CHUYỆN : NGƯỜI – CHÓ
và CHÓ – NGƯỜI .
Thời vua Tự Đức có việc nầy :
Tục truyền rằng vào thời vua Tự
Đức, một hôm có hai vị quan trong triều đình cãi lộn nhau. Mới đầu còn đấu khẩu
lời qua tiếng lại, (thường được gọi là đánh võ miệng) rồi sau chuyển qua giai
đoạn "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" tức là đánh đá nhau. Sự việc đến
tai nhà vua, vua cho triệu cả đôi bên vào để hỏi duyên cớ. Cả hai vị "tai
to mặt lớn" đều đổ lỗi lẫn cho nhau và tâu rằng lúc ẩu đả có mặt một nhân
chứng, đó là Cao Bá Quát. Vua liền đòi ông này vào khai làm chứng. Cao Bá Quát
làm sớ tâu trình sự việc như sau để vua có thêm tài liệu... xử kiện:
"Bất tri lý hà ?
Lưỡng tương đấu khẩu.
Bỉ viết cẩu,
Thử diệc viết cẩu.
Bỉ thử giai cẩu,
Dĩ tương đấu ẩu.
Nguy tai nguy tai,
Thần cụ thần tẩu."
Lưỡng tương đấu khẩu.
Bỉ viết cẩu,
Thử diệc viết cẩu.
Bỉ thử giai cẩu,
Dĩ tương đấu ẩu.
Nguy tai nguy tai,
Thần cụ thần tẩu."
Nếu toà án có một thông dịch viên thời bản phúc trình trên được dịch là:
"Chẳng biết lý sao?
Hai bên cãi nhau.
Bên này bảo chó,
Bên kia cũng chó.
Hai bên đều chó,
Rồi họ đánh nhau.
Nguy thay, nguy thay,
Thần sợ, thần chạy."
Hai bên cãi nhau.
Bên này bảo chó,
Bên kia cũng chó.
Hai bên đều chó,
Rồi họ đánh nhau.
Nguy thay, nguy thay,
Thần sợ, thần chạy."
Tờ sớ tâu của cái ông "nhân chứng" Cao Bá Quát này chẳng biết đúng sai ra sao nhưng đã khiến cho mọi người nghe được lấy làm hả hê, vui sướng trong bụng khi thấy có người đã thừa cơ để công khai "mắng xéo" mấy lão tham quan ô lại là "chó" ngay ở trước mặt nhà vua mà không sợ bị quở phạt vì cái tội "khi quân", thất lễ. Cái ông nhân chứng này thật quả là khéo léo nhưng đã... tỏ ý coi thường chó rồi.
Trước đây có nhà thơ Nguyễn Vĩ làm bài thơ : Gởi Trương Tửu có đoạn :
Thời thế bây giờ vẫn thấy khó,
Nhà văn An nam khổ như chó!
Mỗi lần cầm bút viết văn chương,
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương,
Nghe nói sau đấy, trong một tiệc rượu, nhà thơ Tản Đà trách tại sao đem nhà văn An Nam ví như thế ? Nguyễn Vỹ trả lời : Con chó nó không trách tôi thì thôi, tại sao anh lại trách ! Tản Đà ngẫm nghĩ …..
Mới nhất, chuyện nầy tương đối dậy sóng
là ông Như Phong :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét