Chuyện xưa kể lại : Khoãng năm 1989 – 1990 đám chúng tôi có mướn 1 căn phòng nhỏ để làm
Trạm liên lạc cho 1 công ty cấp 4 (cấp xã) tại nhà chú Chín Bá (Lê Nguyên Bá ?
lâu quá rồi !) ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ngang chùa Vĩnh Nghiêm. Năm ấy chú
Chín đang công tác tại VP.UBND.TP.HCM, chuyên viên nghiên cứu kinh tế (Chú Chín
là anh chú bác họ với ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thương Mại
thời ấy) Chú Chín tính tình hiền lành, giản dị, hàng ngày đi làm bằng chiếc xe
đạp cọc cạch… vợ của Chú Chín , chúng tôi lại không gọi là thím Chín, lại gọi
là Cô Bảy….
Năm ấy Cô Bảy đã lớn tuổi rồi, nét xuân sắc vẫn còn, cô Bảy khoe : Lúc ở Nam Vang, hoạt động cho cách mạng, tiệm may của tao là số 1 đấy các con ạ ! (Ngồi viết lại các dòng chữ nầy hình ảnh của Chú Chín, Cô Bảy và các em Minh, Dũng, Vân, cô Phan …cùng các bửa cơm trong gia đình như hiện lên trong mắt ).
Năm ấy Cô Bảy đã lớn tuổi rồi, nét xuân sắc vẫn còn, cô Bảy khoe : Lúc ở Nam Vang, hoạt động cho cách mạng, tiệm may của tao là số 1 đấy các con ạ ! (Ngồi viết lại các dòng chữ nầy hình ảnh của Chú Chín, Cô Bảy và các em Minh, Dũng, Vân, cô Phan …cùng các bửa cơm trong gia đình như hiện lên trong mắt ).
Buổi tối ngồi lại uống trà,
chuyện vãng, Chú Chín kể lại việc trong
cơ quan pha thêm ít tiếu lâm, tụi tui kể lại chuyện làm ăn và thành thật thuật
lại cho Chú Chín nghe : Hợp đồng nầy có lãi …. Vào thời điểm năm ấy : các Công
ty cấp 3, cấp 4 đổ xô về TP.HCM là bán gạo xuất khẩu (mặc dù trong tay mình
không có gạo) và mua phân bón trả chậm …..
Chú Chín không can gián, buồn
buồn nói : “Hôm nay VP.UBND tiếp một thương nhân người Pháp, thương nhân nầy
nói :”Đất địa Việt Nam
rất dễ kiếm tiền, tôi không cần lừa đảo, dễ dàng kiếm được khối tiền lớn. Nước
của mấy ông vừa thoát đói, vừa xuất khẩu được một ít gạo năm vừa rồi, thì năm
nay các nhà doanh nghiệp chào bán gạo… Một Công ty chào bán 100 ngàn tấn, mà
tôi tiếp xúc trên 100 Công ty rồi, chỉ cần tôi ký mua hết, Đến mùa , tôi chỉ
ngồi chờ nhặt lấy tiền phạt các Công ty vi phạm hợp đồng … được không ? Được
quá đi chứ ! Qua chuyện kể, chúng tôi tự hiểu nên không chào bán gạo nữa, không
đeo theo mấy Công ty bán phân bón trả chậm nữa ,,,,,
Có khi Chú Chín mang về các
bản tin ngắn của TTX.VN về cho chúng tôi xem (cái nầy bên ngoài không có vì là tài liệu nội bộ), có
2 bản tin tôi còn nhớ đến giờ :
Thứ 1 : Năm ấy 1989, Việt Nam chưa mở rộng bang giao
với các nước tư bản, chưa tái lập bang
giao với Mỹ, nhưng giới tư bản đã tính trước, lập 1 dự án tái thiết cho Việt
Nam, nước trong khu vực là Nhật Bản phải giúp cho nước ta vừa viện trợ không hoàn lại, vừa cho vay tổng
số tiền là 40 tỷ USD, trong vòng 10 năm, thì Việt Nam sẽ thành Rồng…. số tiền
thuê làm dự án là 5 triệu USD ….
