Bấy
lâu xem các bài viết trên mạng, có nhiều người gọi xứ An Nam là Xứ Lừa. Lúc đầu
tôi nghĩ, chắc ở xứ mình người dân vất vả như con lừa, chỉ thích được đặt những
vật nặng trên lưng! Chả thế mà dân ta thường ví những người thích làm những
công việc nặng nhọc với một câu “đúng là giống lừa ưa nặng”…
Nhưng
Lừa ở đây là lừa gạt, lừa đảo, lừa dối, lừa bịp… Nói đến những từ đó, mọi người
đều hiểu được, có lẽ khỏi phải giải thích nhiều, chúng đều giống nhau về bản
chất, tất nhiên chúng có thể được sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau.
Vấn
đề là tại sao có nhiều người lại tự nhận xứ mình là xứ Lừa?
Phải
chăng, hệ thống thông tin báo chí hàng ngày hiện nay đã phản ánh quá nhiều hiện
tượng mà con người lừa nhau, không mấy ngày mà báo chí của nhà nước không có
những tin bài viết về những cú lừa ngoạn mục trong cuộc sống xã hội.
Đa
số là lừa tiền, lừa đất đai, tài sản, lừa tình. Nhưng có một thứ lừa lớn hơn là
lừa về nhận thức, khiến người ta cứ tưởng cái này là tốt, tốt lắm, còn cái kia
là xấu, xấu kinh khủng… Nhưng sau một thời gian, sự thật lại trật khấc ra là
cái mà tưởng tốt thì cũng chẳng tốt đẹp gì, cái tưởng xấu ghê gớm thì thực ra
nó cũng chẳng xấu, thậm chí còn tốt hơn cái mà mình đinh ninh rằng tốt. Khi
biết rõ sự thật, người ta biết mình bị “ăn quả lừa” thì thất vọng, và thường là
quá muộn để có thể làm lại từ đầu.
Tác
giả Từ điển Huy Biên, có câu: “Nếu bạn lừa được một người, bạn là thằng lừa
đảo. Nếu bạn lừa được nhiều người bạn vẫn là thằng lừa đảo. Nhưng bạn lừa được một
tập thể, bạn sẽ là lãnh đạo, và bạn lừa được một đất nước bạn sẽ là lãnh tụ, và
hơn thế nữa bạn lừa được một bộ phận hay cả thế
giới bạn sẽ thành một chủ nghĩa”.
Tôi
tạm nêu lên vài hiện tượng như thế này để thấy, người ta tự nhận “tiếng xấu” về
mình là xứ Lừa cũng không phải không có lý.
Xin
điểm mấy vụ lừa nổi tiếng trong những năm gần đây.
Một
là, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đi tìm mộ, hài cốt liệt sĩ… Cô có khả năng
tiếp xúc với người cõi âm, từng chuyện trò với ông Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) bà Ngọc Hân Công chúa (vợ vua Quang Trung) và cả song thân của Nguyễn
Huệ…. Mọi người đều kinh ngạc, nhất là ông Hồ Quốc Dũng, bí thư, chủ tịch tỉnh
Bình Định. Nhưng ông Vũ Xuân An, con trai
nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương thì lại khẳng định: “Bích Hằng không có khả năng gì, chỉ là lừa
bịp. Cô ta chỉ muốn lợi dụng bố tôi, Bích Hằng chỉ là con số không (0) tròn
trĩnh”, qua việc ông Trần Phương nhờ Phan Thị Bích Hằng tìm giúp mộ em gái là
liệt sĩ Vũ Thị Kính.
Tiếp
theo là “Cậu Thủy” lừa Ngân hàng chánh sách xã hội trong việc tìm mộ và hài cốt
liệt sĩ, khiến một thời nổi sóng trên báo chí. Cú lừa nầy là lừa tiền, nghe nói
khoảng gần chục tỷ đồng.
Một
số cô gái ở nông thôn ra thành phố tìm việc làm, gặp mấy gã xe ôm lừa, bảo có
nơi làm tốt lương cao… thế rồi bị đưa vào các điểm massage, karaoke ôm, bia ôm…
bị lấy hết giấy tờ tùy thân, nhốt… sau thời gian, người nhà đem tiền đến chuộc.
