30 thg 10, 2014

ỐI TRỜI! BAN NỘI CHÍNH THỪA NHẬN VIỆT NAM CÓ HỐI LỘ TÌNH DỤC của Thế Kha .


 Phó Ban Nội chính Trung ương: 
Có hối lộ tình dục ở Việt Nam

Xem ra họp Quốc hội kỳ nầy có nhiều cái để bàn hơn , quan trọng hơn như : Nên đặt tên con, hối lộ tình dục …. Cái sân bay Long Thành trơ nên chuyện nhỏ rồi . (Gót Phiêu Du)

Báo Người Lao động - Ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, khẳng định chắc chắn có chuyện hối lộ bằng tình dục ở Việt Nam, vì thế nên bổ sung vào Bộ luật hình sự để ngăn chặn, xử lý.

29 thg 10, 2014

BƠI TRONG HỒ RÁC....! của Hạ Đình Nguyên / BVN



Sau mấy ngày họp Quốc hội, trong hội trường mới xây xong hoành tráng - hiện đại, các đại biểu đã phát biểu rất mạnh mẽ, nêu lên những bức xúc, lo lắng, và nhiều câu hỏi đã đặt ra.

Tạm gác qua vấn đề đối ngoại trong quan hệ thì thụp Việt-Trung và nỗi ám ảnh Biển Đông, thì vấn đề nội trị được xem là mối quan tâm làm nóng hội trường, trong đó “tham nhũng” và “kinh tế” vẫn giữ vị trí hàng đầu – như bao lâu nay -  của cái gọi là “phức tạp” và “nghiêm trọng”. Chỉ riêng vấn đề nợ công túi tư, chi thường xuyên, chi đầu tư, chi trả nợ đã thấy “rối loạn tiền đình”, nói chi đến chuyện đánh chuột sợ vỡ bình, mà có khi tự chuột nó làm bình vỡ?

28 thg 10, 2014

Nỗi niềm người kháng chiến cũ của Nguyễn Minh Đào (nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ An Giang)


      
         Niềm vui và nỗi buồn
       
 Tháng 7 năm 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, đất nước vui như ngày hội! Hội nghị Genève về hòa bình Việt Nam được triệu tập, càng làm nức lòng chiến sĩ và đồng bào! Thế nhưng, Hiệp định ký kết chia cắt đất nước hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau! Cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam có quan hệ với kháng chiến niềm vui hòa bình được lập lại chợt đến và tan biến như một giấc mơ, nỗi buồn và sự lo âu trĩu nặng trong lòng trước viễn cảnh phân ly: Kẻ chuẩn bị xuống tàu tập kết ra Bắc chưa biết bao giờ gặp lại người thân, người ở lại miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu với kẻ thù mới, không ai có thể biết trước rồi sẽ ra sao?! Các cơ quan, đơn vị bộ đội được Đảng giáo dục chuẩn bị tư tưởng sẳn sàng chấp nhận mọi quyết định của tổ chức với tinh thần “đi vinh quang, ở lại cũng vinh quang!”.

27 thg 10, 2014

CHUYỆN CÁI BÌNH VÀ RƯỢU của TRỊNH KIM THUẤN .



Bản tin Chào buổi sáng của VTV1, 6 giờ ngày 20/10/2014 trịnh trọng: Hôm nay phiên họp Quốc hội sẽ họp tại toà nhà Quốc hội mới, cử tri cả nước hy vọng các đại biểu quốc hội  đóng`góp nhiều ý kiến lợi ích cho đất nước…

Nhìn cảnh toà nhà quốc hội mới quả là hoành tráng ( gần 6.000 tỷ ). Việc xây cái hội trường này cũng đã lắm chuyện. Trước khi đập cái cũ đi để xây cái mới đã không ít ý kiến can ngăn, đặc biệt là ý kiến của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi sinh thời. Rằng, cái hội trường Ba đình cũ có ý nghĩa lịch sử, hơn nữa nó vẫn sử dụng tốt, không nên phá, nhất là trong lúc đất nước còn nghèo, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, cần chi tiêu tiết kiệm. Khi xây xong rồi, cũng không ít eo xèo, khen, chê. Có người bảo, cũng là “Bình mới, Rượu cũ”, không phải “bình cũ, rượu mới”.

Suy nghĩ về thân phận nhà báo Việt Nam của Lê Phú Khải/ BVN


Ảnh bên:Phóng viên ngồi bệt xuống sàn để tác nghiệp - Ảnh: V. Sự - Tuổi trẻ

Xem hình ảnh phóng viên phải ngồi dưới sàn để tường thuật họp Quốc hội trên tuoitre.vnngày 22/10/2014, là một nhà báo lâu niên, đã cả đời cầm bút “phục vụ” chế độ, tôi thấy ngậm ngùi, đau xót và căm phẫn.

25 thg 10, 2014

Tổng thống Obama ôm y tá Phạm Nina vừa khỏi Ebola . theo HIỆU MINH .


TT Obama ôm thân ái Nina Phạm. Ảnh: EPA
TT Obama ôm thân ái Nina Phạm. Ảnh: EPA
Y tá Mỹ gốc Việt Nina Phạm đã xuất viện sau khi được chữa khỏi virus Ebola và đã gặp gỡ Tổng thống Barack Obama.

Ông Obama trao cho cô một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.

Ukraina: Kính gửi Putin, tôi xin trả lại ông chiếc đồng hồ! . Theo NTD/ Tin Đa Chiều


Nguyễn Quang Lập : Một cậu bé Ukraina rấtđộc đáo. Quá hay!
Mới đây, sau khi Nga triển khai thêm quân đội ở Crimea, một cậu bé 16 tuổi người Ukraina đã gửi trả chiếc đồng hồ đeo tay mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tặng cậu 10 năm về trước.

Trong đoạn video, Andrei Senko nói bằng tiếng Nga rằng cậu không thể đeo chiếc đồng hồ khi sự đe dọa về cuộc chiến giữa Nga và Ukraina đang tiếp diễn.

24 thg 10, 2014

"Bạn" xấc xược của Gs Nguyễn văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan


Mới tuần qua, ngài Bộ trưởng Quốc phòng đề cập đến những đối tác bên Tàu là "bạn". Một cách gọi ngọt ngào. Tôi đang ngạc nhiên, không biết ông Bộ trưởng Quốc phòng Tàu cộng có gọi đối tác của ông bên VN là bạn. Nhưng hôm nay, thấy báo Giáo dục Việt Nam có bài "Báo TQ xuyên tạc: Đoàn Tướng Việt Nam sang TQ để cầu hòa" (1), với giọng văn tức tối và hằn học. 

23 thg 10, 2014

: NGHỊ GẬT của BARON TRỊNH


Nhân đọc bài "Chặn cảnh đại biểu “mượn bài” để đọc trước nghị trường" trên báo điện tử Dân trí, mới thấy luyện khỉ diễn hề cũng không gây cười bằng đám này.
Nhớ lại mấy câu bút tre vè nghị gật biên hồi năm ngoái, đến nay thấy vẫn như mới, nên post lại.

NGHỊ GẬT 

Cũng bầu, cũng bán, cũng hiệp thương 
Sẵn số làm quan, tiến nghị trường 
Chả hiểu mô tê, ngồi ngủ gật 
Ngứa mồm, ấn nút nói lung tung 

Sách đọc đánh vần, đòi sửa luật 
Tâm hèn, thích nói chuyện non sông 
Bão giá, mất mùa, thiên tai tới 
Nỗi khổ của dân, nghị biết không?
BARON TRỊNH .

Tâm hồn cao thượng ! ! ! của TRỊNH KIM THUẤN .


Nhớ về những những bài học vỡ lòng cách nay đã trên 50 năm mà mẹ tôi sau khi đi chợ về, mua cho các con. Ngoài gói xôi, gói bắp hầm, ổ bánh mì làm quà, còn có cả cuốn sách học vần “Vần Con Gà”. Thời ấy, cuốn sách được bán trong các tiệm tạp hoá: muối cục, muối bọt, đinh dây chì, thuốc trị bệnh Đầu thống tán, Ngoại cảm tán… ở các chợ quê làm gì có hiệu sách báo, các tiệm tạp hoá nầy kiêm luôn : các truyện thơ Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công Cúc Hoa… truyện tàu thì có Tam quôc diễn nghĩa, Tây Du ký, Tiết Nhơn Quí chinh đông, Tiết Đinh San chinh tây …..

Tôi còn nhớ trang bìa in hình Con Chó và Con Gà cùng ngồi học và mấy câu: Chó với Gà một nhà thân thiết /Cơn rãnh rang mài miệt  chuyện trò /Rừng nhu bể thánh khôn dò /Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra?

22 thg 10, 2014

ĐẦY TỚ ĐUỔI CHỦ !? * của Nghệ sĩ NGUYỄN THỊ KIM CHI


 Hôm 15-10-2014, anh em chúng tôi gồm có: Bác Nguyễn Khắc Mai, Phan Văn Phong, Mai Xuân Dũng, Nguyễn Bá Dần, Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lịch, Lê Hồng Phong, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền, Vũ Quốc Ngữ, Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê Hùng, Hà Thanh, Nguyễn Thị Kim Chi cùng một số bà con dân oan đến ban Dân nguyện thuộc Thường vụ Quốc hội, số 22 - Hùng Vương, đưa “Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô”.

"Bạn" như thế thì ai cần thêm kẻ thù cũa Gs Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan


Bộ trưởng Phùng Quang Thanh - Ảnh: L.Dũng
NQL: Trăm năm trong cõi người ta/ Bạn của Đại tướng thật là kỳ khôi!

Đọc báo Thanh Niên thấy ông Phùng Quang Thanh dùng chữ "bạn" để đề cập đến cái "nước lạ" đó hơi nhiều. Bài phỏng vấn ngắn (chỉ có 592 chữ) nhưng ông dùng chữ "bạn" đến 4 lần! Đáng ngạc nhiên là vì phóng viên dùng chữ "họ" để đề cập đến Tàu thì ông PQT nhất quyết dùng "bạn" để chỉ cùng đối tượng.

21 thg 10, 2014

Văn mẫu và bác sĩ của Võ Xuân Sơn .


Thêm môn Văn có giúp bác sĩ 'ăn nói lưu loát' (TVN 17-10-14) -- Chỉ nghĩ như thế thì quá tầm thường, thậm chí phản ảnh mội tư duy"thực dụng thô lậu" ("vulgar pragmatism", chữ của THD) .  Văn chương vun bồi tinh thần nhân văn ở con người, đó mới là lý do mọi người phải học văn. (Adam Kirsch cho rằng đọc tiểu thuyết là để làm giàu cuộc đời của chính mình qua sự thông cảm với những cuộc đời khác.  Tôi hoàn toàn đồng ý  TRẦN HỮU DŨNG Viet-Studies.


Ý kiến về việc bổ sung môn Văn vào danh mục thi tuyển đầu vào trường y đang gây xôn xao dư luận. Ý tưởng ban đầu của Bộ Y tế là để cho nhân viên y tế gia tăng khả năng viết lách, lý luận; sau đó, được dư luận chuyển sang thành học văn để nhân văn hơn, để có y đức tốt hơn.

Kiến thức về văn học là rất cần thiết, không riêng gì cho ngành y mà cho tất cả mọi ngành. Khả năng văn học hạn chế làm cho khá nhiều bác sĩ không biết làm sao giải thích ngắn gọn, dễ hiểu cho người bệnh, dẫn đến việc người bệnh không thể hiểu được vấn đề của mình.

20 thg 10, 2014

NHÀ MỚI - NHƯNG QUỐC HỘI CÓ MỚI ĐƯỢC KHÔNG ? của Nguyễn Đức Lam VNN.


Thật thú vị khi tòa nhà Quốc hội nằm trên con đường Độc Lập, cửa chính vào từ đường Độc Lập. Xuất phát từ vị thế đại diện cho lợi ích quốc gia, biểu tượng của chủ quyền nhân dân, không gian nghị trường là nơi rất cần đến tính độc lập trong hoạt động của Quốc hội, ĐBQH.
Tòa nhà quốc hội mới dù có đẹp đến đâu, nhưng người làm việc trong đó mới làm nên cái hồn của nó. Cái hồn của không gian nghị trường.
Trước hết, không gian nghị trường là nơi hội tụ ý chí quốc gia, dân tộc, chủ quyền nhân dân. Tòa nhà thì mới nhưng chủ quyền đó tiếp nối từ bao đời nay, trải hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước còn đọng lại ở đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, trên quảng trường Ba Đình hay trong những tầng gạch rêu phong của Hoàng thành Thăng Long.

18 thg 10, 2014

Học văn để làm chi hè? của Nguyễn Quang Lập/Quê choa


O Kim Tiến xinh đẹp, Bộ trưởng Y tế xinh đẹp của chúng ta nói rằng “Tôi phải nói thật là môn văn rất cần. Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo mà ngữ pháp sai rất nhiều, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không tốt được (...). Môn văn rất cần cho cán bộ ngành y, giúp việc nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp”.

 Từ câu nói của người đẹp Kim Tiến dân tình bàn loạn cả lên. Tui để ý xem có nhà văn nào lên tiếng không. Không. Hoàn toàn không. Bởi vì đó không phải việc của nhà văn. Đó cũng không phải vấn đề mà nhà văn quan tâm. Hi hi... thiệt rứa đó.

17 thg 10, 2014

“Ghế cao” cộng “văn hóa lùn” = ? của XUÂN DƯƠNG .



PNTB: Xin trả lời ngay dấu hỏi ở đầu bài là: Không những đó là những thằng hề (ngoài đời, không phải trên sân khấu), mà còn nguy hại cho nhân dân và đất nước.

(GDVN) - Cổ nhân có câu “ba anh thợ da hợp lại bằng một ông Gia cát”, mới điểm qua sơ sơ đã có hơn ba ông “thợ da đầu tỉnh” vậy thì đất nước sẽ có bao nhiêu “Ra cát”?

Năm 1968, Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia nghèo đói nhất châu Á. sưu tầm .


Bài viết sưu tầm trên facebook. Đọc xong, thấy muốn khóc. Thương mình, thương cả dân tộc mình.


Một bài viết rất hay của Tony buổi sáng, mời các bạn cùng tham khảo và suy ngẫm 
Cô bán hàng mỹ phẩm ở Seoul

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học.

Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội

15 thg 10, 2014

Lại nói về chuột của Trịnh Kim thuấn


 Cũng lạ, con chuột  tuy nhỏ nhất nhưng lại đứng đầu 12 con giáp?. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, ông Đồ Chiểu có đoạn nói về Sư phụ của Lục Vân Tiên khi tiễn đồ đệ xuống núi đi thi, có nhắc đến con chuột:

…Hiềm vì ngựa chạy đường xa,
Thỏ vừa ló bóng, gà đà gáy tan.
Bao giờ cho tới Bắc phang,
Gặp CHUỘT ra đàng, con mới nên danh.

Cũng chả hiểu tại sao Sư phụ lại dặn Lục Vân Tiên như thế?...

 Nước ta 70 - 80% dân sống nghề nông, chuột là nỗi sợ hãi đối với người nông dân vì một sự thất bát mùa màng do chúng phá hại. Cũng vì sợ, và hình như để “nịnh” cho lũ chuột khỏi phá hại, đứng trước thiên tai nầy, người nông dân gọi lũ chuột là “Ông Tý”?. Thời Pháp thuộc, nông dân bắt được chuột đem ra chợ bán được miễn nộp thuế hoa chi. Hằng năm, người ta đều tổ chức thi bắt chuột nhằm tiêu diệt bớt giống gây hại, có thưởng, bằng cách ai nộp nhiều đuôi chuột nhất…

14 thg 10, 2014

Vỡ nợ... chuông sắp gióng, giờ sắp điểm! của Đoàn Nam Sinh./ FB Đoàn Nam Sinh


Chả cần phải là nhà kinh bang tế thế gì thì ai cũng thấy, tiền xuất khẩu không thể bằng chi ra để nhập khẩu. "Tổng số dư ngoại tệ do xuất cảng của VN không đủ để nhập ...thuốc tây". Lời của nhà lãnh đạo ngoại thương đấy.

Thế thì in tiền ra trên cơ sở gì ? Sản xuất, dịch vụ và khai thác tài nguyên. Sản xuất nông nghiệp nhé, có hơn tiền nhập thuốc sâu phân bón nhưng không bù được cho mất mát tài nguyên và tác hại môi trường, kể cả con người.

12 thg 10, 2014

Các loại người trong tác phẩm khuyết danh: ” Văn Tế Thập Loại Giáo Sư” của Nguyễn Trần Sâm/ Blog Lề Trái


Năm 2010, trên hàng chục (có thể hàng trăm) trang mạng xuất hiện tác phẩm khuyết danh Văn Tế Thập Loại Giáo Sư (gọi tắt là Văn Tế). Về hình thức, đây không phải loại văn tế đặc trưng mà là thơ song-thất-lục-bát, bắt chước Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Cụ Tiên Điền.

 Tôi đọc và thực sự kính phục tác giả của nó. Trong vỏn vẹn 392 chữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh hiện thực sinh động về cuộc đua chen mua bằng bán tước, với tài dùng từ ngữ không chê vào đâu được, từng từ được chọn lựa đắt đến mức không thể nào thay thế nổi. Tôi nghĩ tác phẩm này xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa Văn của các thế hệ sau.

Ai giàu sụ do Xuất khẩu gạo? Và ai chết đói ? của NGỌC QUANG .


Đứa bé đói lả và chuyện xuất khẩu... "mồ hôi, nước mắt"


Nước ta xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới cũng có nghĩa là xuất khẩu mồ hôi, nước mắt nhất nhì thế giới, chứ không có nghĩa là dân ta giàu nhất nhì thế giới.
Khắp các diễn đàn internet những ngày này, người ta nói rất nhiều về cái chết thương tâm của bé Phạm Thị Nhung ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Bé Nhung ra đi khi mới 10 tuổi và đang học lớp 3. Đau đớn thay, nguyên nhân của cái chết lại là do bé bị đói lả (bị bệnh tim), ngã xuống mương và bị nước cuốn đi.

8 thg 10, 2014

Học được gì từ Hàn Quốc? của Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc


Mấy ngày qua báo chí Việt Nam đều đề cập đến chuyện Hàn Quốc bắn 21 phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi ông tới Seoul để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài bốn ngày tại đây.

4 thg 10, 2014

ẢNH ẤN TƯỢNG - 13 theo BUIVANBONG BLOG.



Ác, vô cảm, ích kỷ, hoặc chơi ngang phè lập dị 
đều gây ra PHẢN CẢM ! Thời buổi Lãnh đạo suy thoái, tình người suy tâm!
Không thể lấy tấm biển phản cảm của một cá nhân để đánh giá con người ở thành phố hay địa phương nào đó. Thế nhưng, tấm biển “Không biết đường, đừng hỏi!” trên phố Đại Cồ Việt lại khiến nhiều người cảm thấy nóng mắt và đưa ra những lời không hay về Hà Nội.
Tấm biển “Không biết đường, đừng hỏi!” được đặt trước quán nước trên vỉa hè của một người phụ nữ tay cầm điều thuốc lá.
Theo tác giả bức ảnh, quán này nằm ở phố Đại Cồ Việt, Hà Nội.
Có lẽ sợ bị những người dân ngoại tỉnh hay khách du lịch hỏi đường, gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến việc bán nước nên người phụ nữ này đã đặt tấm biển phản cảm như vậy.
Bình luận về ảnh trên, bạn Hoàng viết: “Không còn biết nói gì với hình ảnh này? Hà Nội sao có người ích kỉ, hẹp hòi như vậy?”.
“Ai cũng như bà này thì Hà Nội mất hết nét đẹp văn hóa còn sót lại. Người nước ngoài sẽ nghỉ gì khi đến Thủ đô chơi và thấy biển như vậy”, bạn Long cho biết.
              Thậm chí, một số người còn bực tức đến nỗi đề nghị cơ quan chức năng dẹp luôn quán nước của chủ nhân tấm biển này.
                                                              *       *      *
Cách đây chưa lâu, tấm biển “Vá chữa xe, B_ xăng, Xe ôm, Hỏi gì 10N 2 ph (10 ngàn 2 phút)” ở Hà Nội cũng khiến dân mạng xôn xao:
 
(FromNhân Hoàng/MTG

1 thg 10, 2014

Tản mạn về giá trị một cuốn sách và những chuyện bên lề của Trịnh Kim Thuấn



1 -Giá trị một cuốn sách

Năm 1988, tôi ở công tác ở huyện Chợ Mới – An Giang, thường được cơ quan cử đi công tác Hà Nội. Nghĩ cũng là dịp may trong đời là được ra Bắc. Mỗi lần ra Bắc, tôi rất tự hào, trong lòng lại vang lên câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi.
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Ra Hà Nội, tôi được dịp viếng thăm lăng Bác, Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Hồ Tây… cùng các tỉnh lân cận, do yêu cầu công tác, nghĩa là đi du lịch không phải bỏ tiền túi.

Ngoài thời gian công tác, nằm khách sạn tôi hay xem sách, báo. Năm ấy nghe đâu văn nghệ được “cởi trói”. Báo Văn nghệ có nhiều tác phẩm hay mà trước đó không dám in, như  Cái đêm hôm ấy đêm gì, Người đàn bà quỳ, Tiếng nói của đất, Tướng về hưu… phản ánh một phần mặt trái của xã hội bấy giờ.

Tìm thông tin blog