Công dân mạng tỏ lòng thương
tiếc nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng
Quê Choa tổng hợp
Anh ra đi vào lúc 22g 07
phút tối 22.1.2014 để lại bao tiếc thương cho nhiều người. Từ tối qua đến sáng
nay đã có hàng ngàn status viết về anh trên trang xã hội Facebook và hàng chục
bài viết về anh trên các trang tin khác cả trong và ngoài nước. Xin trích
đăng một số bài viết về anh và một số hình ảnh của anh được đưa lên mạng.
Thụy My: Luật gia Lê
Hiếu Đằng, khuôn mặt đấu tranh cho dân chủ và Biển Đông, đã từ trần
Luật gia Lê Hiếu Đằng, cựu lãnh tụ sinh viên từng bị kết án tử hình thời
Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và là khuôn mặt đấu tranh hàng đầu cho dân chủ và nhân quyền, chống bành
trướng Trung Quốc ở Biển Đông ; vừa qua đời vào khoảng 19 giờ hôm nay
22/01/2014 tại Saigon ở tuổi 70.
Ông Lê Hiếu Đằng quê ở Quảng Nam ,
học trung học ở Đà Nẵng và theo học trường đại học Luật khoa và Văn khoa ở
Saigon, thành viên ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Saigon .
Ông là một trong những khuôn mặt nổi bật trong phong trào đấu tranh đô thị
trước 1975, và từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử.
Là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nguyên là Phó chủ tịch của Ủy ban này tại Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng trong những năm gần đây được xem như ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh đòi dân chủ, đòi các quyền công dân và đặc biệt là trong phong trào biểu tình chống các hành động xâm lược của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Luật gia Lê Hiếu Đằng là một trong những người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 ngày 19/01/2013 của nhóm 72 nhân sĩ trí thức góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, gồm bảy đề nghị cụ thể nhằm phát huy dân chủ và hòa hợp dân tộc.
Ông cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại ViệtNam ,
khi những hành động gây hấn trắng trợn của Trung Quốc tại Biển Đông làm sôi sục
lòng dân. Luật gia thẳng thắn phê phán việc trấn áp những cuộc biểu tình chống
bành trướng Bắc Kinh là vi phạm nhân quyền.
Đặc biệt luật gia Lê Hiếu Đằng đã gây chấn động với bài viết « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đề ngày 12/08/2013. Trong đó ông nhận định « chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết », « đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh ». Luật gia mạnh dạn đề nghị thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân chủ Xã hội tại ViệtNam , «
vì không có một văn bản luật pháp nào cấm đoán điều này ». Ông cho rằng «
một khi xã hội dân sự mạnh lên sẽ kìm hãm được khuynh hướng độc tài của một Nhà
nước toàn trị ».
Cách đây một tháng, vào ngày 04/12/2013 ông Lê Hiếu Đằng một lần nữa lại gây rúng động dư luận khi ra tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản ViệtNam . Người đảng viên 45 tuổi đảng,
từng là giảng viên Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ (1975-1983) nhận định, đảng Cộng
sản « đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn
lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc ».
Luật gia mất đi mang theo những hoài bão chưa thành, một tấm lòng trăn trở vì dân vì nước. Ông luôn đau đáu ngóng về Biển Đông, lãnh thổ cha ông để lại cho con cháu đất Việt đang bị đe dọa từng ngày từng giờ.
Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết một ngày trước khi bệnh trở nặng khiến ông hôn mê hôm 14/12/2013, ông Lê Hiếu Đằng đã cố gắng viết một lá thư dài ba trang gởi cho các bạn thanh niên, sinh viên học sinh. Đây có thể là bản di chúc của ông gởi lại cho các thế hệ đi sau. Ông cũng biết các tin tức về các hoạt động kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa vừa qua.
Các bạn bè thân hữu của ông hầu hết là những khuôn mặt trong phong trào sinh viên trước đây như ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu…đều có mặt tại bệnh viện 115 hôm 14/12, lúc biết tin bệnh tình ông trở nặng, và tất cả đều bị theo dõi chặt chẽ, có lẽ do trùng hợp với dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Saigon. Hôm nay các bằng hữu cũng đang đổ về bệnh viện để bàn bạc hậu sự cho ông.
Theo ước nguyện của người quá cố, ông sẽ được hỏa táng. Linh cữu của luật gia Lê Hiếu Đằng dự kiến được quàn tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Sài Gòn, hoặc tại Dòng Chúa Cứu Thế.
RFI Việt ngữ đã hỏi chuyện nhanh các thân hữu của luật gia Lê Hiếu Đằng đang trên đường đến viếng ông.
Ông Huỳnh Kim Báu (nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh) :
Là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nguyên là Phó chủ tịch của Ủy ban này tại Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng trong những năm gần đây được xem như ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh đòi dân chủ, đòi các quyền công dân và đặc biệt là trong phong trào biểu tình chống các hành động xâm lược của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Luật gia Lê Hiếu Đằng là một trong những người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 ngày 19/01/2013 của nhóm 72 nhân sĩ trí thức góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, gồm bảy đề nghị cụ thể nhằm phát huy dân chủ và hòa hợp dân tộc.
Ông cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt
Đặc biệt luật gia Lê Hiếu Đằng đã gây chấn động với bài viết « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đề ngày 12/08/2013. Trong đó ông nhận định « chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết », « đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh ». Luật gia mạnh dạn đề nghị thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân chủ Xã hội tại Việt
Cách đây một tháng, vào ngày 04/12/2013 ông Lê Hiếu Đằng một lần nữa lại gây rúng động dư luận khi ra tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt
Luật gia mất đi mang theo những hoài bão chưa thành, một tấm lòng trăn trở vì dân vì nước. Ông luôn đau đáu ngóng về Biển Đông, lãnh thổ cha ông để lại cho con cháu đất Việt đang bị đe dọa từng ngày từng giờ.
Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết một ngày trước khi bệnh trở nặng khiến ông hôn mê hôm 14/12/2013, ông Lê Hiếu Đằng đã cố gắng viết một lá thư dài ba trang gởi cho các bạn thanh niên, sinh viên học sinh. Đây có thể là bản di chúc của ông gởi lại cho các thế hệ đi sau. Ông cũng biết các tin tức về các hoạt động kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa vừa qua.
Các bạn bè thân hữu của ông hầu hết là những khuôn mặt trong phong trào sinh viên trước đây như ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu…đều có mặt tại bệnh viện 115 hôm 14/12, lúc biết tin bệnh tình ông trở nặng, và tất cả đều bị theo dõi chặt chẽ, có lẽ do trùng hợp với dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Saigon. Hôm nay các bằng hữu cũng đang đổ về bệnh viện để bàn bạc hậu sự cho ông.
Theo ước nguyện của người quá cố, ông sẽ được hỏa táng. Linh cữu của luật gia Lê Hiếu Đằng dự kiến được quàn tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Sài Gòn, hoặc tại Dòng Chúa Cứu Thế.
RFI Việt ngữ đã hỏi chuyện nhanh các thân hữu của luật gia Lê Hiếu Đằng đang trên đường đến viếng ông.
Ông Huỳnh Kim Báu (nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh) :
Anh Đằng mất chỉ có hai người nuôi bệnh bên cạnh chứ gia đình không có
ai, mà giờ đó bạn bè cũng không còn ở đấy. Nghe nói ảnh mất đâu hồi 7 giờ rưỡi
tới 8 giờ tối. Thật ra cái gì đến sẽ đến, nhưng nghe anh chết tất cả anh em đều
bàng hoàng, và đang trên đường tới bệnh viện. Không ai nghĩ rằng anh Đằng đã
đi. Dù linh tính của đời người đã báo trước sau khi anh viết lá thư gởi cho
tuổi trẻ Việt Nam, sinh viên học sinh, thì đó là lá thư cuối cùng của anh, như
là một di chúc gởi lại cho tuổi trẻ.
Tuy biết rồi nhưng tất cả đều bàng hoàng, rất tiếc là anh không vượt qua được. Thực tế thế hệ bây giờ mà đi ở tuổi 70 thì vẫn còn trẻ. Kỳ hôn mê lần đầu, khi cứu tỉnh lại, anh gặp tôi thì điều đầu tiên là anh giơ tay lên để chứng tỏ là mình còn khỏe và nói : « Anh em đừng có lo, đừng nghĩ rằng tôi chết. Tôi phải sống vì dân này, đất nước này vẫn còn cần đến tôi. Tôi sẽ sống vì tôi chưa thể đi được ». Dịp bốn mươi năm Hoàng Sa anh có nghe và cũng quan tâm. Hôm Hoàng Sa thì anh còn tỉnh.Từ lễ kỷ niệm chúng tôi đã điện thoại báo cho anh biết, anh vui lắm. Anh biết rằng anh em vẫn tiếp tục con đường anh đã đeo đuổi.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viênSaigon )
Rất đau buồn, thương tiếc anh Đằng. Anh đã mất hôm nay, 22/02/2014. Một cái tin như thế rất là đột ngột, bởi vì trước đây anh cũng nhiều lần bệnh nặng rồi hồi sức lại. Nhiều anh em phong trào trong nước và kể cả từ nước ngoài đã đến thăm anh, lúc tình trạng sức khỏe của anh còn tương đối. Đến hôm nay bệnh quá nặng, di căn có lẽ đã lên tới não chăng nên sau đó anh ngất và ra đi.
Tất cả anh em đã có mặt ở đây. Anh em bằng hữu đến thăm rất đông, chuẩn bị quàn ở chùa Xá Lợi, giờ giấc viếng và động quan chưa rõ. Khuya rồi nhưng các anh Lê Công Giàu, Bùi Văn Nam Sơn, Trần Quang Long …khoảng trên hai chục anh em đang ngồi đây Có cả Mặt trận Tổ quốc thành phố, các cấp ủy quận 5 và nhiều đơn vị.
Về phía anh em được thông tin từ nhiều nơi lắm nên biết hết. Những người thân thiết nhất đã có mặt tại đây, có một số vừa nghe tin chưa đến kịp, nhưng rất đông. Tất cả những anh em phong trào, thân quen cũng như những người đã cùng hoạt động chung với anh Đằng trước và sau giải phóng nói chung là rất thương ảnh. Anh là một người rất dũng cảm, không sợ bị bắt, bị giam, mà mạnh dạn đấu tranh cho dân chủ.
Những điều này rõ ràng là khí tiết của anh. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ của một người công dân trước hiện tình đất nước đang có nhiều bất công. Thái độ anh rất rõ ràng dứt khoát : không chấp nhận một tổ chức đảng sa sút về phẩm chất đạo đức, chính trị, do đó anh xin ra khỏi đảng.
Mặt trận dân chủ này quả thật rất khó, không ai tưởng tượng nổi những khó khăn trong hiện tại. Anh đấu tranh rất hợp tình hợp lý, dũng cảm. Là luật gia, anh nói rất chặt chẽ. Anh là người sống thanh đạm, trung thực -quan trọng nhất là thẳng thắn, dám nghĩ dám nói, với tình cảm và tấm lòng yêu nước cao độ. Người khác không dám nói lên tiếng nói trực diện như vậy đâu, nên người ta coi anh là một người "ngoài chiến tuyến", đối xử với anh không được tốt lắm.
Hà Sĩ Phu
Tuy biết rồi nhưng tất cả đều bàng hoàng, rất tiếc là anh không vượt qua được. Thực tế thế hệ bây giờ mà đi ở tuổi 70 thì vẫn còn trẻ. Kỳ hôn mê lần đầu, khi cứu tỉnh lại, anh gặp tôi thì điều đầu tiên là anh giơ tay lên để chứng tỏ là mình còn khỏe và nói : « Anh em đừng có lo, đừng nghĩ rằng tôi chết. Tôi phải sống vì dân này, đất nước này vẫn còn cần đến tôi. Tôi sẽ sống vì tôi chưa thể đi được ». Dịp bốn mươi năm Hoàng Sa anh có nghe và cũng quan tâm. Hôm Hoàng Sa thì anh còn tỉnh.Từ lễ kỷ niệm chúng tôi đã điện thoại báo cho anh biết, anh vui lắm. Anh biết rằng anh em vẫn tiếp tục con đường anh đã đeo đuổi.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên
Rất đau buồn, thương tiếc anh Đằng. Anh đã mất hôm nay, 22/02/2014. Một cái tin như thế rất là đột ngột, bởi vì trước đây anh cũng nhiều lần bệnh nặng rồi hồi sức lại. Nhiều anh em phong trào trong nước và kể cả từ nước ngoài đã đến thăm anh, lúc tình trạng sức khỏe của anh còn tương đối. Đến hôm nay bệnh quá nặng, di căn có lẽ đã lên tới não chăng nên sau đó anh ngất và ra đi.
Tất cả anh em đã có mặt ở đây. Anh em bằng hữu đến thăm rất đông, chuẩn bị quàn ở chùa Xá Lợi, giờ giấc viếng và động quan chưa rõ. Khuya rồi nhưng các anh Lê Công Giàu, Bùi Văn Nam Sơn, Trần Quang Long …khoảng trên hai chục anh em đang ngồi đây Có cả Mặt trận Tổ quốc thành phố, các cấp ủy quận 5 và nhiều đơn vị.
Về phía anh em được thông tin từ nhiều nơi lắm nên biết hết. Những người thân thiết nhất đã có mặt tại đây, có một số vừa nghe tin chưa đến kịp, nhưng rất đông. Tất cả những anh em phong trào, thân quen cũng như những người đã cùng hoạt động chung với anh Đằng trước và sau giải phóng nói chung là rất thương ảnh. Anh là một người rất dũng cảm, không sợ bị bắt, bị giam, mà mạnh dạn đấu tranh cho dân chủ.
Những điều này rõ ràng là khí tiết của anh. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ của một người công dân trước hiện tình đất nước đang có nhiều bất công. Thái độ anh rất rõ ràng dứt khoát : không chấp nhận một tổ chức đảng sa sút về phẩm chất đạo đức, chính trị, do đó anh xin ra khỏi đảng.
Mặt trận dân chủ này quả thật rất khó, không ai tưởng tượng nổi những khó khăn trong hiện tại. Anh đấu tranh rất hợp tình hợp lý, dũng cảm. Là luật gia, anh nói rất chặt chẽ. Anh là người sống thanh đạm, trung thực -quan trọng nhất là thẳng thắn, dám nghĩ dám nói, với tình cảm và tấm lòng yêu nước cao độ. Người khác không dám nói lên tiếng nói trực diện như vậy đâu, nên người ta coi anh là một người "ngoài chiến tuyến", đối xử với anh không được tốt lắm.
Hà Sĩ Phu
Nằm bịnh vẫn suy tư, việc đảng vào ra, thương mẹ Việt
Biểu tình cùng kháng nghị, lòng dân sau trước, ghét quân Đại Hán, oai
hùng cho xứng trận ĐẰNG giang!
Hà Sĩ Phu
cùng các thân hữu Đà Lạt
Đoàn Nhật Hồng – Diệp Đình Huyên – Bùi Minh Quốc
Trần Minh Thảo – Tiêu Dao Bảo Cự – Mai Thái Lĩnh
Huỳnh Nhật Hải – Huỳnh Nhật Tấn – Nguyễn Quang Nhàn …
đồng kính viếng
KTS Võ Thành Lân:
Nhà báo Lê Phú Khải
Bạo bệnh chẳng sờn lòng, ghét cay đắng độc tài, vì trọn HIẾU tự do hướng về dân chủ
Án tử hình không sợ, yêu nồng nàn tổ quốc, nên
đi ĐẰNG nào cũng gặp lại nhân dân.
JB Nguyễn Hữu Vinh
đi ĐẰNG nào cũng gặp lại nhân dân.
JB Nguyễn Hữu Vinh
Lê Hiếu Đằng, một con người đã chiến đấu tỏ rõ khí tiết của mình đến khi chết. Ông đã dành gần trọn đời mình đi với Cộng Sản và khi nhận ra chân tướng nó, ông đã kịp thời gột bỏ như gột sạch những vết nhơtrong cuộc đời trước khi ra đi.
Ông là một tấm gương cao cả về nhân cách và chí khí, một tấm gương cho những kẻ bị ngộ độc thông tin và lừa bịp trên đời.
Xin vĩnh biệt MỘT CON NGƯỜI.
R.I.P
Cat Le Van Trong mọi
chế độ, trong mọi hoàn cảnh, anh luôn là người yêu nước, luôn quan tâm đến vận
mạng và bước đi của tổ quốc, nên anh đã có những sự dấn thân, những quyết định
và hành động như vậy. Cầu chúc anh đã ra đi bình an và thanh thản! Hy vọng và
biết đâu, từ thế giới "bên kia", anh vẫn tiếp tục có những đóng góp
"ngoạn mục" vào thúc đẩy phát triển tất yếu của đất nước!
33 phút trước · Thích
Bagiai Tuxuat
Những năm tháng trai trẻ ông đã sai lầm đi theo 1 chủ nghĩa không tưởng và lừa dối . Ông là một trong các “lãnh tụ” sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn . 45 năm ông đã đi theo cái đảng hại dân bán nước ….nhưng :
Đến cuối cuộc đời ông đã làm được những việc có ý nghĩa khi đã nhận ra chân tướng thực sự của cái đảng mà ông đã tin theo…..
Nghĩa tử là nghĩa tận ! Dù
sao cũng còn 1 chút gì để nhớ ……
Xin thành kính cầu mong ông yên nghĩ bình an trong cõi vĩnh hằng .
Xin thành kính cầu mong ông yên nghĩ bình an trong cõi vĩnh hằng .