Nhiều trường hợp bị bán sang Trung Quốc, Campuchia…
Ở
nhiều nơi tổ chức chơi hụi, nhiều người mất tiền do vỡ hụi, mất sạch cơ ngơi,
trắng tay!...
Rồi
có mấy anh Tây đen, khoe có nhiều tiền, làm quen các bà lớn tuổi, nhiều tiền…
sau đó lừa được tiền, lừa được cả tình.
Nhiều
lắm, nếu kể, ngàn lẻ một đêm cũng không thể hết.
Ở một góc khác, các cơ quan, tổ chức kinh tế nhà nước, những người
trong cơ quan công quyền cũng lừa dân và lừa nhau ngoạn mục.
Những
cú lừa hàng ngàn hàng vạn người tham gia vào các công ty đa cấp, khiến xảy ra
hàng loạt bi kịch, khóc dở mếu dở đối với những người nhẹ dạ, cả tin. Hồi đầu
năm nay, báo chí rầm rộ đưa tin về những cú lừa của các công ty đa cấp. Ví dụ “Chỉ sau hơn 1 năm
hoạt động, Công ty Liên kết Việt đã lừa đảo hơn 45.000 người với số tiền trên
1.900 tỷ đồng” (Vietnam net). Hoặc “Trái
tim VN: Giải thể trung tâm của ông Trần Đức Trung”, có đoạn viết: “Chủ tịch Hiệp hội
doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nghề nông thôn Việt Nam vừa ra quyết định đóng
cửa Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới của ông Trần
Đức Trung và bà Lê Hằng”. (Tuổi trẻ)
Điều đáng nói là trong các vụ lừa trên đều
có mặt nhiều quan chức cấp TW, tướng, tá…. đã từng đến “vui vẻ” với lãnh đạo
công ty.
Gần đây nhất, chấn động nhất là vụ Công
Ty Formosa xã chất độc ra biển 4 tỉnh miền Trung, gây nên đại thảm họa về môi
trường, đẩy cuộc sống của 10 triệu dân vào cảnh khốn khó. Không nói Công ty Formosa , mà nói về Chánh quyền Hà Tĩnh rước
thằng Formosa
về. Sau sự cố, Bộ Tài Môi đã họp báo, đưa ra thông tin nhiều lãnh đạo ở 4 tỉnh
và các Bộ xuống tắm biển, ăn cá biển… chứng tỏ biển sạch, cá không bị nhiễm độc,
“bà con cứ ăn, không sao cả” !. Đến nay người dân nghe nhiều thông tin mới
biết, lúc ấy cũng đã bị một cú lừa!
Mới nhất, Formosa chôn hàng ngàn tấn chất
thải tràn lan trên đất liền mà các quan chức Hà Tĩnh vẫn chối quanh, chối quẩn.
Phiên họp QH đang họp có 494 đại biểu
dự, ai cũng nói, cũng bàn chuyện Formosa, nhưng chỉ duy nhất có 1 người đánh
bài lờ, đó là Võ Kim Cự, người “có công lớn nhất” trong việc rước Formosa vào
Hà Tĩnh, gây thảm họa cho đất nước.
Vụ Ông Trịnh Xuân Thanh, chân tay của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
bây giờ mới vỡ lở, khiến người dân thấy bị lừa một cú cũng không kém phần ngoạn
mục, vì đã bầu ông ta làm đại biểu Quốc hộ khóa XIV, bầu xong, Hội đồng bầu cử
Trung ương xóa tên ngay. Hiện nay sau khi có sự “bật đèn xanh” của Tổng Bí thư,
báo chí đang tiếp tục khui ra nhiều điều đáng giật mình. Cũng may là nhờ cái ô
tô biển đen đổi ra xanh làm “ngòi pháo”, nên nhiều vấn đề đang được “nổ”, trong
đó có vụ làm thất thoát gần 3300 tỷ đồng.
Có thể nói hậu quả của những cú lừa của
những người có chức, có quyền, có sự tác
động đến nền kinh tế đất nước, đã góp phần đem lại quả nợ công khổng lồ, khiến
gần trăm triệu dân Việt từ nam, từ nam phụ lão ấu phải gánh trên vai mỗi người
khoảng 30 triệu đồng.
Không biết bao giờ đất nước mơi ngóc đầu
lên được bởi hậu quả của những cú lừa ?
23/7/2016 TRỊNH
KIM THUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét