sơn .


Khánh L quyền của Trịnh Công Sơn
 Khánh Ly/ Vnn 
Ảnh bên:Khánh Ly đến thăm nhà Trịnh Công Sơn khi bà về VN biểu diễn.

Vnn: Từ Mỹ, nữ danh ca Khánh Ly vừa gửi về cho VietNamNet bài tùy bút chia sẻ kỷ niệm của bà với Trịnh, kèm tài liệu cho thấy Trịnh nhận tác quyền và cho phép bà sử dụng tác phẩm của ông ở mọi thời điểm.

 Bài tùy bút được bà đặt tựa "Chữ ký cuối cùng của một người dành riêng cho một người", chia sẻ những ngày khó khăn nhưng hạnh phúc trên bước đường âm nhạc chung với Trịnh. Xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả:

27 thg 8, 2014

Lý luận của cậu học trò Albert Einstein khi còn ngồi ở ghế nhà trường với vị giáo sư. Tác giả: Lê Quang Thọ

KIM DUNG  : Cảm ơn bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ.

.

Thượng Đế và Khoa Hc
Trong lớp học, vị Giáo-sư Triết-học ngắt giọng: 
Hãy để tôi giải-thích vấn-đề của khoa-học đối với tôn-giáo,”
  
và ông yêu-cầu một học-sinh đứng lên.
- Em theo đạo Chúa ?
- Thưa Thầy, vâng.
- Em tin vào Thượng-đế ?
- Tất-nhiên.

Chú Hề buồn bã của Lê Hữu

KKIM DUNG   : Chú Hề đóng vai cho mọi người cười, cho đời cười. Nhưng chính chú lại không đóng nổi vai cho lương tâm mình, cho tâm hồn mình được vui…    Cảm ơn bạn bè iu quí đã gửi cho bài này  .

“Our job is improving the quality of life, not just delaying death.” (Robin Williams).

Khi ấy là buổi chiều ở phòng mạch của một bác sĩ tâm lý, vào lúc gần hết giờ làm việc. Người khách cuối cùng ngồi ở một góc khuất trong phòng đợi, hai tay ôm đầu, gục mặt xuống bàn.

Tiến sĩ, bác sĩ, trung tá quân đội tuyên bố bỏ đảng CSVN theo VRNs .



VRNs (26.08.2014) – Sài Gòn – Trưa ngày 25.08 vừa qua, tiến sĩ bác sĩ Đinh Đức Long, nguyên trung tá quân đội nhân dân Việt Nam (tiến sĩ Long) đã cho VRNs biết ông tuyên bố từ bỏ đảng CSVN từ hôm nay. Việc tuyên bố này tiến sĩ Long đã thực hiện bằng hai hình thức là nói chuyện trực tiếp với cơ quan đảng và bằng văn bản ký từ ngày 22.08.2014.

26 thg 8, 2014

Không còn gì để nói của Thái Bá Tân/ FB Thái Bá Tân


Ảnh bên:Những người đến dự phiên tòa xử Bùi Minh Hằng và hai đồng sự, bị bắt đang nằm sắp lớp trong đồn. ( Theo Dân luận)


Thái Bá Tân:Hôm nay tòa xử chị Bùi Hằng. Thêm một bài bức xúc nữa. Thêm một bài bức xúc nữa. Bức xúc không chịu được phải viết. Bỏ cả thơ Phật và thơ con nít để viết.Không còn gì để nói.

25 thg 8, 2014

Tính lễ giáo và e ngại về quan hệ nam - nũ xưa và nay qua ca dao của Trịnh Kim Thuấn



Thường lệ cứ mỗi chiều, tôi thả bộ đến chiếu rượu của nhóm bạn già, đi ngang nhà cô Út mua bán phế liệu (đồng nát). Hôm nay cô Út đang soạn hàng, tôi nhìn thấy có 1 số sách báo cũ, ghé lại xem. Bốc lên cuốn Kiến Thức ngày nay số 309, đã mất bìa thấy có bài: “Từ một câu ca dao”  của Thanh Thảo. Tôi hỏi mua lại, cô Út bảo : “Anh cứ mang về mà xem, tiền nong gì”. Tôi cám ơn cô Út, lận lưng cuốn sách.

Về xem bài Từ một câu ca dao nầy, kí ức về lễ giáo ở nước ta trong quan hệ nam nữ qua sách vở học được từ nhỏ lại hiện lên, so sánh với thời đại bây giờ thì nó tréo ngoe đến một trời, một vực..

Sự thậm xưng, phi logic, vô lí của Gs Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan



Chẳng hạn như mới đây đọc báo TT có tườngthuật về buổi hội thảo chung quanh di chúc của Chủ tịch HCM. Trong hội thảo có mộ vị tiến sĩ phát biểu: "Đảng và nhân dân ta coi Di chúc của Hồ Chủ tịch là một tài sản vô giá, xứng đáng được xếp vào đỉnh cao giá trị trong kho tàng văn hóa tinh thần của dân tộc bởi những giá trị lý luận và thực tiễn của Di chúc ngày càng được khẳng định. Những lời dặn của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về “công việc đối với con người”, về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau… vẫn còn nguyên giá trị". (1)

Một vấn đề cần kiểm chứng của Giáo sư Tương Lai BauxiteVN


Trong bài viết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên tạp chí Cộng sản và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng có một chi tiết cần kiểm chứng. 

 Đó là câu trích dẫn được cho là lời của Trần Hưng Đạo:
“Những bài học giữ nước của cha ông ta để lại là hết sức quý giá với chúng ta ngày nay. Những cảnh báo của nhà bác học Lê Quý Đôn về những nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sỹ phu ngoảnh mặt” là điều chúng ta cần phải suy ngẫm; hay những lời nói của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: phải biết chủ động “rút củi đáy nồi”, “phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” trong xử lý quan hệ với kẻ thù; “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”, xây dựng “quân đội một lòng như cha con thì mới dùng được”, “phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”... vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hôm nay”.

Nghĩ về Di Chúc của Cụ của Hồ Ty Du/Viet-studies


Ảnh lấy từ pvsd.vn
Tôi đọc bài “Nhìn lại 45 năm để soi chính mình”.  Đây là bài tường thuật của Mai Hương trên báo Tuổi trẻ (TPHCM) về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng ra nên nói là cố chủ tịch).

 Ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên TW, Phó Trưởng ban Thường trực, đã nêu mấy vắn đề sau:

- Trong di chúc bác dặn, Đảng phải có kế hoạch thật tốt, để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân Thế mà đời sống có khá lên, mà nhân dân lại giảm lòng tin. Điều này chắc là không phải là tại nhân dân.

24 thg 8, 2014

MŨ BẢO HIỂM VÀ MÁY TÍNH BẢNG CHO HỌC SINH LỚP 1 ĐẾN LỚP 3 của Bác sĩ HỒ HẢI .


 Mọi người sẽ không hiểu vì sao chiếc mũ bảo hiểm và máy tính bảng lại có liên quan nhau trong một logic của vấn đề? Nhưng ở xứ thiên đường mọi điều không logic đều trở thành logic trong một quan hệ nhân quả - ăn chia. Đó là lý do để có bài viết này.

Chiếc mũ bảo hiểm ở thiên đường

Tôi còn nhớ, khoảng cuối thập niên 1990s, khi tôi còn làm việc ở Bệnh Viện Chợ Rẫy, ông giám đốc bệnh viện lúc bấy giờ, mời bàn xây dựng dự án cho toàn dân phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Có cuộc họp này là vì tình hình tai nạn giao thông làm tỷ lệ chấn thương sọ não tăng đột biến, khi Sài Gòn trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp và du lịch trong cả nước, do dân số Sài Gòn tăng đột biến từ khoảng 2 triệu vào thập niên 1980 lên 10 triệu năm 2000. 

Nỗi sợ hãi ngày tựu trường của Trịnh Kim Thuấn



 Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

 Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

 Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

22 thg 8, 2014

MA CHIẾN HỮU của Mạc Ngôn và những lời bàn ... theo Nhật Tuấn .

  Ma chiến hữusách của nhà văn Trung Quốc do Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn học ấn hành 2008, tái bản 2-2009 đang gây nên một làn sóng phản đối sôi nổi ở trên mạng. Người nêu ý kiến đầu tiên là “ Người buôn gió” viết trong blog ngày 22 tháng 2- 2009 với cái tựa rất “căng thẳng”:
  sự khốn nạn trong nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

Tác phẩm như sách giới thiệu là ca tụng về chủ nghĩa anh hùng. Câu này in rõ ở bìa sau. Đề cập đến những người lính đã hy sinh anh dũng trên đất Lạng Sơn- Việt Nam tháng hai năm 1979. Những trận đánh ác liệt trên những cao điểm, tiêu diệt được rất nhiều “tên địch” . Chúng ta hay nghe lời của vị chính uỷ sư đoàn nói trong sách :
'' chúng ta hy sinh vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vinh quang. Bất kỳ sự hoài nghi nào về vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng''

Tuỳ bút Đò Chiều của Trịnh Kim Thuấn



Một ngày nào trên bến cô liêu 
     Xóm bên sông tiêu điều 
    Buồn hắt hiu mây chiều 
    Đò của người thôn nữ 
(Trích lời bài hát Đò Chiều của Trúc Phương)

Từ năm 1988, nhà nước  mở cửa, đổi mới tưng bừng. Đến các cấp phường, xã cũng được phép thành lập công ty kinh doanh tổng hợp cấp 4, mua bán lòng vòng, chủ yếu là lấy tiền hoa hồng, phết phẩy… gây ra những món nợ khủng. Hậu quả là nhiều cán bộ bị bắt và khởi tố, thân bại, danh liệt, nẩy sinh nhiều bi kịch cuộc đời...

Chẳng hạn, Công ty Kinh doang tổng hơp (KDTH) xã A đem bán  lô phân bón trả chậm cho Công ty KDTH xã B thì ông Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND xã ký xác nhận: “Đến thời hạn trả tiền, nếu Công ty KDTH B không trả được thì sẽ xuất ngân sách xã trả thay”. Rồi Công ty KDTH B đem lô phân bón nầy bán cho Công ty KDTH xã C  tương tự như vậy…chỉ 1 lô phân bón vài mươi tấn mà mua bán qua tay cả chục Công ty . Tình thế rối rắm, khi ấy Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra lệnh ngưng bắt bớ, đồng thời thành lập Ban Đối chiếu và Thanh toán nợ.  Tôi còn nhớ huy động khoãng 10 ngàn cán bộ, chi ra 10 ngàn tỷ đồng, thời gian thực hiện khoảng 3 năm... Số cán bộ vi phạm bị kỷ luật khá nhiều.

21 thg 8, 2014

Một đề án sặc mùi tiền, thiếu tính người 11:45 của MAI LAN

Báo điện tử Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh: Sau đề án dạy ngoại ngữ “sặc mùi tiền” chưa làm nguôi ngoai dư luận xã hội và những cái hậu chưa được Sở GD&ĐT giải quyết rốt ráo thì Sở GD&ĐT TP.HCM lại tiếp tục đưa ra một đề án “sử dụng máy tính bảng” cho việc học tập của con trẻ từ lớp 1 đến lớp 3.

9 thg 8, 2014

CHUYỆN XƯA - NAY MỚI NÓI - KỲ 50 - Anh không về đại lễ. của nhà văn NHẬT TUẤN .

“Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội” mang nhiều ý nghĩa cao đẹp, tiếc thay lại là tiêu điểm tập trung những xấu xa thối nát cuả bộ máy Nhà nước  : tham ô chia chác công quỹ, khiếp nhược bán nước cho Tàu , ngu si, dốt nát về văn hoá…. Mời đọc lại một số bài thơ “chào mừng đại lễ” của một số nhà thơ trong nước.


ANH KHÔNG VỀ ĐẠI LỄ 
                                                                  
                                                  Lê Phú Khải 
TRỜI NAM THƯƠNG NHỚ ĐẤT THĂNG LONG
ANH KHÔNG VỀ ĐẠI LỄ 

8 thg 8, 2014

Sơn Nam & Cách Mạng Tháng Tám Ở U Minh của i S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến




Trước 75, ông viết như thể một người nhập cuộc, kẻ lên đường, kẻ làm chứng, người trí thức dấn thân. Ông viết với một tấm lòng nhiệt huyết. Sau 1975, ông viết như một kẻ đứng bên lề, xem đá banh và vỗ tay.
Nguyễn Văn Lục

Mấy năm trước, sau khi ghé thăm giáo sư Lý Chánh Trung, giáo sư Nguyễn Văn Lục đã có nhận xét như sau về người bạn đồng nghiệp cũ:
“… sau 1975 … có mấy mấy nhà văn, nhà báo trong Nam được cầm bút lại như Lý Chánh Trung. Con số đếm chưa hết một bàn tay… Trước 75, ông viết như thể một người nhập cuộc, kẻ lên đường, kẻ làm chứng, người trí thức dấn thân. Ông viết với một tấm lòng nhiệt huyết. Sau 1975, ông viết như một kẻ đứng bên lề, xem đá banh và vỗ tay”

Lời xin lỗi muộn màng của Cao Huy Tấn .


GN - Nằm dỗ mãi giấc ngủ mà không được, tôi bực mình đưa chân đạp lung tung. Không có tác dụng gì, chỉ có chiếc chăn đắp hơi bị xô lệch. Từ khi bị tai biến, một tay và một chân của tôi bất động, không tuân theo ý chí nữa. 

Trên tường tiếng chép miệng của con thạch sùng làm cho đêm khuya càng thêm thanh vắng. Tiền thân của con thạch sùng là một ông nhà giàu, một trọc phú. Trong một lần hứng chí, để khoe của, ông ta thách bất cứ ai, cứ đem đến một vật dụng gì mà trong nhà ông không có thì bao nhiêu của cải trong nhà ông đều cho hết. Kết thúc câu chuyện là ông thua khi có người chơi khăm đem đến một cái chén đất mẻ sứt…

"Cam kết Thành Đô" quá thơ và ngây của Hạ Đình Nguyên theo . Quê Choa


Từ Hội nghị Thành Đô 1990, mối quan hệ hữu nghị giữa đảng CS Việt Nam và đảng CS Trung Quốc trở nên đặc biệt một cách bất thường, đến nỗi cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch gọi đây là khởi đầu của một thời kỳ Bắc thuộc lần nữa.“Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm bắt đầu”

Do you know who I am ? (Ông biết tôi là ai không ?) sưu tầm .






Cho mãi đến mấy hôm trước, tôi mới tìm ra được câu trả lời cho một câu hỏi tôi bị hỏi từ hơn ba mươi lăm năm trước.
Một bữa đang ngồi trong quán cà phê ở Sài Gòn, thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi : “Ông biết tôi là ai không ?”

Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết. Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời.

TIẾNG VIỆT - TIẾNG MỸ : RẮC RỐI QUÁ POSTED BY THUỲ HƯƠNG

Tiếng Việt - Tiếng Mỹ
Rắc Rối Quá 
***

 

Johnson vẫn lắc đầu than:
- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.

6 thg 8, 2014

MẤY SUY NGHĨ VỀ BÀI “Ý TƯỞNG VUI” CỦA ÔNG ĐỖ TRỌNG KHƠI . của TRỊNH KIM THUẤN .


Riêng gởi ông Đỗ Trọng Khơi .

Xem bài Ý tưởng vui trong một ngày buồn của ông Đổ Trọng Khơi trên trannnhuong.com ( http://trannhuong.com/tin-tuc-18262/y-tuong-vui-trong-mot-ngay-buon.vhtm), tôi xin góp vui vài ý.

Ông Đỗ Trọng Khơi đã nhắc đến cuộc chiến tranh Bắc – Nam, thời kỳ 1954 – 1975, một vấn đề khá nhạy cảm đối với nhà nước hiện tại với một số nhận định khá thẳng thắn cùng với một Ý TƯỞNG VUI  táo bạo.

Là người dân Việt Nam, kể từ thời lập quốc đến nay, thời gian sống yên ổn hoà bình ít hơn thời gian chiến tranh và nô lệ, được tóm tắt bằng lời của một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu.
Một trăm năm đô hộ giặc Tây.
Hai mươi năm nội chiến từng ngày...

Vu Lan không có hoa hồng của Tuấn Khanh/ Blog Tuấn Khanh


Từ ý tưởng của người Nhật, thiền sư Thích Nhất Hạnh mang về Việt Nam một tập tục dịu dàng cho các đứa con vào mùa Vu Lan: một bông hồng đỏ cho mẹ còn trên cõi đời, một bông hồng trắng cho mẹ đã thành mây bay khắp cõi. Ngẫm nghĩ về những điều này, có lúc, tôi tự hỏi, với những người mẹ vẫn còn sống nhưng con thì đã mất, mùa Vu Lan sẽ phải biểu hiện ra sao?

Những nghịch cảnh như vậy, có không ít trên đất nước này. Hàng triệu bà mẹ Việt Nam có con chết trong hai cuộc chiến tranh, đã lặng lẽ đi qua từng mùa Vu Lan cô độc ra sao? Những người đã chết đó, có thể là vì thảm nạn, có thể là người cầm súng ngã xuống nơi chiến trường. Tôi tự hỏi, có bao nhiêu người mẹ già từng năm, từng tháng, đã im lặng nhìn vào khoảng không để nhớ các đứa con của mình trong mùa Vu Lan. Những đứa thì vô danh, những đứa thì mang tên là liệt sĩ.

3 thg 8, 2014

“Bộ trưởng Thăng, ngó xuống mà coi” của L.Giang - Q.Nam - Ng. Linh- M.Tự thực hiện/Tuổi trẻ


Ảnh bên:Gia đình ông Phạm Xuân Tiến (Bố Trạch, Quảng Bình) phải làm chiếc cầu tre dài hơn 4m để lấy lối đi vào nhà từ khi khởi công quốc lộ 1 cách đây cả năm trời - Ảnh: Lam Giang

NQL: Quảng Bình thời chiến tranh có câu: Xe chưa qua nhà không tiếc/ Đường chưa thông không tiếc máy xương. Đó không phải câu khẩu hiệu suông. Nhà cửa, của cải, máu xương dân Quảng Bình đổ xuống thế nào tất nhiên Bộ trưởng Thăng thừa biết. Vậy thì không lẽ Bộ trưởng Thăng khoanh tay đứng nhìn lính tráng của ông phá hoại cuộc sống yên lành dân Quảng Bình? Bời vì đó là những việc làm vô ơn và vô đạo đối với dân, thưa Bộ trưởng!

2 thg 8, 2014

Món quà cho ông John McCain của Gs Nguyễn Văn Tuấn/FB Nguyen Tuan


Món quà ngoại giao? ( Blog Hiệu Minh)
Đọc bài viết khá dài này (1), phải chú ý lắm mới biết món quà ông Phạm Quang Nghị tặng Thượng nghĩ sĩ John McCain là gì. Thì ra đó là hai bức hình: một hình chụp cái bia dựng bên hồ Trúc Bạch sau khi ông John McCain bị bắt tại đó vào năm 1967, và một hình ghi lại viên phi công đang giơ tay đầu hàng. Tôi không rõ viên phi công đó là ai, có phải là John McCain? Tôi tò mò tìm hiểu cái bia đó viết gì, thì thấy hơi sốc …

1 thg 8, 2014

Sợ! (Truyện vui của Trịnh Kim Thuấn)




Hồi ấy, tình hình biển Đông rất là phức tạp. Việt Nam có tổ chức đăng cai hội thảo quốc tế về đề tài nầy, bởi nó là vấn đề nóng bỏng, được cả thế giới quan tâm. Được biết, số khách mời hội thảo có tới hàng trăm người, các bậc học giả, luật gia, sử gia nổi tiếng trên 50 nước…

Tìm thông tin blog