R.I.P
Hồ Hải
Tối qua lúc 22h37'10'' một
người bạn thân gọi thông báo với mình, anh Lê Hiếu Đằng đã tạ thế. Vĩnh biệt
anh, một con người lầm đường lạc lối đã bị quỷ lôi đi, nhưng cũng biết nẻo để
quay về dù rất muôn màng. Cầu chúc anh thanh thản ra đi, và đừng ray rứt.
Bang Tran
Vô cùng thương tiếc Ông Lê
Hiếu Đằng, một một người con ưu tú của đất Việt Nam, một người yêu nước Việt
Nam nhiệt thành nhất..., người mà đến ngày tháng cuối đời, giây phút cuối đời
còn lo nền Dân Chủ của Việt Nam, lo cho tương lai dân tộc Việt Nam.
Nhất Nam
với Nguyễn Văn Thạnh và 13 người khác
XIN CÚI ĐẦU VĨNH BIỆT MỘT
NGƯỜI CHIẾN SĨ - MỘT NHÂN CÁCH LỚN ĐỂ TIN CẬY VÀ NGƯỠNG MỘ!
Ông Lê Hiếu Đằng đã từ trần
lúc 22h20 tối 22/01/2014.
Vĩnh biệt Bác Lê Hiếu Đằng -
người đã làm cho bọn bán nước, hại dân phải sợ hãi.
Nguyễn Lân Thắng
Vô cùng thương tiếc bác Lê Hiếu Đằng... bác sẽ mãi nằm trong vòng tay của những người yêu nước, khao khát tự do dân chủ !
Hoàng Nghĩa Thắng
Ông Lê Hiếu Đằng qua đời.
Ông Lê Hiếu Đằng sinh ngày 6
tháng 1 năm 1944,trút hơi thở cuối cùng vào 10g tối ngày 22 tháng 1 năm 2014,
tại bệnh viện 115 (Sài Gòn). Lễ nhập quan sẽ được tiến hành vào lúc 9 giờ sáng
ngày 23 tháng 1 năm 2014 tại Trung tâm Pháp y TP HCM, 336 Trần Phú, quận 5.
Linh cữu được quàn tại chùa Xá Lợi, 89b Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. Lễ di quan
sẽ bắt đầu lúc 6 giờ sáng ngày 25 tháng 1 năm 2014 và sẽ hỏa táng tại Bình Hưng
Hòa. Tro cốt của ông sẽ được gia đình và bằng hữu rải trên sông Sài Gòn.
Xin đốt nén tâm nhang viếng
ông, một người yêu nước, căm ghét mọi bất công, bất kể đó là chế độ nào.
Thacht Trant
Thật buồn khi được tin bác
Lê Hiếu Đằng đã từ giã cuộc đời ra đi vĩnh viễn. Bác như tiếng chuông cảnh tỉnh
ngân vang suốt thời gian qua. Mừng cho bác đã đồng hành cùng dân tộc vào những
năm cuối đời và có những đóng góp cụ thể. Ước mong của bác với đất nước dân tộc
nhất định sẽ được thực hiện. Mong bác yên giấc ngàn thu.
Xin ngả mũ nghiêng mình vĩnh
biệt Bác Lê Hiếu Đằng kĩnh mến !
Hoàng Đại Minh: Bác Lê Hiếu Đằng thực sự là một con người có tâm huyết với dân
tộc, chúng ta kính cẩn nghiêng mình tôn trọng và thương tiếc - Một con người mà
trước khi từ giã cõi đời cũng làm được một việc ý nghĩa cho dân tộc và đất nước
- ấy là thức tỉnh mọi người về sự nguy hại của chế độ Cộng Sản, và mong muốn
cho đất nước Việt Nam có tự do dân chủ.
Bút Thép
Vô cùng thương tiếc bác Lê
Hiếu Đằng. Xin thành kính chia buồn cùng gia quyến của bác. Xin có câu đối tiễn
biệt bác:
Ngót cả cuộc đời theo cộng
sản, không màng danh lợi, ngỡ tìm được đường giải phóng Quê Hương.
Chỉ vài năm sống với lương
tri, chẳng sợ hiểm nguy, lại tìm ra cách thức tỉnh đồng liêu.
Bút Thép Kính Viếng.
6 giờ sáng ngày 23/01/2014.
Nguyễn Quốc Vũ
Lê Hiếu Đằng, nhà đấu
tranh của 2 chế độ, vừa mất chiều nay.
̣Điều an ủi lớn nhất là
ông đã ra đi như một người tự do. Ông tuyên bố ly khai với đảng CS hồi
cuối năm rồi, vứt lại sau lưng 40 tuổi đảng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét