Mấy hôm nay có bức thư của
ông Vũ Mão về năm năm ngày Lễ tang ông Trần Độ. Ông Vũ Mão là Trưởng ban Lễ
tang cũng là người đọc Điếu văn trong lễ tang, đây cũng là “Bí mật cung đình”
mà đến nay bàn dân thiên hạ trong nước mới được biết.
Có lẽ đây là một tang lễ lạ
kỳ nhất từ trước đến nay, chưa từng có, chưa từng thấy là : Chưa bao giờ lại có
chuyện tang gia khước từ lời điếu của Chủ lễ và Chủ lễ tang chuồn sớm khi tang
lễ chưa kết thúc …
Trở lại không khí ngày Lễ
tang ông Trần Độ ngày 14/8/2002.
Lược kể : ….. Ông mất ngày
09/8, việc đưa tin trên báo và tivi rất chậm. Mãi đến ngày 13/8 báo chí mới
loan tin và tối ngày 13/8 cô phát thanh viên trên tivi mới đọc tin tang lễ, cô
vẫn mặc áo màu hoa đẹp hàng ngày không mặc áo tang đen ………………………………
………………. Các vòng hoa đề chữ :
Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ bị ách lại từ ngoài cổng, phải bỏ chữ :
Vô cùng thương tiếc và quân hàm trung tướng đi. Thắc mắc thì anh em nhà tang lễ
giải thích :”Chúng cháu chỉ biết làm theo lệnh ở trên “.(!)
Vòng hoa của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đề hàng chữ “Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ. Đại tướng Võ
Nguyên Giáp” cũng bị ách lại, đưa vào phòng đợi ngoài cổng và đề nghị sửa (có
anh em chuyên môn sửa ngay), nghĩa là phải bỏ hàng chữ : Vô cùng thương tiếc và
các quân hàm trung tướng, đại tướng chỉ còn lại ông Võ Nguyên Giáp viếng ông
Trần Độ. Thư ký của đại tướng là ông Huyên phản đối, chuyện đôi co lằng nhằng,
hai bên đều xin ý kiến cấp trên của mình. Mỗi bên đều xuống thang một chút.
Cuối cùng vòng hoa còn lại là :Thương tiếc trung tướng Trần Độ. Đại tướng Võ
Nguyên Giáp” Có lẽ (đó)là 1 vòng hoa duy nhất được giữ gần như nguyên vẹn lời
viếng. Nhưng khi Ban lễ tang gọi loa đọc tên người viếng thì lại gọi là : Vòng
hoa của ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần Độ …………….
…………….. Có 1 số bức trướng
viếng như :
- Nhà nghiên cứu Trần Khuê bị
quản chế từ Sài gòn gởi ra :
Công thần không làm Phách .
Danh toại chẳng cầu
nhàn .
Bút thần vung mấy
Độ.
Đáng mặt đại nghĩa
quân (Ta chú ý bài thơ có chữ Phách và chữ Độ, tên
khai sinh là Tạ Ngọc Phách ; tên tham gia cách mạng là Trần Độ).
- Nhà thơ Bùi Minh Quốc bị
quản chế ở Đà Lạt gửi ra, người anh ruột là Bùi Minh Đức gần 90 tuổi, cựu chiến
binh kháng Pháp thay mặt em mang đến ;
Vì đại nghĩa nhân
chân, thân mấy Độ Trần thân.
Tướng dẫu không
nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân.
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, bị quản
chế ở Đà lạt gữi ra, viết bằng chữ Hán, do các cụ trong nhóm thư pháp Cảo Thơm
thực hiện :
-Văn võ tung hoành, trung tướng phong Trần
thế sự kiêu song trọng đảm .
- Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế Độ, hùng
binh nhất trượng nhất đan tâm.
(Câu đối vế trên có Trần, vế
dưới có Độ, trung tướng phong trần là trung tướng gian nan lại có thể hiểu là
ông Trần được phong trung tướng. Đại quân tế độ là đội quân cứu đời, tức quân
GPMN. Đây nhắc đến việc ông Trần Độ là phó Tư lệnh quân GPMN. Vậy câu đối trên
có thể tạm dịch là :
- Văn Võ dọc ngang, ông Trần được phong hàm
trung tướng, việc đời 2 vai gánh vác 2 trách nhiệm lớn.
- Nam Bắc vào ra, tướng Độ chỉ huy quân giải
phóng, cứu nước một gậy Trường sơn, một trái tim hồng………………………………………….
……………..
12 giờ 15 phút, lễ truy điệu
bắt đầu, giới thiệu vị đại diện Văn phòng Quốc hội là ông Vũ Mão đọc Điếu văn.
Ông Mão có nhắc đến lý lịch, quê quán, ngày sinh, quá trình tham gia cách mạng
và những chức vụ ông Trần Độ đảm nhiệm. Phần hai ông ta nói rất tiếc là ông
Trần Độ cuối đời đã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng….. Phần hai tuy không dài,
nhưng cả hội trường lặng đi. Không khí như nén lại, ngột ngạt. Đến mục gia đình
đáp lời, người con trưởng cụ Độ là anh Thắng, sau khi kể những tình cảm về
người bố, sau khi cám ơn các cụ, ông, bà, chú, bác, anh chị đến tham dự tang
lễ, lời cuối của bài đáp từ là câu :”Tôi thay mặt gia đình xin phép không tiếp
nhận lời điếu của vị đại diện Văn phòng Quốc hội “. (Chưa bao giờ lại có chuyện
như vậy, tang gia khước từ lời Điếu của Chủ lễ !!!???).
Như một kho thuốc nổ được
châm ngòi, cả hội trường vỗ tay ran lên tán đồng. Tiếng hoan hô lẫn tiếng vỗ
tay nổi lên càng to, kéo dài không ngờ, như hội bắn pháo hoa. Các đợt liên tiếp
cao hơn, to hơn, dài hơn càng âm vang cộng hưởng hết cỡ trong vòm nhà hội
trường tang lễ. Có cảm tưởng như nóc hội trường sắp bật tung. Nhiều tiếng hét
đến lạc giọng, nghe không rõ, loáng thoáng những từ hoan hô, phản đối, ngu dốt
! bất nhân ! …. Lẫn trong tiếng vỗ tay như sấm động …….
………….Có ai đó lại hô lên
:Trần Độ muôn năm ………
Nhân viên mặc thường phục vây
quanh những người quá nóng nảy, đề phòng. Có tiếng hỏi : Vũ Mão đâu ? Vũ Mão
đâu ?. – Hắn chạy rồi ! Lùi ra xe rồi !
Thật may cho Vũ Mão, hắn ta đứng đực ra ,
mặt chảy xị, tái xám ngơ ngác, có ai giục, hắn như chợt tỉnh, vội lách ra sau
chuồn mất. Cũng may cho đám tang nữa. Sự tức giận của khối người đông đảo trong
hội trường. …..(trích Tiếng vỗ tay trong một đám tang của nhà văn
Hoàng Tiến. nhà văn Hoàng Tiến mất ngày 28/01/2012 tại nhà riêng ở hà Nội).
TÁNH TÌNH THẲNG THẮN của TRẦN ĐỘ :
Nhà văn Vũ Thư Hiên kể : Tôi
ra tù cuối năm 1976 (mời xem Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên). Bận bịu với đủ
thứ việc để kiếm ăn, hai năm sau tôi mới có dịp gặp lại Trần Độ. Ra khỏi cuộc
chiến với tư cách là phó Chính ủy kiêm phó Bí thư Quân ủy quân GPMN, nghe nói
anh rất bận : nào tham gia viết quân sử, nào tổng kết kinh nghiệm chiến tranh….
Trong bửa rượu đạm bạc chỉ có 3 người, ngoài 2 người chúng tôi còn có chị cán
bộ trẻ, tên Oanh thì phải.
Trần Độ biết tôi ở tù ra, Anh
nhìn tôi thương hại bảo :
- Chú có sai, thì Đảng mới
bắt chú chứ !
Tôi sửng người. Vậy ra anh
chẳng biết gì về vụ án nhóm “Xét lại chống Đảng”, mà tôi bị người ta đính vào
sao ? ………………………….
………………..Tôi cười buồn , nói
với Trần Độ :
-Em có nói gì bây giờ, anh sẽ
nghĩ là em thanh minh. Tốt hơn hết là cạn với nhau chén rượu nầy, kèm một giao
ước :”Anh sẽ xem xét sự việc bằng con mắt của mình, để rồi có kết luận :. Em
chờ câu trả lời của anh trong bửa rượu sau. Anh hứa chứ ?
Anh gật đầu cạn chén. Trần Độ
hơn tôi đúng 10 tuổi. Tôi coi mình là đứa em của anh, không dám lắm lời. Rồi
một năm sau, mới có bửa rượu thứ hai.
- Em lắng nghe câu trả lời
của anh. Tôi nói .
Anh lắc đầu thở dài : - Một
lũ chó má ! Không thể ngờ.
(Trích : Trần Độ, người của
sự thật – Vài kỷ niệm vặt với Trần Độ.Vũ Thư Hiên).
I . NỖI LÒNG CỦA TRẦN ĐỘ :
- Thư gởi Trần Độ của nhà văn
Lữ Phương :
Anh Trần Độ kính mến !
Tôi đã đọc dược bài bút ký
mới của anh :”Một cái nhìn lại” và biết rằng anh vừa bị khai trừ khỏi Đảng. Tôi
không biết hiện nay anh vui hay buồn ……..
…………………
Anh gia nhập Đảng vào cái
thời mà Đảng chưa hề có xôi, có thịt để chia : Nếu có 1 cái gì đó có ý nghĩa mà
Đảng cho anh thì đó chỉ là cái lý tưởng cực kỳ tươi đẹp để anh đi vào tù đày và
chết chóc. Anh có bảo vệ Đảng thì cũng là chỉ bảo vệ cái lý tưởng trả bằng máu ấy. Chính là với cái lý tưởng
ấy, thái độ của anh là nhất quán, trước đây Đảng đã có thời đẹp đẽ thì bây giờ
anh vẫn muốn Đảng giữ gìn mãi điều đẹp đẽ ấy. Vì nó anh khẳng định cái tốt có
thực của Đảng trong thời kỳ tranh đấu, thì cũng vì nó anh nhìn ra những sai lầm
nghiêm trọng của Đảng trong thời kỳ xây dựng hòa bình. Việc anh lên tiếng phê
phán Đảng và yêu cầu Đảng phải thay đổi đường lối và phương thức hoạt động để
lãnh đạo dân tộc trong tình hình mới cũng hoàn toàn lôgich …………………………………..
Anh Trần Độ kính mến !
Tôi thuộc thế hệ những người
đi sau anh bằng cả một cuộc chiến tranh và một cuộc cách mạng, nhưng chia sẽ
với anh hoàn toàn cái bi kịch của 1 sự chọn lựa bất toàn và một sự thức tỉnh
khó khăn. Tôi cũng đã từ bỏ tất cả để đi theo Đảng và cũng đi theo suốt một
đời, nhưng rồi cũng như anh : tôi đã thất vọng nhiều điều, chỉ khác hơn anh một
chút : tôi đã tự ý bỏ Đảng từ lâu. Được tin anh bị khai trừ, hiểu được tâm sự
của anh, tôi rất muốn chia buồn, nhưng suy từ kinh nghiệm của mình, tôi thấy
không chừng đó là điều may ………………..
Anh Độ kính mến !
Viết ra những dòng suy nghĩ
trên đây, tôi chỉ muốn bày tỏ lòng kính trọng đối với anh thôi, một ý tưởng
tung ra mà không có ai hứng bắt, bàn bạc thì thật buồn tênh. Tôi đã trãi qua
tình cảnh ấy ……………………………
……………..Năm mới sắp đến. Chúc
anh vui khỏe, bình an.
KÍNH, ngày 7/2/1999 LỮ PHƯƠNG.
- Thơ gởi nhà văn Lữ Phương của Trần Độ.
Nhân dịp Tết, lục lại các bài
viết cũ, đọc lại chơi, tiện thể lục lại được bức thư anh viết cho tôi từ đầu
năm 1999, sau khi anh đã đọc xong 2 bài bút ký “Một cái nhìn trở lại” của tôi
và biết tin tôi đã bị (hay được) khai trừ.
Ngay từ trang đầu của thư
anh, tôi thấy anh đã hiểu rõ tâm can của tôi. Anh viết rằng :”Nếu có 1 cái gì
đó có ý nghĩa mà Đảng cho anh, thì đó là cái lý tưởng cực kỳ tươi đẹp để anh đi
vào tù đày và chết chóc thôi ……” Anh đã nói trúng tâm tư của
tôi……………………………………..
……………………………………………………………..
Tôi đọc lại bút ký của tôi,
tôi lại càng thấy rõ té ra hơn chục năm nay, có thể là mấy chục năm nay, tôi đã
trăn trở chỉ có 1 điều và cứ tiếp tục trăn trở về cái điều đó càng ngày càng
sâu sắc, càng ngày càng day dứt đau đớn. Cái điều đó tôi đã khái quát vào 4 câu
mà anh có nhắc đến :
Những mơ xóa ác ở
trên đời.
Ta phó thân ta cho
đất trời.
Ác xóa thay đi bằng
Cực Thiện.
Tháng ngày biến hóa
Ác luân hồi.
……………………………………………………………………………..
Tôi cứ nghiền ngẫm mãi cái
cay đắng và mỉa mai đó và ngày ngày tháng tháng đau khổ về cái cay đắng ấy.
Không biết đã bao nhiêu lần ,
tôi muốn giải đáp mấy câu hỏi …cay đắng ấy :
- Cuộc cách mạng Việt Nam rút cuộc đã
xóa được cái gì ? đập tan được cái gì ? đã lập nên được cái gì ? xây dựng được
cái gì ?
- Rõ ràng ta đã xóa được cuộc
đời nô lệ mất nước, nhục nhã. Đời sống nhân dân giảm được đói nghèo, dốt nát.
Mới giảm được thôi, chớ chưa thoát được hẳn đói nghèo và “dốt nát”. Nghĩa là ta
còn quá lạc hậu ……………….
………
- Trong khi ấy , bộ máy đã
tạo nên 1 xã hội không có tự do, dân chủ, đầy tệ nạn tham nhũng, đầy tệ nạn xã
hội, làm tất cả mọi người trong xã hội không lúc nào được yên tâm và thường
xuyên lo lắng, sợ hãi. Đó ta xây dựng 1 bộ máy và 1 xã hội như vậy đó.
Bao nhiêu những điều tốt đẹp
xuất hiện sau Cách Mạng tháng Tám, ta tưởng nó mở rộng và nâng cao thì nay thì
tình hình phát triển ngược lại ………….
……. Tôi vẫn không ân hận gì
về tuổi trẻ và lý tưởng của tuổi trẻ, tôi vẫn tự hào với lý tưởng đó, cũng như
tôi tự hào và trung thành với cái Đảng của thời xưa mà có người gọi là Đảng của
Hồ Chí Minh ………………
……..Tôi vẫn mơ ước có 1 sinh
hoạt dân chủ thật sự, gạt bỏ mọi cấm kỵ, mọi khuôn phép, bỏ qua những gì gọi là
“vấn đề nguyên tắc”, mà tổ chức nhiều cuộc họp hội thảo nghe hết những ý kiến
ngược nhau, rồi tổ chức tranh luận. Cuộc phát biểu tranh luận phải được tổ chức
trên các báo , phải cho xuất hiện những tờ báo độc lập, có những cây bút độc
lập đề xuất và tranh luận, có những cuộc tranh luận công khai và độc lập trên
truyền hình. Làm như vậy để cả nước nghe, cả nước bộc lộ ý kiến của mình ……………
……………. Tôi thấy rõ như bản thân tôi, tôi có nhiều
nhận xét về tình hình, nhưng tôi thấy có những người nhận xét hay hơn tôi và
tôi cũng thấy rõ có những nhận xét khác nhau thì thế nào cũng tìm ra một đường
lối, một chiến lược cho đất nước đi lên và chắc chắn nó sẽ hay hơn nhiều cái
văn kiện Đại hội IX mà báo chí làm rùm beng.
Tôi tin là như thế. Anh Lữ
Phương ạ !
TRẦN ĐỘ (Nhật
ký Rồng Rắn. Phần I, chương 3).
Trong Nhật ký viết vào những năm cuối
đời mà ông gọi “ Đây là một tấc lòng : Để tặng người đời và cuộc đời. Đây là những ý
nghĩ nung nấu trong những tháng cuối năm
Rồng và đầu năm Rắn, và cũng là những ý nghĩ nung nấu trước đó hàng chục năm và
sẽ còn nung nấu tiếp đến cả khi sang thế giới bên kia. Đây là nỗi niềm cay đắng
của một cuộc cách mạng và của cả một kiếp người. (Trích : Nghĩ về hiện tượng Trần Độ của Giáo
sư Tương Lai).
Nỗi lòng của Trần Độ được kể
trên chính là phần 2 của bài Điếu văn, tuy không dài, được qui là : ông Trần Độ
cuối đời đã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng …….
II . NỖI LÒNG
CỦA VŨ MÃO :
………………………………………………………
Mọi người đều biết, không
muốn nhận sự phân công nầy (Trưởng ban Lễ tang), đặc biệt trong Điếu văn lại
phải đọc cả thiếu sót lẫn khuyết điểm của người quá cố là điều tối kỵ, chưa ai
làm thế bao giờ, nên tôi càng không đồng tình. Tuy nhiên tôi không có cách nào
khác là chấp hành ………..
……..Tại Lễ truy điệu, tôi đọc
điếu văn. Trong lời đọc của mình, khi nói về công lao, thành tích cống hiến của
Trần Độ đối với Cách mạng, đối với Tổ quốc và nhân dân thì tôi đọc to và rõ
ràng, hào hùng đầy khí thế. Tôi xúc động thựcsự từ đáy lòng mình. Khi đọc đến
thiếu sót, tôi đọc rất nhỏ, thực chất chỉ máy môi để không ai nghe thấy gì cả.
Trong trường hợp nầy có thể nói :”Tôi là 1 nghị sĩ đã đóng vai 1 nghệ sĩ xuất
sắc trong diễn đạt và biểu cảm”.
Tôi tự ví von mình là 1 nghị
sĩ đóng vai 1 nghệ sĩ xuất sắc âu cũng là sự hài hước để giảm nhẹ bớt nỗi đau
của riêng mình. Thế mới biết, dù có dùng bất cứ 1 thứ nghệ thuật nào và trình
độ diễn đạt có siêu đẳng đến mấy cũng không thể thay thế cái công bằng của sự
thật, tình nhân ái của con người.
(Thư VŨ MÃO. Hội trường Ba
Đình, ngày 01/8/2007. Nguồn tư liệu của nhà văn Võ Bá Cường Thời tôi sống, Nxb
Hội Nhà văn năm 2012).
Vừa là nghị sĩ vừa là nghệ sĩ lại là
nghệ sĩ xuất sắc nữa chứ ! Âu cũng là sự hài hước để giảm nhẹ bớt nỗi đau của
riêng mình !!! Trời ạ ! Nghệ sĩ
Vũ Mão cho là hài hước, nhưng không khí buổi tang lễ hôm đó sự thương tiếc pha
lẫn sự phẫn nộ của gia đình ông Trần Độ, những đồng đội vào sinh ra tử với ông,
những nỗi xót xa về cách đối xử với vị “Đại khai quốc công thần” của Ban tổ
chức lễ tang mà : “Hội nghị đã vui vẽ dặn tôi : Khi đọc Điếu văn nói về những đóng góp
của ông Trần Độ thì đọc to còn về những thiếu sót, khuyết điểm thì đọc nhỏ thôi
. “ Ôi những nhà đạo diễn và nghệ sĩ Vũ Mão thật tài hoa, thật tuyệt
vời ………….
Cũng thông cảm cho nghệ sĩ Vũ
Mão, đã đảm nhận một vai diễn mà mình không thích và quá sức của mình. Hôm nay
đọc được bức thư nầy của ông cũng tốt rồi. Ông đã nói đến cái công bằng của sự
thật, tình nhân ái của con người cơ mà !
Tiếc thay các thiếu sót, các
khuyết điểm của ông Trần Độ vấp phải lại là những điều mà người dân Việt
nam lại thèm thuồng, mơ ước, đến nay
Rồng Rắn một lần nữa sắp qua đi, vẫn những ước muốn ấy vẫn quá xa vời. Những Cù
Huy hà Vũ, Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức, Đổ Thị Minh Hạnh ….vẫn còn vướng
vòng lao lý ……
Tệ nạn tham nhũng, tệ nạn xã
hội phát triển theo cấp số nhân. Nào Tứ
đại ViNa, Buồn lắm ! Thủ tướng ơi ! của Bác Tô Văn Trường ; Mất đất từng ngày
của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ; Láng giềng chúng ta đang xây dựng làng xã,
thành phố rồi của Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Dương Thu Hương ………..
26/11/2013 TRỊNH KIM THUẤN
Bài viết vừa xong, vào Quê
Choa gặp ngay bài Một nỗi lòng, một cảm
thông với ông Vũ Mão của Nguyễn Thanh Hà (cựu phóng viên TTXVN ) với bài thơ
TIỄN ANH VÀ NỖI NIỀM CỦA TÔI của Vũ Mão . Hà Nội, năm 2002. Tran Nhuong.com có
lẽ sẽ có bài thơ rất hay nầy . T.K.T.
Bất cứ đảng nào , quóc gia nào cũng vậy , phải có sự thống nhất về quan điểm mới có sức mạnh , ý kiến cá nhân cũng hay nhưng chỉ hay với riêng ông thôi thì lại hóa dở, con người ta ai cũng muốn hay muốn đẹp muốn là vĩ nhân , nhưng phái nhớ một điều : " ĐÃ NÓI THÌ PHẢI NÓI THẬT , NHƯNG NÓI THẬT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ NÓI HẾT "nói hết là NGU
Trả lờiXóa