Thứ 2 : Chính
phủ Việt Nam thuê 1 phái đoàn chuyên gia kinh tế cao cấp hàng đầu của Nhật Bản
sang Việt Nam, sắp xếp 1 chuyến đi tứ Bắc đến Nam và trở ra… nghiên cứu xem xét
tiềm năng của Việt Nam (rừng vàng, biển bạc… ở đâu cũng hái ra tiền ) để giúp
nước ta có những sách lược, chiến lược về kinh tế, khai thác những tiềm năng
quí hiếm mà chúng ta không biết … Chi phí chuyến đi nầy cùng tiền lương trả cho
các chuyên gia cao cấp nầy hẳn là không nhỏ ! Sau vài tháng, từ Bắc vào Nam, từ
Nam trở ra Bắc … khi về đến Hà Nội, gặp các cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam.
Trưởng phái đoàn ngao ngán phát biểu : Mặc dù qui quốc không còn chiến tranh,
dân tộc của qui quốc chịu thương, chịu khổ, siêng năng cấn cù… nhưng kinh tế
của Việt Nam
không thể phát triển được !
-Vì sao ?
- Muốn phát triển kinh tế
phải có nhiều yếu tố, nhiều điều kiện… nhưng có 2 điều kiện quan trọng là : Thông
tin liên lạc (điện thoại bình thường, lúc ấy trong dân thì không có rồi ) ;
Giao thông vận tãi (đường xá, vận chuyển …) thì hiện giờ xem như Việt Nam
không có gì cả ! thì làm sao phát triển… Thế là phái đoàn về nước, mang bao nỗi
ngậm ngùi cho chúng tôi ……………….. (Việc nầy các nhà báo chuyên nghiệp như Huy
Đức, Minh Diện … biết đấy !).
Quí vị thử tưởng tượng (mà là
thật đấy) tuyến đường Sa Đéc – Vàm Cống – Đồng Tháp hư hại nặng, bỏ mặc không
tu sửa chi cả, bến phà Vàm Cống cả ngày không đưa được chuyến phà nào, tất cả
đều phải qua phà Cấn Thơ, dân địa phương sang sông bằng đò dọc, nhưng phải mua
vé phà !!!
Năm 1990 – 2013 : 23 năm, thắm thoát có xa gì… , Thông Tin liên
lạc khá hơn, nhưng Internet VN vẫn còn gặp khó khăn … (VN vẫn còn trong những
nước xem Internet là kẻ thù), ngành Giao Thông vận tãi ra sao ? Con đường huyết
mạch : Quốc lộ 1A vẫn chưa xong, các cầu cũ vẫn chưa thay hết, đường xá vẫn còn
gập ghềnh, ngành đường sắt vẫn còn những con tàu í à, í ạch, khung đường củ
(trào Pháp để lại) mặc dù ngốn rất nhiều tiền của ngân sách (tiền thuế của dân)
mỗi năm : hoa đào nở, bên phố đông người qua : là đến lúc tệ nạn phe vé chợ đen
nở rộ dành cho các công nhân , những thân phận nghèo khó về thăm lại mái nhà
xưa dịp Tết vẫn tiếp diễn, mặc dù cấp
lãnh đạo cao nhất vẫn hứa hẹn…..
Hôm nay , đọc bài “Tứ Đại Vi Na” thụt
két, tăng nợ công của ông Trần Đình Bá, theo suy nghĩ của riêng tôi,
kể từ hôm ấy, bắt đầu đổi mới, đổi mới liên tục …. Ngành vận tãi Việt Nam đã lớn
mạnh, lớn mạnh không dừng …. Cả thế giới đều biết họ lớn mạnh về nợ nần, nợ khủng đấy quí vị ạ !
Nợ nần do Vinashin và
Vinaline gây ra làm choáng vàng cả nước, nay ông Trần Đình Bá cảnh báo thêm còn
2 anh nữa là Vina rail amways (đường sắt) và Vina airline ( hàng không) mới đủ
tứ trụ, đang lỗ nặng, sắp sửa và chắc chắn sập tiệm …………………………………….
……………………..Từ năm 2000 trở lại đây , do
đầu tư ồ ạt vào hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt, hàng không cảng biển
bằng vốn ODA, nhưng hiệu quả mang về là thấp nhất, gây siêu lãng phí và biến
Việt Nam
trở thành con nợ lớn nhất về ODA.
Chính các Thứ trưởng, Cục trưởng đường
sắt, hàng không, hàng hải quản lý an toàn các công trình trọng điểm lại là các
tác giả viết “ Nhật ký chìm tàu” (Vinashin Queen, Saigon Quieen,
Vinashin,Vinaline Can Gio) và “Nhật ký lật
tàu” (Bàu cá, S1,É1,Yên Bái, Hải Phòng) rồi thảm họa sập đường dẫn cầu
Cần Thơ, thảm họa Cầu Ghềnh, kế tiếp cho du nhập “công nghệ đồ cổ” gây những cơn
địa chấn PMU 18, CPI, phá sản Vinashin, Vinaline … Đường sắt đồ cổ thời tiền
sử, rồi Hàng không chúa chổm … để lại gánh nặng khổng lồ hàng chục tỷ USD vốn
vay ODA cho muôn đời con cháu ! (Trần Đình Bá).
Cách đây mấy hôm, Bộ trưởng
Bộ GTVT ngài Đinh La Thăng hồ hởi nói : Nếu các quan chức, cán bộ của ngành
GTVT đều di chuyển bằng vé rẽ của ngành hàng không Việt Nam tiết kiệm được ít
tiền , nghe xong vừa buồn lại vừa tiếc : buồn là sắp chết đến nơi rồi mà Thăng
ta vẫn rất ư lạc quan, tiếc là phải chi Thăng ta bỏ nghề Bộ trưởng chuyển qua
viết văn châm biếm như ông Azít – Nê Xin xứ Thổ Nhĩ Ký, thì Thăng ta kiếm được
khối tiền, mà chúng dân Việt đỡ khổ …Chúa ôi!
Như thế, nhân dân cả nước hết
hy vọng về phát triển, hết đi lên rồi, mà lo về số nợ chia đều cho 90 triệu dân
phải gánh lấy….
Cũng còn hy vọng là đầu năm,
nghe nói Chính phủ mời các người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp, mang lại sức sống
mới cho dân tộc, lúc đầu thì xôm tụ, các nhà văn, nhà báo, các nhân sĩ trí thức
hăng hái góp ý …. Đến nay, ông Tô Văn Trường buột miệng nói lên :”Thế là xong miễn
bàn”
Ông tướng già Nguyễn Trọng
Vĩnh viết : “Mất nước từng phần” báo động về
hiểm họa phương Bắc….
………………………………………..
Một người nước ngoài xin kín tên kể lại : Rằng cứ đều
đặn mỗi năm, một lần ông được mời dự những cuộc hội thảo sang trọng về chống
tham nhũng hoặc bàn về giải pháp chống nạn hối lộ ở Việt Nam. Rồi cứ sau mỗi lần kết thúc
hội thảo, ông lặng lẻ ra xe hơi lấy khăn mu xoa chà xát lòng bàn tay, còn khi
về nhà, ông dội rửa sạch bàn tay ấy, ít nhất 2 lớp xà bông …… (Theo bài Tham
nhũng màu hồng và bàn tay rửa sạch của Phạm Chí Dũng. Quê Choa 04/11/2013).
Nhà hàng xóm đang phát lại
một bài hát cũ :
- Buồn mà chi em ! lúc non
sông cần trai hùng , Buồn mà chi em …..
Xin nhái lại : Buồn mà chi em, lo nợ sắp phát
khùng, Buồn mà chi em, đất nước nầy hết anh hùng……….
Ôi đất nước điêu linh !!!
06/11/2013 TRỊNH KIM THUẤN
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét